Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024

Ai trong chúng ta có lẽ cũng đã từng trải qua cái cảnh một ngày đẹp trời bấm nút nguồn chiếc PC quen thuộc, bỗng kinh hoàng phát hiện ra rằng vì một lý do nào đó mà nó mãi chẳng chịu khởi động vào hệ điều hành. Tuy nhiên giờ đã khác xưa, bạn có thể bình tĩnh vì mình sẽ giúp bạn xác định lỗi của máy và cách xử lý những sự cố thường gặp.

Sơ đồ các bước tìm và xử lý lỗi phần cứng của máy:

Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024

Một số lưu ý

Về việc xác định lỗi

  • Hướng dẫn này chỉ áp dụng với các main đời mới báo lỗi bằng đèn, main đời cũ báo lỗi bằng tiếng beep không dùng được (để xác định lỗi).
  • Luôn đảm bảo là bạn đã cắm điện đầy đủ cho máy
  • Các bộ nguồn thường có một công tắc ON/OFF, hãy đảm bảo nó đang ở ON trước khi tiến hành các bước khác.
  • Vị trí cụm đèn LED Debug và đèn báo mã Debug khác nhau đối với mỗi dòng main
  • 4 loại linh kiện được báo lỗi là CPU, RAM, VGA và BOOT (tức ổ cứng và các thiết bị ngoại vi)

Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024

  • Đèn Debug sáng lên lúc khởi động là bình thường, sẽ tắt khi vào được hệ điều hành
  • Nếu không vào được hệ điều hành, đèn nào sáng tức là linh kiện đó có vấn đề.
  • Ở các dòng bo cao cấp thì bạn có thể xác định chính xác vấn đề của máy bằng Error Code. Bạn có thể tham khảo bảng Code của ASUS (GIGABYTE và MSI vẫn dùng được) tại http://www.asusqcodes.com
  • Một số Code thường gặp: A0 (All OK, hệ thống bình thường), 00 (lỗi liên quan đến CPU), A2 (IDE Detect, lỗi không tìm được ổ chứa hệ điều hành), B2 (Legacy Option ROM Initialization, kích hoạt ROM Legacy) 55 (Memory is not install, lỗi không nhận RAM), 40 (System is waking up from the S4 sleep state, lỗi chế độ Fast Start của Windows), 76 (PCH DXE Initialization, lỗi liên quan đến thiết bị USB gắn ngoài), 99 (Super IO Initialization, lỗi liên quan đến bo mạch và BIOS).

Về việc xử lý lỗi

ASUS Q Codes | Códigos ASUS | एसस क्यू संहिताओं | AsusのQコード | Asus Q-Codes | LCD Motherboard | www.asusqcodes.com

Một số bo mạch chủ được trang bị các đèn LED chuyên dụng để báo lỗi phần cứng khi bạn khởi động PC của bạn.

Đèn LED đỏ trên bo mạch chủ của bạn có ý nghĩ gì?

Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024

Các đèn LED màu đỏ (hoặc màu cam) trên bo mạch chủ của bạn, có nhiệm vụ báo những phần cứng nào trong PC bị lỗi. Thông thường các đèn LED này xuất hiện trong quá trình khởi động PC của bạn, quá trình được gọi là POST (tự kiểm tra khi bật nguồn).

Trong quá trình khởi động, chỉ cần một trong số đèn LED đó sáng, bạn sẽ hiểu rằng PC đang bị trục trặc gì rồi.

Điều đó chỉ có thể do một số vấn đề từ kết nối lỏng lẻo hoặc các phần cứng không tương thích với nhau dẫn đến PC không thể khởi động.

Vậy để đối phó vấn đề này, qua bài biết này bạn sẽ biết được những dấu hiệu lỗi và cách khắc phục khi những đèn LED sáng lên.

Trước khi bắt đầu kiểm tra khắc phục lỗi

Đầu tiên, bạn nên chạy thử một số bài test sơ bộ nguyên hệ thống PC của bạn để giúp cho quá trình sửa lỗi dễ dàng hơn nhiều.

LED báo hiệu và ý nghĩ của chúng

Hầu hết các bo mạch chủ ngày này đều được trang bị 4 đèn LED báo hiệu, mỗi đèn LED đều có chức năng riêng. 4 đèn LED sẽ có 4 báo hiệu sau đây: BOOT, CPU, VGA và DRAM.

Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024

BOOT

Khi đèn LED BOOT sáng lên có nghĩ báo hiệu về vấn đề thiết bị lưu trữ. Liên quan đến ổ lưu trữ phần mềm khởi động PC của bạn. Nên khi đèn LED này bắt đầu nhấp nháy, bạn phải liền kiểm tra ổ cứng HDD hoặc SSD của bạn liền.

CPU

Đèn LED cpu thường sẽ báo hiệu những vấn đề liên quan đến CPU, bao gồm cả vấn đề tương thích, chương trình Bios quá cũ vân vân.

  1. Kiểm tra QVL (Danh sách điều kiện của nhà sản xuất) trên bo mạch chủ của bạn để xem CPU của bạn có tương thích với bo mạch chủ của bạn không?
  2. Bạn có thể cập nhật BIOS nếu CPU của bạn có phiên bản trễ hơn bo mạch chủ của bạn.
  3. Nếu bạn lắp CPU không đúng cách thì đèn LED báo hiệu sẽ nhấp nháy. Phải đảm bảo CPU của bạn và tất cả các dây nguồn CPU (dây cáp 4 pin và 8 pin) cắm đúng cách
  4. Nếu vẫn không được, bạn phải tháo CPU ra để kiểm tra qua xem có bất kì chân pin nào bị cong hoặc keo tản nhiệt chảy xuống chân socket.

VGA

Đèn LED VGA sẽ báo hiệu những vấn đề về GPU của bạn. Điều này có thể cho bạn biết GPU của bạn có lẽ đang gắn không đúng cách, lỏng dây nguồn hoặc tệ nhất đó là GPU của bạn đã bị chết.

  1. Đầu tiền, bạn phải đảm bảo tất cả các dây nguồn đã được cắm đúng
  2. Đảm bảo GPU của bạn cắm khít vào khe PCIe x16. Ngoài ra, bạn có thể thử cắm GPU của mình vào bo mạch chủ khác để xem GPU có đang hoạt động không. Nếu có, điều đó có nghĩ khe PCIe x16 trên chiếc bo mạch chủ bạn đang dùng đã bị hỏng và ngược lại.
  3. Nếu vẫn không hoạt động, bạn có thể sử dụng iGPU của GPU (nếu iGPU đi kèm với CPU có đồ họa tích hợp). Nếu không, bạn phải thay GPU mới
  4. Đảm bảo màn hình của bạn cắm vào GPU của bạn.

DRAM

Đèn DRAM sẽ báo hiệu những vấn đề liên quan đến bộ nhớ trong của bạn (RAM)

  1. Trong trường hợp PC của bạn có có từ 2 thanh RAM trở lên, bạn phải kiểm tra kỹ chúng có cùng hãng và tốc độ không?
  2. Tiếp theo là đảm bảo thanh RAM của bạn được cắm vào kỹ
  3. Nếu PC của bạn vẫn không lên, bạn có thể thử chạy lại máy với chỉ 1 thanh RAM. Thử từng thanh RAM để kiểm tra xem thanh RAM nào đang bị lỗi. Nhưng phải lưu ý cắm đúng khe RAM.
  4. Có điều thú vị là chân CPU bị cong có thể dẫn đến đèn LED DRAM nhấp nháy, cho nên bạn cũng nên kiểm tra cả CPU và bo mạch chủ của bạn liệu nó có bị hư không?
  5. Cuối cùng, bạn phải đảm bảo cái mô đun RAM bạn đang sử dụng tương thích với bo mạch chủ của bạn.

Các lỗi phần cứng khác

Hết pin CMOS

Phần cứng gửi tín hiệu thông báo lỗi năm 2024
Thường thì trường hợp này hiếm khi xảy trừ khi nó bị tác động vật lý hoặc bị lỗi đột ngột. Nếu trường hợp này có xảy thì bạn chỉ cần đơn giản thay pin CMOS mới thôi.

Lỗi PSU

Lỗi nguồn điện thường là nguyên nhân chính dẫn đến PC của bạn không khởi động được. Bạn có thể kiểm tra bộ nguồn bằng cách kết nối nó cho một bộ máy khác để xem nó còn hoạt động không. Thay các dây nguồn để kiểm tra kỹ dây nào không hoạt động