Uống nước hay bị nghẹn là bệnh gì năm 2024

Khi gặp tình trạng khó nuốt và vướng trong họng kéo dài hơn 2 tuần, đừng xem nhẹ, hãy cẩn thận với nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Lạm dụng thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

Theo các nghiên cứu dịch tễ học, thói quen ăn uống không khoa học là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ ung thư. Người uống rượu bia có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 2-4 lần người bình thường. Nếu mắc cùng lúc 3 thói quen xấu là: hút thuốc, uống rượu và ăn trầu cau thì nguy cơ mắc ung thư cao gấp 200 lần so với người bình thường. Ngoài ra, những người thường xuyên ăn thực phẩm muối xổi có chứa nitrosamine, cũng như những người vệ sinh răng miệng kém, có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Uống nước hay bị nghẹn là bệnh gì năm 2024

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thức ăn và đồ uống trên 65 độ C có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và làm tổn thương bộ phận này. Do đó, việc ăn thức ăn có nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, có nguy cơ trở thành ung thư.

Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư thực quản, từng bị ung thư miệng, ung thư hầu họng, ung thư vòm họng và các bệnh ung thư vùng đầu cổ khác cũng dễ bị ung thư thực quản.

1/3 số bệnh nhân ung thư hầu họng sẽ bị ung thư thực quản. Những người thiếu enzyme acetaldehyde dehydrogenase (ALDH2), có tác dụng chuyển hóa rượu, có nguy cơ phát triển ung thư thực quản tăng gấp 50 lần.

Khi xuất hiện triệu chứng thường đã ở giai đoạn muộn

Theo các chuyên gia, do thực quản có tính đàn hồi nên rất khó phát hiện ra khối u khi chúng xuất hiện ở giai đoạn đầu. Khi bệnh nhân có biểu hiện khó nuốt, vướng trong họng thường xuyên, ho, nóng rát ngực, thậm chí ho ra máu, khó thở, tức ngực thì rất có thể ung thư đã đến giai đoạn cuối.

Theo lý giải, thực quản dài khoảng 20 đến 25cm, một khi tế bào ung thư phát triển trên màng nhầy thì sẽ không có cảm giác đau, hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi khối u lớn dần và chiếm không gian dần dần sẽ dẫn đến tình trạng khó nuốt. Lúc đầu khó nuốt cơm, rồi đến các loại sợi mỳ cuối cùng là húp nước canh cũng bị nghẹn. Tiếp theo các triệu chứng ho, giảm cân. Khi các triệu chứng rõ ràng, hầu hết bệnh nhân đã ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư thực quản.

Điều trị ung thư thực quản

Nhìn chung, ngoài ung thư thực quản giai đoạn đầu có thể điều trị tại chỗ thì hầu hết bệnh nhân được khuyến cáo xạ trị và hóa trị, để giảm kích thước khối u rồi cắt bỏ để có tỷ lệ sống cao hơn. Khi ung thư thực quản ở giai đoạn nặng, phần lớn thực quản phải được cắt bỏ qua phẫu thuật nội soi lồng ngực, sau đó là tái tạo lại dạ dày hoặc ruột, kết hợp với hóa trị và xạ trị.

Uống nước hay bị nghẹn là bệnh gì năm 2024

Ung thư thực quản tiên lượng thường kém, đặc biệt đối với ung thư thực quản giai đoạn muộn, do hệ thống bạch huyết gần thực quản rất nhiều. Do đó ung thư thực quản dễ di căn vào mô bạch huyết hoặc các mô xung quanh ở giai đoạn tương đối sớm. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư thực quản giai đoạn 3 chỉ còn 20%, giai đoạn 4 chỉ còn dưới 10%.

Tuy nhiên, dù là hóa trị, xạ trị hay điều trị ngoại khoa, do thực quản tiếp giáp với tim, phổi và các cơ quan quan trọng khác nên rất dễ gây rối loạn dinh dưỡng do không thể ăn uống bình thường, hoặc bị sặc do chèn ép khí quản gây ra tình trạng viêm phổi hoặc thậm chí gây chảy máu ồ ạt.

