Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Trần nhà bị nứt – nứt sàn nhà có nguy hiểm không?

Ta cần xem xét mức độ nghiêm trọng của việc trần nhà bị nứt để xem nó như thế nào. Từ đó để có thể đánh giá toàn diện chất lượng nhà ở. Cùng với đó là căn cứ vào độ sâu của vết nứt trần hoặc các vết nứt sàn để đánh giá phạm vi, độ rộng, độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ. Sau đó ta sẽ xem xét loại vết nứt để có nhưng phướng án phù hợp.

Có các loại vết nứt thường thấy của bề mặt trần, sàn đó là vết nứt vữa và vết nứt sâu bê tông.

  • Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng.
  • Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà. Nước mưa có thể thấm thấu dần vào xi măng, thấm vào bức tường bên trong. Tình huống xấu nhất là những tảng bê tông có thể rơi rụng xuống gây ảnh hưởng đến an toàn những người trong gia đình. Ngoài ra, cùng với những vết nứt trần, nếu để lâu ngày có thể từ những vết nứt đó sẽ dẫn tới tình trạng rạn nứt của tường. Gây hỏng hóc cho toàn bộ công trình nhà bạn

Lưu ý: Bạn nên khắc phục tình trạng trên một cách nhanh chóng để đảm bảo thẩm mỹ cũng như an toàn cho gia đình mình.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Trần nhà bị nứt liệu có nguy hiểm gì?

Nguyên nhân trần nhà và sàn nhà bị nứt?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trần nhà bị nứt, sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số nguyên nhân sau:

1. Nứt do cốt thép công trình không đảm bảo

Khi cốt thép xây dựng nên nền bê tông bị ướt hoặc tiếp xúc với Oxy. Khi đó cốt thép bị rỉ sét, sau đó mở rộng. Thanh cốt thép sẽ bị biến dạng dần dần đẩy bể tông ra và gây nứt. Một số biện pháp xử lý cốt thép để phòng tránh ảnh hưởng đến mặt sàn

  • Các thanh thép nên được bố trí cần đối, gần với 2 mặt bên và đáy của dầm hoặc sàn
  • Không đặt vào khối cốt thép các thanh thép đường kính lớn,
  • Nối buộc cẩn thận, chắc chắn
  • Lắp đặt cốt thép hợp lý tránh để võng sàn, thép ít, đặt quá thưa hay quá rộng
  • Cần có một lớp bể tông bảo vệ
  • Cốt thép sàn nên được nắn thẳng trước khi đặt, tránh việc biến dạng sàn, nền thi công

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Do kết cấu bê tông không đảm bảo chất lượng

2. Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn

Các thành phần cấu tạo thành bê tông không được chắn chắn sẽ dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng mặt sàn. Hoặc quá trình thi công bị đứt quãng, lần đổ bê tông sau khác với lần trước. Sau đây là một số cách phòng tránh việc mặt sàn bị nứt do bê tông

  • Không sử dụng các chất phụ gia trộn vào bê tông: việc dùng hóa chất dễ ảnh hưởng đến chất lượng mặt sàn thi công
  • Đầm đều và đảm bảo các vị trí khi đổ bê tông
  • Tỷ lệ cốt liệu chính xác
  • Đổ đều bề tông vào các vị trí
  • Tránh để mất nước của xi măng

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn

3. Do lỗi kết cấu quá tải

Trong quá trình thi công bị mắc phải lỗi kết cấu quá tải. Trước quá trình thi công các kỹ sư có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng kết cấu dẫn đến quá trình thi công gặp khó khăn và gặp phải sai sót trong quá trình thi công.

Với công trình thiết kế xây dựng dù chỉ là sai sót nhỏ nhất trong kết cấu cũng gây ra những nguy hại đến thiết kế nhà bạn.

Nhiều người thợ tự tiến hành tính toán kết cấu trọng tải cho ngôi nhà theo cảm tính. Từ đó dẫn đến tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp để lâu dài sẽ bị nứt trần và ảnh hưởng cả ngôi nhà.

4. Nứt do nền móng bị sụt gây nguy hiểm cho trần nhà cũng như toàn bộ ngôi nhà

Khi nền móng công trình bị lún thì sẽ xuất hiện sự thay đổi về kết cấu. Khoảng cách giữa các cột nhà không đều. Từ đó dẫn tới hiện tượng nứt sàn, nứt tường. Đây có thể là hệ quả của việc khi thi công đơn vị thi công lu lèn nền đất chưa đủ độ chặt.

Cũng có nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng bị lún của công trình là do địa chất khu vực xây dựng. Đây là sự cố không thể tránh khỏi. Khi xảy ra hiện tượng này thì đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư cần có phương án di dời, thay đổi địa điểm tới nơi khác.

