Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

[VOV2] - Những ngày hè nắng nóng, nhiều người thường nghĩ uống bia sẽ giúp giải nhiệt. Nhưng cũng chính vì cách giải nhiệt này mà nhiều người đã bị xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa. Hiện tượng này xảy ra do thành mạch máu bị tổn thương dẫn đến máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa, thể hiện thành 2 hội chứng chính là mất máu và chảy máu. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.

Căn cứ vào vị trí xuất huyết ở trong ống tiêu hóa mà tình trạng này được chia thành 2 loại chính là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Xuất huyết tiêu hóa đang có xu hướng trẻ hóa

Theo thống kê ở nước ta, cứ 100.000 người thì có 50-150 người bị xuất huyết tiêu hóa mỗi năm, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng. Về nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa, PGS.TS Nguyễn Cảnh Bình – Chủ nhiệm Khoa Điều trị Bệnh ống tiêu hóa – Bệnh viện TW Quân đội 108 cho biết: Đối với xuất huyết tiêu hóa trên hay gặp nguyên nhân do viêm loét dạ dày, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hội chứng Mallory – Weiss… Còn xuất huyết tiêu hóa dưới thường là do viêm loét đại trực tràng chảy máu, trĩ, chảy máu túi thừa…

Theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Bình, ngoài những nguyên nhân về bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa thì rượu bia cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn. “Rượu, bia không phải là nguyên nhân trực tiếp mà là yếu tố thuận lợi gây xuất huyết tiêu hóa. Uống rượu, bia có thể gây rối loạn đông máu. Đặc biệt là ở những bệnh nhân uống nhiều rượu, bia thì có thể sau một bữa uống bị nôn nhiều lần gây tổn thương thực quản, hội chứng Mallory – Weiss,… dẫn đến xuất huyết tiêu hóa”.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Bình cho biết, khoa Điều trị Bệnh ống tiêu hóa – Bệnh viện TW Quân đội 108 thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa sau khi uống rượu bia vào mùa hè. Có những bệnh nhân bị rách ở đoạn tâm vị thực quản do nôn nhiều. Đối với những bệnh nhân này, bác sĩ phải xử lý bằng cách nội soi để kẹp chỗ rách lại.

Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Xuất huyết tiêu hóa có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Xuất huyết tiêu hóa là cấp cứu nội và ngoại khoa. Ở những bệnh nhân mà lượng máu mất khoảng trên 30% thì có thể bị sốc, mất máu và thậm chí có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Nguy cơ này đối với người lạm dụng rượu bia càng lớn hơn bởi những người này thường không chỉ cấp cứu 1 lần mà nhiều lần. “Đối với những người lạm dụng rượu bia thì xuất huyết tiêu hóa nặng hơn. Những ổ loét không có cơ hội liền hoàn toàn, có thể gây ra xuất huyết tiêu hóa mạn tính. Bệnh nhân xơ gan do rượu, bia ngày càng nặng lên, trở thành mạn tính và có những đợt cấp tính. Bệnh nhân có thể tử vong ngay trong giai đoạn đầu.” – PGS. TS Nguyễn Cảnh Bình cho biết.

Khi xuất huyết tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Người có triệu chứng lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, giảm trí nhớ, chất lượng cuộc sống giảm, giảm hiệu suất lao động và học tập. Vì vậy, khi có các dấu hiệu: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, nôn ra máu, đi đại tiện thấy có máu hoặc màu đen, và những triệu chứng thực thể như da lạnh, da tái, tái nhợt, lạnh, vã mồ hôi, mạch, nhịp tim có thể nhanh, huyết áp bị tụt thì nên đi khám và điều trị sớm.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nên ăn thức ăn mềm, tránh thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà, cà phê, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng, vận động nhẹ nhàng và uống thuốc đều đặn, tái khám khi có chỉ định của bác sĩ.

Xuất huyết đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu nội khoa và ngoại khoa hết sức nguy hiểm. Tỷ lệ người bị xuất huyết đường tiêu hóa ở Việt Nam rất cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do đó, mỗi người cần nắm bắt ngay những triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa điển hình để kịp thời xử trí nếu không may gặp phải.

1. Tìm hiểu các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa có thể bắt nguồn từ những bệnh lý sau:

  • Viêm loét dạ dày: tác dụng phụ do dùng các thuốc kháng viêm nhóm NSAID lâu ngày, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn, hoặc viêm dạ dày sau khi gặp chấn thương;
  • Vỡ tĩnh mạch thực quản: là hệ quả của bệnh xơ gan;
  • U lành tính hoặc ung thư: sự hình thành những khối u lành tính, ác tính ở tá tràng, dạ dày, thực quản cũng là nguyên nhân dẫn tới xuất huyết đường tiêu hóa;
  • Hội chứng Mallory - Weiss: do bệnh nhân nôn nhiều khiến niêm mạc thực quản bị rách. Hoặc tình trạng gia tăng áp lực trong bụng do bẩm sinh, ho hay thoát vị cũng dẫn tới rách thực quản;

Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Ung thư dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu tiêu hóa

  • Bệnh trĩ hay bị nứt kẽ hậu môn: khi các tĩnh mạch vùng trực tràng hoặc hậu môn bị giãn lớn sẽ hình thành nên búi trĩ. Búi trĩ này có thể bị vỡ và chảy máu. Còn nứt kẽ hậu môn là để chỉ các vết rách hay loét trên vùng da ở khu vực hậu môn;
  • Dị dạng mạch máu: thường xảy ra ở người cao tuổi dễ bị dị dạng mạch máu, thường thì là mạch máu ở ruột non.
  • Các nguyên nhân ít gặp khác: bệnh máu, suy gan thận, sau bỏng nặng, sau khi gặp chấn thương, nhiễm khuẩn máu,...

