Hướng dẫn sử dụng module sim 800a năm 2024

Mạch GSM GPRS SIM800DS tích hợp nguồn và IC đệm được thiết kế cho các dự án cần sự ổn định và độ bền cao. Mạch được thiết kế gồm 3 phần chủ đạo: Module GSM GPRS SIM800DS, mạch nguồn xung giảm áp RT7257EN và mạch buffer chuyển mức điện áp UM3204UE.

  1. Module GSM GPRS SIM800DS:
  • Chạy được trên cả 4 băng tần GSM/GPRS: 850/900/1800/1900MHz, tương thích hoàn toàn với các băng tần sử dụng tại Việt Nam.
  • Có bộ tập lệnh AT rất dễ sử dụng, các bạn có thể tải tại đây: Tập lệnh AT SIM800.
  • Sử dụng khe cắm SIM cỡ thông thường.
  • Giao tiếp UART.
  • Có chân RING, LED thông báo trạng thái của SIM.
  • Có chân SIM EN (kính mức cao từ 2.3-5.5VDC để khởi động SIM) giúp khởi động hoặc tắt SIM để tiết kiệm năng lượng.
  • Đặc biệt SIM800DS có thể cấu hình chế độ nhận biết phím bấm DTMF (tone) qua UART ( SIM900 không có chức năng này).
  1. Mạch nguồn xung giảm áp RT7257EN:
  • Nguồn đầu vào: 4.5-17VDC
  • Dòng tối đa: 3A
  • Thiết kế nhỏ gọn.
  • Mạch được thiết kế sẵn với đầu vào và đầu ra có tụ ổn áp giúp điện áp giúp cho SIM800DS luôn có độ bền và độ ổn định cao.
  • Thiết kế chân VCC EN (kích mức cao) giúp tắt hoặc khởi động nguồn giúp tiết kiệm năng lượng (nếu không sử dụng và luôn bật nguồn có thể nối trực tiếp VCC EN lên VCC).

Datasheet

  1. Mạch buffer chuyển mức điện áp UM3204UE:
  • Là IC buffer chuyển mức điện áp 2 chiều 4 kênh tốc độ cao, được sử dụng để chuyển mức điện áp cho hai chân RXD và TXD của Module SIM.
  • Điện áp cấp mức Logic đầu vào đã được định sẵn phù hợp với SIM800DS.
  • Điện áp cấp mức Logic đầu ra VCC BUFFER từ 2.3-5.5VDC.
  • Mạch chuyển mức điện áp giúp Module SIM luôn được cấp mức điện áp phù hợp với GPIO của SIM (nhỏ hơn 5V) giúp SIM chạy bền và ổn định hơn.
  • Mạch chuyển mức điện áp còn có chức năng như 1 cơ cấu bảo vệ đầu vào giúp Module SIM tránh được các hư hỏng từ các ngoại vi giao tiếp bên ngoài.

Datasheet

Hướng dẫn sử dụng module sim 800a năm 2024

–Nên chọn thẻ sim của nhà mạng Viettel hoặc Vinaphone. Đôi khi ở một số nơi vùng sâu vùng xa hoặc ở nơi có sóng di động kém thì việc lựa chọn nhà mạng cũng giúp bạn hạn chế lỗi không đáng có. Một số nhà mạng như vietnamobile khi ở dùng ở vùng xa ( mình đã thử ở Cần Giờ ) thì sóng rất kém nên hạy bị tình trạng reset. Khi này module tiêu thụ nguồn khá nhiều nên nếu nguồn cấp không ổn định sẽ xảy ra tình trạng không nhận sim.

Các bước kiểm tra module sim như thế nào?

  • Đầu tiên, luôn là việc kiểm tra nguồn cấp trước khi cấp vào module sim
  • kiểm tra chiều của thẻ sim xem đã đúng với khe sim chưa
  • kiểm tra xem đã gắn anten hay chưa
  • Nếu module có chân PWK ( chân kích hoạt module) hoặc chân EN bạn nên nối chân này với GND để đảm bảo module có thể hoạt động. Bạn nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng chân PWK từ nhà bán hàng, tùy thuộc module sẽ có cách đấu nối khác nhau.
  • Cấp nguồn và kiểm tra tín hiệu đèn led NETLIGHT ( STATUS trên module sim)

Hướng dẫn sử dụng module sim 800a năm 2024

  • Theo như hướng dẫn thì nếu led tắt: module không hoạt động
  • Nếu sáng 64ms, tắt 800ms: chưa đăng ký được mạng ( chưa nhận sim )
  • Sáng 64ms, tắt 3000ms: mạch hoạt động tốt
  • Sáng 64ms , tắt 300s: đã kết nối internet GPRS

Hướng dẫn sử dụng module sim 800a năm 2024
đèn led netlight thể hiện trạng thái moduel sim

Xử lý như thế nào nếu module sim không hoạt động

Nếu như module sim không hoạt động vì một số lý do nào đó, hãy kiên nhẫn bởi vì đa số các bạn đều gặp lỗi ngay lần đầu sử dụng ( đó là lý do mình viết bài này ) – Kiểm tra lại các bước ở trên mà mình đã phân tích và hướng dẫn. Tùy thuộc vào mỗi module khác nhau và các sử dụng sẽ gặp các lỗi khác nhau nhưng hầu hết đều gặp lỗi như sau:

  • Nguồn cấp không đủ: nên chọn nguồn bên ngoài từ 2A trở lên, dây nguồn chọn loại lõi dày, dẫn điện tốt. Không nên sử dụng dây bus tín hiệu để cấp nguồn
  • Nhiều bạn sử dụng nguồn trực tiếp từ Laptop / PC nhưng máy này chạy máy khác lại không. Đơn giản bởi vì mỗi laptop/PC có main nguồn khác nhau nên không phải máy tính nào cũng đảm bảo đủ nguồn cấp, và ko nên sử dụng cable USB để cấp nguồn quá dài.
  • Kiểm tra lại chiều thẻ sim và thẻ sim xem còn hoạt động hay không
  • Cấp nguồn , đợi khoảng 30s-1 phút và thực hiện cuộc gọi đến thẻ sim gắn trên module xem có đổ chuông hay không. Nếu đổ chuông là mạch hoạt động tốt, nếu thuê bao hoặc không nghe thấy gì thì nên kiên nhẫn thực hiện kiểm tra lại hoặc nếu xui là mạch bạn có thể hư hỏng rồi. Lúc này nên nhờ người rành hơn để kiểm tra xử lý nhé.
    Như vậy về cơ bản là bạn đã có thể làm việc với module SIM rồi, tiếp theo sẽ là phần kiểm tra các tập lệnh cơ bản của module SIM và kết nối với vi điều khiển arduino để thực hiện một số project nho nhỏ. Mình sẽ kết thúc phần 1 tại đây và sẽ cập nhật phần tiếp theo trong vài ngày tới nhé, các bạn lưu lại link này để tham khảo khi cần