Kế toán xây dựng cơ bản là gì năm 2024

Mục Lục

Kế toán công trình là người có nhiệm vụ xử lý các hóa đơn, lập báo cáo, tính toán tất cả các khoản thu – chi của từng dự án ở các doanh nghiệp xây dựng. Để hiểu rõ hơn về kế toán công trình là gì, công việc, mức lương như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này của Careerlink.vn nhé.

Kế toán xây dựng cơ bản là gì năm 2024

Kế toán công trình là gì?

Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có bộ phận kế toán và các doanh nghiệp xây dựng cũng không ngoại lệ. Trong đó, kế toán công trình có đặc thù riêng so với các vị trí khác.

Kế toán công trình hay còn được gọi với cái tên khác là kế toán xây dựng. Nhìn chung về cơ bản, nghiệp vụ chuyên môn của kế toán công trình xây dựng như một kế toán tổng hợp.

Những người phụ trách công việc này phải thực hiện các công việc như lên dự toán nguyên vật liệu, tạm tính chi phí vật liệu, theo dõi ngày công, tính tiền lương. Quản lý hóa đơn, chứng từ, lập báo cáo thu chi… cho các công trình xây dựng đã hoặc sắp triển khai.

“Kế toán công trình là những người thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho các dự án hoặc công trình xây dựng.”

Đặc điểm của kế toán công trình là gì?

Mỗi một ngành nghề đều sẽ có những đặc điểm riêng và ngành kế toán công trình cũng vậy. Nó có những đặc trưng riêng so với các vị trí kế toán khác, đó là:

– Mỗi công trình, dự án sẽ có một thiết kế, một bảng dự toán riêng, do đó kế toán cần phải tách chi phí riêng cho từng công trình. Nhân viên kế toán sẽ tập hợp hồ sơ dự án (công trình).

– Dựa vào hợp đồng dự án và bản thiết kế của bộ phận kỹ thuật cung cấp, kế toán công trình sẽ phải bóc tách từng công đoạn để tính toán các loại chi phí: nguyên vật liệu, máy móc, nhân công, chi phí khác… Sau đó, phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành bản dự toán từng khoản chi phí cho công trình đó.

– Mỗi khoản phí xây dựng sẽ có mức tiêu hao riêng nên việc tính toán cần phải tỉ mỉ để tránh phạm sai lầm. Bên cạnh đó, mỗi địa điểm thi công, quy mô dự án khác nhau thì mức giá thành từng công trình cũng sẽ khác nhau.

– Sau khi dự án (công trình) xây dựng hoàn thành, kế toán phải làm hồ sơ quyết toán và giải trình số liệu cụ thể. Nếu mức chi phí có sự chênh lệch so với dự toán thì kế toán đó phải làm hồ sơ giải trình cụ thể.

Kế toán công trình làm những công việc gì?

Vì thuộc lĩnh vực xây dựng, kế toán công trình có điểm đặc biệt so với những ngành nghề khác. Do vậy công việc cũng sẽ có những điểm không giống với các vị trí kế toán khác. Cụ thể, công việc của kế toán công trình là gì? Đó là:

– Sắp xếp, lưu trữ chứng từ, sổ sách về công trình xây dựng một cách cẩn thận, có khoa học, đặc biệt là những chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu từng giai đoạn hoặc toàn bộ công trình, bảng thanh lý hợp đồng;

– Nghiên cứu, lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu cho dự án, công trình xây dựng;

– Bóc tách, tính toán chi phí cụ thể của từng loại nguyên vật liệu đầu vào, sắp xếp theo từng hạng mục cụ thể;

– Theo dõi tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình, đối chiếu với dự toán ngân sách;

– Lập báo cáo cấp trên khi đã hoàn thành chỉ tiêu, chuẩn bị các phương án dự phòng khi ngân sách vượt quá dự phòng trước đó;

– Theo dõi công nợ, chấm công và tiến độ hoàn thành công việc của người lao động theo ngày, tuần, tháng…

– Nghiệm thu công trình và làm hồ sơ quyết toán; tính toán lợi nhuận sau khi đã tập hợp đủ chi phí, doanh thu.

– Chuẩn bị đầy đủ hóa đơn, chứng từ để thuận tiện cho việc lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính.

Xem thêm: Tuyển dụng, việc làm kế toán kiểm toán tại Careerlink

Để trở thành kế toán công trình cần có điều kiện nào?