2. Hết sức lưu ý trước các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa mà người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, bao gồm:

Những biểu hiện báo trước:

  • Đột ngột bị đau vùng thượng vị dữ dội, đặc biệt là ở những người đã bị viêm loét dạ dày - tá tràng;
  • Cảm thấy nóng rát, cồn cào, mệt lả sau khi uống corticoid hoặc aspirin;
  • Người bệnh đang bị viêm nhiễm đường mật cấp;
  • Khi thay đổi thời tiết, sau khi vận động gắng sức thì thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, choáng ngất, buồn nôn, nôn mửa.

Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Bệnh nhân có thể bị đau, nóng rát và khó chịu vùng bụng

Các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa thể nặng:

  • Đi ngoài phân đen, lỏng nát giống như bã cà phê, mùi thối khẳn. Chỉ khi máu đã ngừng chảy thì phân mới trở về màu vàng, thành khuôn và số lượng dần ít đi;
  • Nôn ra máu: dựa theo vị trí cũng như mức độ chảy máu mà tính chất nôn có thể sẽ khác nhau:
  • Màu sắc: hơi đỏ, đỏ tươi hoặc màu nâu sẫm lẫn trong thức ăn và dịch nhầy;
  • Số lượng có thể từ vài chục ml hoặc lên tới hàng lít;
  • Trạng thái của máu: máu tươi ra ngoài thì đông lại, cũng có khi đông thành cục bằng hạt lạc, hạt ngô, hoặc có trường hợp máu giống như các gợn đen lẫn lấm tấm trong thức ăn và dịch tiêu hóa.
  • Dựa trên mức độ xuất huyết sẽ có các biểu hiện như chân tay lạnh, vã mồ hôi, vật vã, mệt lịm, da tái nhợt, ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, tiểu ít, có khi không tiểu được;
  • Nếu đường tiêu hóa bị xuất huyết nặng thì có thể dẫn tới hiện tượng sốc như:
  • Người bệnh gặp phải tình trạng lơ mơ, đổ nhiều mồ hôi và lạnh ở các đầu chi;
  • Mạch nhanh và nhỏ, khó bắt được mạch, huyết áp tụt sâu dưới 80 mmHg.

Trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết nhẹ kéo dài thì được gọi là xuất huyết mạn tính. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như ngủ lịm, cơ thể mệt mỏi, khó thở tăng dần, thiếu máu.

Nếu nhận thấy trong người có những biểu hiện nghi ngờ đang bị xuất huyết tiêu hóa, hoặc khi mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng người bệnh cảm thấy: đau bụng, đau vùng thượng vị, hoa mắt, xanh xao, chóng mặt, đau bụng khi dùng các thuốc gây hại cho dạ dày,... thì cũng nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán kịp thời và xử trí đúng cách.

3. Cần giải quyết ra sao nếu bị xuất huyết đường tiêu hoá ?

Trong mọi trường hợp nếu bản thân và mọi người xung quanh có các triệu chứng báo hiệu nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, cần sớm tới ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu.

Khi di chuyển, bệnh nhân cần được nằm trên cáng hoặc giường, đầu để thấp. Liên hệ ngay tới hệ thống cấp cứu y tế để bệnh nhân được truyền dịch nhằm ngăn chặn tình trạng mất máu, tránh hiện tượng sốc cho bệnh nhân bằng các biện pháp như thở oxy, dùng thuốc nâng huyết áp và đưa người bệnh tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất.

Như vậy, xuất huyết tiêu hóa là một trong những cấp cứu nội khoa có mức nguy hiểm cao, nếu chậm trễ trong việc phát hiện và xử trí sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, ngoài việc nắm vững các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa để sớm nhận ra và nhập viện điều trị thì bệnh nhân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao cũng cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ, duy trì một lối sống lành mạnh, thực đơn ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Hoàn cảnh khởi phát xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Bên cạnh việc cảnh giác trước các triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, bệnh nhân hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã trang bị được cho mình một số thông tin, kiến thức hữu ích liên quan tới triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa và cách xử lý phù hợp khi gặp phải tình huống này.

Nếu còn nhiều câu hỏi và mong muốn được giải đáp thêm, bạn có thể gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí hoặc đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Khi đến MEDLATEC, khách hàng sẽ được thăm khám bởi chuyên gia khoa Tiêu hóa giàu kinh nghiệm, trình độ cao. Cùng với đó Bệnh viện còn được trang bị nhiều máy móc hiện đại (chụp CT, MRI, máy nội soi, siêu âm hệ tiêu hóa) phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn.

Được công nhận là một trong những phòng thí nghiệm hàng đầu, trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã đạt được 2 chứng chỉ uy tín là ISO 15189:2012 (do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp) và CAP (do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ chứng nhận). Do vậy, khi sử dụng dịch vụ của MEDLATEC, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng phục vụ cũng như chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và công nghệ hiện đại được áp dụng trong hầu hết các chẩn đoán cận lâm sàng tại Bệnh viện.