Những tiêu chí để đánh giá thương mại thế giới

Khả năng xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là khả năng xuất khẩu sản phẩm chủ lực được hiểu là năng lực của các sản phẩm có điều kiện sản xuất trong nước hiệu quả hơn so với các sản phẩm khác và có tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Khi phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu của một sản phẩm, ta cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau sẽ có những hệ thống chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Dựa trên các tư tưởng cốt lõi của các lý thuyết về khả năng xuất khẩu, có thể thấy để phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu của một sản phẩm xuất khẩu tại một thị trường nào đó có thể sử dụng một hệ thống chỉ tiêu gồm ba nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

1. Nhóm chỉ tiêu về thành tích xuất khẩu hiện tại của sản phẩm

Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu khả năng xuất khẩu của sản phẩm, thành tích xuất khẩu hiện tại của sản phẩm sẽ đánh giá mức độ thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu đối với một số sản phẩm chủ lực được lựa chọn. Những sản phẩm có thành tích xuất khẩu hiện tại tốt được xem như đã chứng minh được khả năng xuất khẩu và vì thế có khả năng lớn về xuất khẩu trong tương lai. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm 3 chỉ tiêu: (1) Kim ngạch sản phẩm xuất khẩu, (2) Thị phần sản phẩm xuất khẩu (3) Tăng trưởng sản phẩm xuất khẩu.

Về kim ngạch sản phẩm xuất khẩu:

Kim ngạch sản phẩm xuất khẩu là chỉ tiêu phản ánh giá trị của giá trị sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường nước nhập khẩu, tính bằng số lượng sản phẩm xuất khẩu nhân với giá xuất khẩu của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.

Kim ngạch xuất khẩu = Giá xuất khẩu sản phẩm x số lượng sản phẩm xuất khẩu

Thông thường, khi kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm nào đó có mức tăng trưởng đều đặn qua các năm thì có thể được đánh giá là sản phẩm có được cạnh tranh tốt, được thị trường quốc tế chấp nhận. Ngược lại, nếu nhu cầu của thị trường nhập khẩu đang tăng lên, nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm không có được mức tăng đều đặn hoặc suy giảm thì chứng tỏ khả năng xuất khẩu của sản phẩm đó chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu của một sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá bán và quá trình tổ chức tiêu thụ của sản phẩm.

Thị phần sản phẩm xuất khẩu

Thị phần sản phẩm xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của một nước xuất khẩu với tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của thị trường nước nhập khẩu. Thị phần sản phẩm xuất khẩu được xác định bằng công thức sau:

Nx = (Mx/M) x 100 %.

Trong đó: Nx: Thị phần sản phẩm X xuất khẩu;

Mx: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X;

M: Tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm X của thị trường nhập khẩu.

Chỉ tiêu này sẽ cho biết sản phẩm nào có thị phần xuất khẩu càng lớn thì càng có khả năng xuất khẩu cao. Ngược lại, một sản phẩm có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu yếu, khả năng ảnh hưởng của sản phẩm đối với thị trường. nước nhập khẩu là thấp..

Tăng trưởng sản phẩm xuất khẩu

Tăng trưởng sản phẩm xuất khẩu cho biết tốc độ phát triển của sản phẩm đó tại thị trường nước nhập khẩu. Chi tiêu này được đo lường bằng công thức sau:

T = (N/No) x 100 %

Trong đó: T là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm:

N là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm sau

No là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm năm gốc.

Chỉ tiêu này cho biết sản phẩm nào có mức tăng trường xuất khẩu nhanh về giá trị trong một giai đoạn sẽ cho thấy sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu cao sang thị trường nước nhập khẩu.

2. Nhóm chỉ tiêu về năng lực sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh nội lực trong nước khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nếu năng lực sản xuất trong nước mà tốt và đồng bộ thì sản phẩm sẽ có khả năng xuất khẩu cao, còn ngược lại nếu năng lực sản xuất trong nước mà hạn chế và yếu kém thì khả năng xuất khẩu sản phẩm thấp. Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh qua hai chỉ tiêu quan trọng như sau:

Chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất càng hiệu quả và chất lượng sản phẩm càng cao thì khả năng xuất khẩu càng được coi là cao. Chỉ tiêu này được đánh giá trên các mặt: (1) Chất lượng của sản phẩm xuất khẩu; (2) Năng suất lao động so với các nước xuất khẩu chính trong khu vực và trên thế giới; (3) Chi phí sản xuất so với các nước xuất khẩu chính trong khu vực và trên thế giới; và (4) Hiện trạng công nghệ và hình thức sản xuất.

