Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Vấn đề về làm thủ tục giấy tờ, ký kết hợp đồng, đóng dấu văn bản chính sách... được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để không mắc phải sai lầm, phiền toái về sau, chúng ta cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản trước khi thực hiện. Khacdau24.com sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào để đóng dấu giáp lai theo đúng quy định của pháp luật.

1. Quy định về đóng dấu

Theo Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định:

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

- Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

2. Quy định về đóng dấu giáp lai

Việc đóng dấu giáp lại được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV thì có quy định:

- Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.

- Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Hợp động sau khi đóng dấu giáp lai

Có trường hợp doanh nghiệp và khách hàng đã ký kết hợp đồng và có đóng dấu giáp lai xong, nhưng khi kiểm tra lại thì mới phát hiện ra là trang cuối của hợp đồng bị sai nội dung. Sau đó, doanh nghiệp đã thay thế trang cuối bằng tờ giấy khác có đầy đủ chữ ký lại và cho đóng dấu giáp lai mới trên bộ hợp đồng. Lúc này hợp đồng có 2 con dấu giáp lai (1 con mới đóng đầy đủ, 01 con bị thiếu trang cuối do thay). Trong trường hợp này thì hợp đồng có hợp pháp lý hay không?

Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Các trang khi ráp lại phải hợp với con dấu

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản. Việc đóng dấu giáp lai phải được thực hiện riêng theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp.

Như vậy, trong trường hợp trên một bộ hợp đồng có hai dấu giáp lai, một dấu giáp lai toàn bộ hợp đồng, một dấu giáp lai thiếu trang cuối cùng thì vẫn phù hợp theo quy định của pháp luật bởi khi ráp các trang lại thì dấp giáp lai khớp với con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính chân thực, khách quan của trang cuối cùng khi có phát hiện ra sai sót và có chỉnh sửa lại để tránh trường hợp làm thay đổi nội dung và giả mạo văn bản.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp được quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục khi đóng dấu giáp lai ký kết hợp đồng. Nếu quý khách có thắc mắc cần được tư vấn và giải quyết, hay có nhu cầu làm con dấu, khắc dấu công ty, cá nhân thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0903667436 để được hỗ trợ miễn phí.

Đóng dấu giáp lai bên trái hay bên phải? Đóng dấu giáp lai là thủ tục pháp lý đảm bảo tính xác thực của văn bản, ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu dẫn đến sự sai lệch, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu xảy ra tranh chấp. Vì vậy, khi đóng dấu giáp lai, người đóng dấu phải đặc biệt lưu ý các quy định về tính pháp lý của dấu giáp lai.

Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Đóng dấu giáp lai bên trái hay bên phải

1. Khi nào cần đóng dấu giáp lai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49, Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng từ hai trang trở lên thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự, văn bản công chứng có từ 2 trang trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ của văn bản.

Mặt khác, theo Khoản 3, Điều 20, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, khi đóng dấu giáp lai cần đảm bảo ký và ghi rõ họ tên, có dấu hợp lệ của cơ quan tổ chức thực hiện công chứng và ghi vào sổ chứng thực.

Bản sao có từ 02 trang trở lên ghi lời chứng vào trang cuối và bắt buộc có đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được công chứng từ bản chính, văn bản hoặc nhiều bản sao được công chứng từ bản chính, văn bản trong cùng một thời điểm sẽ được ghi một số chứng thực.

2. Đóng dấu giáp lai bên trái hay bên phải

Căn cứ theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 33, Nghị định 30/2020:

“đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.”

Như vậy, dấu giáp lai phải được đóng theo quy định sau:

  • Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, đóng trùm lên một phần của tờ giấy.
  • Mỗi dấu chỉ được đóng lên tối đa 05 tờ văn bản.
  • Dấu giáp lai phải được đóng rõ ràng, ngay ngắn và thuận chiều, dấu đúng mực màu đỏ theo quy định.

Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản.

3. Một số quy định về đóng dấu giáp lai trên văn bản

Dấu giáp lai là loại dấu được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản hành chính, hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ tính pháp lý của đóng dấu giáp lai.

3.1 Bên nào đóng dấu giáp lai trên văn bản?

Khi thực hiện giao kết hợp đồng, thông thường các doanh nghiệp sẽ đóng dấu giáp lai trên hợp đồng. Tuy nhiên, không có quy định bắt buộc về việc phải đóng dấu giáp lai trên những văn bản này.

Hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa các bên, chữ ký và đóng dấu ở phần cuối cùng trong hợp đồng. Trong đó, giá trị pháp lý của văn bản khẳng định bởi con dấu đóng ở ⅓ chữ ký bên trái của người có thẩm quyền ký kết trên hợp đồng.

Nghĩa là việc đóng dấu giáp lai chỉ nhằm mục đích đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung văn bản để tránh việc sửa chữa, thay đổi nội dung văn bản.

Như vậy, trên hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, các bên đều có quyền đóng dấu giáp lai. Một trong số các bên hoặc tất cả các bên đều có thể đóng dấu giáp lai mà không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng.

Chữ giáp lai hồ sơ viết như thế nào năm 2024

Lưu ý khi đóng dấu giáp lai trên hợp đồng.

3.2 Đóng dấu giáp lai trên ảnh

Dấu giáp lai trên các văn bản có 2 tờ trở lên được áp dụng phổ biến, vậy dấu giáp lai trên ảnh thì đóng như thế nào?

Việc đóng dấu giáp lai trên ảnh được áp dụng tương tự như với đóng dấu giáp lai trên văn bản vì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc đóng dấu giáp lai trên ảnh, cụ thể như sau:

  • Dấu giáp lai sẽ được đóng vào mép bên phải, phía dưới của ảnh.
  • Dấu giáp lai phải được đóng rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định của pháp luật.

3.3 Ai có thẩm quyền quản lý dấu?

Căn cứ theo Điều 32, Nghị định 30/2020/NĐ-CP về vấn đề quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật thì người đứng đầu cơ quan sẽ giao con dấu cho bộ phận Văn thư quản lý, sử dụng theo quy định. Từ đó, Văn thư cơ quan sẽ có trách nhiệm:

  • Bảo quản và sử dụng con dấu.
  • Chỉ giao con dấu của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cho người khác khi được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản. Việc bàn giao con dấu phải được lập biên bản.
  • Phải trực tiếp đóng dấu và ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
  • Chỉ thực hiện đóng dấu và ký số của tổ chức, cơ quan vào văn bản khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản cho cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.

Như vậy, việc đóng dấu giáp lai trên các văn bản tùy thuộc vào tính chất của văn bản, tài liệu, giấy tờ,... áp dụng với văn bản từ 2 trang trở lên đối với văn bản in một mặt và ba trang đối với văn bản in hai mặt.

Đóng dấu giáp lai nhằm mục đích đảm bảo tính chân thực của nội dung từng trang trên văn bản, tránh việc thay đổi các nội dung trong tài liệu được trình hoặc được nộp trong quá trình giao kết hợp đồng, văn bản, hồ sơ cho các cơ quan chức năng. Việc đóng dấu giáp lai đảm bảo sự khách quan cho tài liệu, tránh việc thay thế hoặc cố tình làm sai lệch nội dung đã giao kết trước đó.