5. Trần nhà bị nứt do yếu tố bên ngoài

Đây là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam. Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa thường rất cao. Đặc biệt là thời tiết vào mùa hè của chúng ta rất khắc nghiệt. Nắng với nhiệt độ cao sẽ làm cho sàn nở ra, nhưng khi mưa xuống rất nhanh khiến cho mặt sàn co vào. Điều này rất dễ ảnh hưởng đến kết cấu, khiến cho chúng bị biến dạng, gây nứt, xuống cấp công trình nhanh.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Trần nhà bị ảnh hưởng do tác động của thời tiết

6. Nứt do trồng cây trên mái nhà

Một số loại cây không nên được trồng trên mái nhà. Trong thực tế thì điều này có tác động nhất định đến vật liệu chống thấm của ngôi nhà.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Nhiều loại cây với có khả năng ảnh hưởng đến trần nhà

Bài viết liên quan: CÁCH XỬ LÝ NỀN NHÀ BỊ LÚN | NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG NÀY LÀ GÌ?

Cách xử lý vết nứt trần nhà

Hiện nay có 3 cách phổ biến các đơn vị thi công thường sử dụng để xử lý vết nứt trần nhà.

– Xử lý bằng Xi lanh (Đối với bê tông có độ dày <= 30cm)

– Xử lý bằng máy bơm áp lực (Đối với bê tông có độ dày >30cm)

– Xử lý cắt bề mặt bê tông theo hình chữ V. (Đối với vết nứt rạn bề mặt)

– Lưu ý: Nếu như trần nhà bạn có tình trạng nứt quá phức tạp thì bạn nên gọi đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có giải pháp tốt nhất

Cách xử lý bề nứt góc trần nhà theo phương pháp cắt bề mặt hình chữ V

  • Bước 1: Xác định vết nứt một cách chính xác.
  • Bước 2: Sau khi đã định vị vết nứt chính xác. Ta tiến hành đục gạch tại các vị trí vết nứt và khi đã tìm thấy vết nứt thì đục cho đến khi nào vết nứt kết thúc thì thôi.
  • Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay và mài sạch sẽ vết nứt hiện rõ ràng hơn.
  • Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay và cắt mở rộng vết nứt. Cố gắng cắt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

  • Bước 5: Tiến hành vệ sinh các vết nứt sạch sẽ sau khi cắt.
  • Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối (Xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt. Sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

  • Bước 7: Sau khi vữa Grout hoàn toàn khô thì tiến hành quét phụ gia chống thấm lên vết nứt. Đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.
  • Bước 8: Sau khi lớp chống thấm khô thì ta quét lại thêm 1 đến 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn thì tiến hành láng vữa chống thấm và lát gạch.
  • Bước 9: Ngâm thử nước sau đó tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình.

Cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách bơm keo

Để sử dụng cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách bơm keo thì ta cần chuẩn bị dụng cụ như sau:

– Máy bơm keo áp lực

– Kim bơm keo

– Máy thổi bụi

– Máy mài cầm tay

– Keo xử lý vết nứt

Sau đó ta thi công bơm keo xử lý vết nứt như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vết nứt và trám toàn bộ vết nứt bằng keo với mục đích để bịt kín vết nứt.
  • Bước 2: Khoan lỗ cách vết nứt khoảng 5 đến 10cm, xiên 45 độ, sâu khoảng 20 đến 25cm. Sau đó thổi bụi rồi đưa kim bơm vào lỗ khoan.
  • Bước 3: Dùng máy bơm áp lực bơm keo vào lỗ khoan
  • Bước 4: Sau khi bơm keo đầy vào lỗ khoan thì tiến hành rút kim và trám vá lại lỗ khoan. Đợi đủ 12 ngày rồi tiến hành khoan rút lõi lấy mẫu đem đi thí nghiệm cường độ.
  • Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.

Nguyên nhân nứt góc trần nhà

Cách xử lý trần nhà – sàn nhà bị nứt bằng Xi – lanh

Vật dụng sử dụng ở đây là Keo Epoxy SL 1400, Keo trám SL 1401 hoặc Sikadur 752 để bơm vào các vết nứt. Keo này giúp liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.

Sau đo ta sẽ tiến hành thi công qua các bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt nơi bị nứt sạch sẽ. Loại bỏ bụi bẩn tạp chất còn sót lại. Nếu trần nhà bạn có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó đi. Sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.
  • Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh, nên đánh dấu khoảng cách giữa các vị trí từ 15 – 20 cm.
  • Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401, mục đích để keo Epoxy sau khi bơm không bị chảy ra ngoài.
  • Bước 4: Kiểm tra bề mặt keo. Nếu đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xi lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xi lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc. Điều này để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.
  • Bước 5: Sau khi bơm khoảng 3 – 4h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng. Tiến hành rút xy lanh ra. Sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.
  • Bước 6: Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.

Trên đây là thông tin về vấn đề nứt sàn nhà có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết bạn sẽ lựa chọn cách giải quyết phù hợp nếu gia đình đang có vấn đề tương tự. Chúng tôi cung cấp các loại gỗ nhựa ốp trần nhằm giữ được thẩm mỹ cũng như an toàn cho căn nhà. Đặc biệt với khả năng chống thấm cực tốt. Nếu có vấn đề hay muốn mua các sản phẩm sàn nhựa giả gỗ thì vui lòng liên hệ cho Kosago qua số: 0973 916 121 để nhận được giải đáp và tư vấn tốt nhất!