* Em năm nay 29 tuổi, 1 tuần nay em khi nuốt nước bọt thì em có cảm giác vướng vướng, nghèn nghẹn như bị mắc viên thuốc hay vật gì đó, nhưng khi ăn cơm thì lại không bị. Hơn nữa còn cảm thấy tức, thắt ngực rất khó chịu giống như mình nằm ngửa, bị ai đó ngồi lên ngực, thở khó và mệt. Vậy em mắc bệnh gì ạ? Cần phải đi khám chuyên khoa gì ạ?

(Lê Thị Trúc, ngụ H.Long Thành)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn!

Nuốt là một hoạt động tự nhiên của các cơ vùng họng thực quản để đẩy thước ăn hoặc chất lỏng đi vào dạ dày. Nuốt vướng là cảm giác tồn tại một cục hoặc một vật gì đó mắc trong cổ họng, không đau và ít ảnh hưởng ăn uống.

Thường đây là một triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý vùng hầu họng và tiêu hóa. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể chia thành 2 nhóm. Nguyên nhân hầu họng như: viêm họng, viêm amidan, chảy dịch mũi sau do viêm xoang, dị vật vùng hầu họng… Nguyên nhân thực quản: rối loạn vận động cơ thực quản phần trên, trào ngược dạ dày thực quản.

Barett thực quản, viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan, chít hẹp thực quản do các nguyên nhân cơ học. Ngoài ra khó nuốt còn xuất hiện khi lo lắng căng thẳng hoặc các khối u chèn ép từ bên ngoài.

Nuốt vường thường không đau nhưng nếu xảy ra trong thời gian dài không thuyên giảm hoặc kèm các triệu chứng báo động khác thì nên tới gặp bác sĩ ngay đó là:

- Nuốt vướng càng ngày càng trầm trọng.

- Bị đau khi nuốt, không thể nuốt được.

- Khàn tiếng, ho khan, buồn nôn.

- Ợ chua, thức ăn hay axit dạ dày trào ngược thực quản.

- Nuốt vướng kèm sụt cân

- Sờ thấy hoặc nghi ngờ có khối vùng cổ, hoặc phì đại tuyến giáp.

Tình trạng của bạn kéo dài khoảng 1 tuần, cảm giác nuốt vướng nghẹn, khi nuốt cảm thấy như ai đè nén tức ngực, khó thở và mệt là những dấu hiệu báo động bạn nên tới gặp bác sĩ sớm. Khi đó để chẩn đoán, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm hoặc thăm khám như:

- Đánh giá, kiểm tra tâm lý để loại trừ các nguyên nhân do stress kéo dài.

- Thăm khám tai - mũi - họng để phát hiện các dấu hiệu bất thường như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang.

Tại sao hay bị nghẹn khi ăn?

Nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản. Do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt.

Tại sao uống nước lại mắc nghẹn?

Nguyên nhân gây ra nhóm nuốt nghẹn này có thể là co thắt tâm vị (cơ vòng thực quản dưới không dãn ra khi nuốt), co thắt thực quản lan tỏa, thực quản bị chít hẹp do có khối u hoặc mô sẹo, dị vật như thức ăn hay răng giả, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, xơ cứng bì…

Tại sao người cao tuổi khi ăn thường hay bị nghẹn?

Ở người cao tuổi sự phối hợp các chức năng ở họng khi nuốt hay bị mất sự điều hành nhịp nhàng, khiến cho thức ăn dễ rơi vào khí quản, từ đó nạn nhân thường ho sặc sụa và nghẹt thở. Mặt khác, phản xạ nuốt của cơ vòng đầu thực quản ở người cao tuổi rất chậm, thậm chí còn hiện tượng 'trơ lỳ”.

Làm thế nào để hết bị nghẹn ở cổ?

Để giảm triệu chứng vướng cổ họng, khó nuốt, bạn nên: Ngậm chanh đào mật ong; ngậm tỏi tươi trong khoảng 5 - 10 phút rồi nhai nuốt từ từ; uống nước ấm để làm dịu cổ họng; uống trà ấm vào mỗi buổi sáng để làm sạch cổ họng và giúp bạn thêm tỉnh táo; súc miệng bằng nước muối để làm sạch và sát khuẩn cổ họng.