Tính liên kết và hiệu quả của các ngành công nghiệp phụ trợ

Các ngành hoà nhập với kinh tế quốc gia qua các mối liên kết thuận nghịch và hưởng lợi từ các ngành công nghiệp phụ trợ thường có khả năng xuất khẩu cao hơn. Một đôla sản phẩm xuất khẩu của một ngành không thể tác động đến nền kinh tế giống như một đôla sản phẩm xuất khẩu của ngành khác, vì giá trị gia tăng của các ngành có thể rất khác nhau. Các ngành khác nhau nhiều cách chúng liên kết với các ngành còn lại của nền kinh tế trong nước. Một vài ngành hoà nhập hiệu quả vào nên kinh tế quốc gia (qua các mối liên kết với nhà cung cấp và khách hàng để gia công, chế biến thêm), những ngành khác thì ngược lại. Vì thế, những ngành hội nhập mạnh mẽ có thể có sức kéo lớn và tác động đến những ngành kinh tế khác, nhưng hiệu quả có thể khác nhau, như các ngành có các mối liên kết thuận sẽ thuận lợi hơn nếu các ngành công nghiệp phụ trợ hoạt động hiệu quả.

3. Nhóm chỉ tiêu về thị trường nhập khẩu

Nhóm chỉ tiêu này có khả năng kiểm tra về mức độ thuận lợi của môi trường quốc tế cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

Một, nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường tăng trưởng nhanh có khả năng sinh lãi ròng cho nước xuất khẩu. Tất cả đều có sự công bằng, hoạt động nhập khẩu của thị trường càng năng động thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai càng cao. Sự linh hoạt lượng cầu của thị trường đối với mỗi sản phẩm được xác định bằng tỉ lệ tăng trưởng của nhập khẩu của thị trường trong một giai đoạn nào đó. Tỉ lệ tăng trưởng nhập khẩu được xác định bằng cả hai phương thức, theo phương thức đo giá trị (ví dụ như: USD) và theo phương thức xác định khối lượng (ví dụ: tấn). Hai phương thức này hoàn toàn khác biệt về bản chất.

Hai, tiếp cận thị trường nước nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan xưa nay như một hình thức trừng phạt và thậm chí ngăn cản một sản phẩm đang sẵn sàng cho xuất khẩu từ hoạt động chuyển tiềm năng thành xuất khẩu thực tiễn. Tất cả đều có sự công bằng, nghĩa là các điều kiện tiếp cận thị trường của đất nước càng tốt thì khả năng xuất khẩu của sản phẩm càng cao. Các điều kiện này có thể là tuyệt đối và tương đối, nghĩa là các hàng rào thuế quan có thể ở mức thấp trong các giới hạn tuyệt đối hoặc thấp trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính.

Hoạt động xuất khẩu sẽ đạt hiệu quả cao nếu kết hợp cả hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các tiêu chuẩn vệ sinh (biện pháp kiểm dịch động, thực vật). Các biện pháp phi thuế quan ngày càng trở nên quan trọng do: sự quan ngại tăng lên từ phía khách hàng (đặc biệt là khách hàng ở những nước phát triển, như Liên minh châu Âu) đối với những tiêu chí liên quan đến vệ sinh và môi trường; vấn đề về hiểm họa môi trường đôi khi là một hình thức bao biện cho sự bảo hộ; những rào cản ngày càng tăng về tầm quan trọng khi thuế ở mức rất thấp.

Như vậy, tiêu chí đánh giá khả năng xuất khẩu sản phẩm đặc biệt là sản phẩm chủ lực dựa trên nhiều yếu tố và phương diện khác nhau. Việc nghiên cứu các tiêu chí này nhằm đưa ra những định hướng phát triển xuất khẩu nhằm tăng hiệu quả tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chủ lực trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của đất nước.