Mụn an ở mà có nên nặn không

Mụn ẩn nằm sâu dưới da nếu không được xử lý sẽ gây nên tình trạng viêm, sưng và khó trị. Mụn ẩn có tự hết không và có nên nặn mụn hay sử dụng miếng dán mụn không là nỗi lo của nhiều người. Cùng AVAKids tìm hiểu nhé!

1Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn là loại mụn có nhân nằm sâu trong nang lông và không nổi trên bề mặt như các loại mụn bọc, mụn trứng cá,... Nhân mụn ẩn tập trung nhiều bụi bẩn, bã nhờn và dầu thừa trên bề mặt da. Mụn ẩn không phải mụn viêm nên không gây tình trạng sưng tấy mà chỉ khiến da khô và sần sùi.

Loại mụn này thường xuất hiện theo cụm và nổi li ti ở vùng trán, cằm và quai hàm. Tuy nhiên, do mụn nằm dưới da và tệp với màu da nên chỉ khi sờ trực tiếp mới nhận biết được. Nếu xử lý mụn ẩn sai cách dễ gây nên tình trạng mụn viêm, nhiễm trùng và lây sang các vùng da khác.

Mụn an ở mà có nên nặn không

Mụn ẩn khiến da khô và sần sùi

2Nguyên nhân hình thành mụn ẩn

Nguyên nhân hình thành mụn ẩn là do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh làm cho lỗ chân lông bí tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, mụn ẩn còn hình thành từ các nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn hormone trong cơ thể.
  • Suy giảm chức năng thải độc gan trong cơ thể.
  • Chịu tác động từ môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học.
  • Lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng mỹ phẩm sai cách.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (thức khuya, sử dụng rượu bia, thuốc lá,...).
  • Không tẩy trang và giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ.

Mụn an ở mà có nên nặn không

Mụn ẩn trên da do nhiều nguyên nhân gây ra

3Mụn ẩn có tự hết không?

Do mụn ẩn nằm sâu dưới da, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nên nhiều người thường chủ quan và thiếu chăm sóc. Nhưng thực tế đây chính là nguyên nhân làm cho mụn ẩn kéo dài và lây sang các vùng da khác. 

Mụn ẩn không thể tự hết nếu bạn không áp dụng các phương pháp đẩy nhân mụn và dưỡng da đúng cách. Có nhiều cách điều trị mụn ẩn mà bạn có thể áp dụng như: Điều trị bằng phương pháp thiên nhiên (thoa tinh dầu chiết xuất từ tràm trà, mật ong,...), điều trị tại các trung tâm da liễu, dùng thuốc bôi,...

Mụn an ở mà có nên nặn không

Mụn ẩn không tự hết mà phải điều trị đúng phương pháp

4Có nên nặn mụn ẩn không?

Mụn ẩn nằm sâu dưới da nên việc đẩy nhân mụn lên rất khó khăn và nếu không đúng phương pháp sẽ gây viêm nhiễm. Khi dùng tay nặn mụn, vi khuẩn sẽ lây từ tay sang da mặt, kết hợp với bã nhờn hình thành mụn sưng. Hơn nữa, các vết thương sau khi nặn còn gây thâm và sẹo rỗ trên da. 

Do đó, bạn không nên tự ý nặn mụn ẩn tại nhà nếu không muốn da mắc phải những tình trạng trên. Cách tốt nhất để điều trị mụn ẩn là bạn hãy tìm đến trung tâm da liễu uy tín để được chẩn đoán tình trạng và được hỗ trợ nặn mụn bởi các chuyên viên y tế có tay nghề cao. 

Mụn an ở mà có nên nặn không

Không nên tự nặn mụn ẩn tại nhà

5Cách ngăn ngừa mụn ẩn hiệu quả

5.1 Vệ sinh da mặt đúng cách

Bắt đầu bất cứ quy trình chăm sóc da nào, việc vệ sinh da mặt rất quan trọng. Bước này giúp loại bỏ sạch các vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da, từ đó ngăn ngừa mụn lan rộng sang các vùng da khác, hạn chế mụn mọc và các bệnh về da xuất hiện.

Để vệ sinh da mặt đúng cách, bạn cần lưu ý:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mặt.
  • Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với tính chất của làn da bạn (da dầu, da khô, da hỗn hợp,...), sử dụng sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Tẩy trang cho da mặt trước khi đi ngủ nếu bạn có trang điểm, để tránh bí da và thông thoáng lỗ chân lông.
  • Tẩy tế bào chết khoảng 2 - 3 lần mỗi tuần để làm sạch da và giúp da dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.

Mụn an ở mà có nên nặn không

Vệ sinh da mặt đúng cách bằng sữa rửa mặt hỗ trợ cải thiện lỗ chân lông Some By Mi Super Matcha 100 ml

5.2 Cấp ẩm, bảo vệ da tốt

Da khô vừa đẩy nhanh tốc độ lão hoá trên da vừa hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây mụn ẩn. Nếu được cấp ẩm thường xuyên, da sẽ được cung cấp đủ nước, mềm mại, đàn hồi và chắc khỏe hơn. Bạn có thể cấp ẩm do da bằng nhiều cách như: Uống nhiều nước, thoa kem dưỡng da, đắp mặt nạ,... 

Mụn an ở mà có nên nặn không

Kem dưỡng da chiết xuất ốc sên Some By Mi Truecia Miracle Repair 60g dưỡng ẩm, phục hồi da

5.3 Duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học

Duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành mụn ẩn trên da. Do đó, bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như các loại rau củ và ngũ cốc, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường hay có nhiều chất béo.

Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì cho bản thân một thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Ngủ đủ giấc, không thức khuya, luôn giữ tinh thần thoải mái và dễ chịu,... Tuy nhiên, nếu muốn mang lại hiệu quả tốt nhất cho da mặt của mình, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị.

Mụn an ở mà có nên nặn không

Ngủ đủ giấc để ngăn ngừa mụn ẩn trên da

5.4 Vệ sinh chăn ga, gối đệm định kỳ

Chăn ga, gối đệm sử dụng trong thời gian dài thường tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn có hại. Đó là tác nhân khiến da dễ nổi mẩn đỏ và gây mụn. Bạn nên thường xuyên vệ sinh vỏ gối, chăn ga, gối đệm định kỳ từ 1 - 2 lần mỗi tuần để có một môi trường sống sạch sẽ nhé!

Mụn an ở mà có nên nặn không

Vệ sinh chăn ga, gối đệm định kỳ

Xem thêm:

  • Cách làm sạch da mặt bị mụn đúng cách, an toàn, da mịn màng
  • Có nên dùng sữa rửa mặt sau khi nặn mụn? Cần lưu ý gì?
  • Mới nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Cần lưu ý những điều gì?

Mụn ẩn nằm sâu dưới da và không thể tự hết nếu không được chăm sóc và có phương pháp điều trị phù hợp. Qua bài viết, nếu có thắc mắc gì, đừng ngần ngại truy cập website AVAKids hoặc liên hệ 1900.866.874 để tư vấn và hỗ trợ nhé!