Nếu là người yêu thích ngành xây dựng và kế toán công trình thì chính là công việc phù hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu chỉ thích thôi thì chưa đủ. Bởi để có thể trở thành một kế toán công trình chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Về trình độ, chuyên môn:

+ Tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành kế toán hoặc kế toán xây dựng, Tài chính. Thành thạo tin học văn phòng, phần mềm kế toán, đọc được văn bản bằng tiếng Anh là một lợi thế.

+ Có kiến thức chuyên sâu, am hiểu các nghiệp vụ kế toán ngành xây dựng.

+ Thành thạo các kỹ năng phân tích, lập dự toán công trình; làm báo cáo, thống kê, hạch toán kế toán ngành xây dựng.

– Về kỹ năng:

+ Có kỹ năng quan sát tốt, đầu óc nhạy bén, có tư duy logic.

+ Có sức khỏe tốt, tính cẩn thận, tỉ mỉ, năng động.

+ Có khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực, kỹ năng đàm phán với khách hàng, đối tác…

Nhu cầu và mức lương của kế toán công trình là bao nhiêu?

Ngành kế toán xây dựng nói riêng và kế toán nói chung những năm gần đây luôn nhận được nhiều bạn trẻ quan tâm. Do sự phát triển của kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều công ty xây dựng, kiến trúc mọc ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thế nên, nhu cầu tuyển dụng kế toán làm trong các công ty, doanh nghiệp lĩnh vực này cũng tăng nhanh.

Thị trường tuyển dụng kế toán vẫn đang sôi động với vì có cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương khá tốt. Theo một báo cáo, từ năm 2019 tỷ lệ việc làm của ngành kế toán mỗi năm đã tăng khoảng 22%. Qua số liệu ta thấy cơ hội việc làm của ngành này sẽ là vô cùng lớn.

Hiện nay, mức lương của nhân viên kế toán công trình ở mức tương đối tốt. Cụ thể, với nhân viên kế toán mới ra trường dao động từ 7-10 triệu/tháng và với người có kinh nghiệm từ 3-5 năm là 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, mức thu nhập của kế toán xây dựng có thể cao hơn mức trung bình trên còn phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và quy mô của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lương của nhân viên này có thể cao hơn do hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhận được hoa hồng từ phía nhà đầu tư.

Những khó khăn kế toán công trình thường gặp phải

Vì là công việc mang tính chất đặc thù nên công việc của kế toán công trình có rất nhiều áp lực. Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn thường thấy ở kế toán công trình là gì nhé.

Khối lượng công việc nhiều

Công việc của nhân viên kế toán công trình không theo giờ hành chính mà sẽ trải dài từ khi bắt đầu nhận công trình cho đến khi nghiệm thu và bàn giao. Trong suốt thời gian này, bạn phải liên tục tính toán các khoản chi phí, giám sát đều để không xảy ra thất thoát.

Đồng thời, bạn cần nắm được tiến độ làm việc của công nhân để đảm bảo đúng thời hạn bàn giao công trình.

Thời gian làm việc sẽ không cố định

Thông thường, thời gian làm việc của kế toán xây dựng sẽ không cố định. Ví dụ, khi dự án ở thời điểm bắt đầu thì công việc không quá nhiều. Tuy nhiên, khi bắt đầu tiến hành thi công công trình sẽ có nhiều công việc và hạng mục phát sinh.

Bạn sẽ phải thường xuyên phải xuống công trình để giám sát, kiểm tra tiến độ thi công và nghiệm thu để kịp bàn giao công trình. Lúc này, bạn cần phải tăng thời gian làm để đáp ứng khối lượng công việc.

Áp lực, sức khỏe bị ảnh hưởng

Kế toán cũng là một nghề đau đầu, dễ stress nhưng khi làm công việc kế toán công trình bạn còn phải đối mặt với áp lực gấp nhiều lần. Khối lượng công việc nhiều cộng với môi trường trong công trình xây dựng đầy nắng mưa, khói bụi, hóa chất… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Chi tiết về kế toán công trình là gì, nội dung công việc và mức lương bao nhiêu đã được chúng tôi giải đáp ở trên. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công việc và đưa ra quyết định riêng cho bản thân mình. Nếu bạn đang tìm vị trí kế toán công trình hoặc những công việc khác, nhanh tay truy cập ngay Careerlink.vn để ứng tuyển nào!