Gộp bằng ô tô và xe máy

Em bị bọn nó bắt ghép [emoji20]

ghép cho gọn. luật bây giờ CSGT khi giam bằng ghép sẽ ghi rõ giam bằng gì và còn bằng gì. anh em có thể cầm tờ biên bản đó đi cho các loại xe còn lại. ghép cho nhẹ túi

Ghép thì sẽ tiện hơn...chỉ sợ mấy ông anh ở trên không biết quản lý sao thui ???

MÌnh xin phép giải thích cho các bạn một số điều thế này nhá
Theo quy định của Thông tư 58 thì
--- Đối với bằng lái xe máy thì phải đổi sang bằng vật liệu mới dạng thẻ ( PET ) trước ngày 31/12/2020 nha
--- Đối với bằng lái xe ôtô phải đổi sang bằng lái xe bằng vật liệu mới dạng thẻ ( PET ) trước ngày 31/12/2016 nha..( bằng lái bác nào còn time sử dụng trên 3 tháng thì được miễn phiếu khám sức khỏe,dưới 3 tháng thì phải có PKSK,quá hạn trên 3 tháng phải thi lại lí thuyết,quá hạn trên 1 năm phải thi lại cả lý thuyết và thực hành )
-- Sau 6 tháng theo lộ trình đổi mà bác nào còn chưa mang bằng lái xe đổi sang dạng mới thì phải thi lại lí thuyết nhá
.....
Việc tách 2 bằng ôtô và xe máy riêng hay gộp chung là tùy ý thích,sự phù hợp của từng ng..nếu gộp chung 2 bằng mà chẳng may lái xe bị công an thu bằng thì trong biên bản vi phạm cảnh sát sẽ ghi rõ là tạm giữ bằng lái xe ôtô hay xe máy..các bác cầm theo biên bản vẫn có thể lái xe còn lại bthuong..vd thế này..bác gộp 2 bằng làm 1..bị bắt xe máy thì biên bản vi phạm sẽ ghi tạm giữ bằng lái xe máy của các bác...các bác vẫn có thể lái ôtô bình thường
...Theo ý em..bác nào hay lái ôtô thường xuyên thì nên tách ra,thi thoảng mới lái thì goppj vào cho tiện..đề phòng trường hợp mất mát sau này..có đủ điều kiện cấp mất cũng 2 tháng sau mới cấp mất bằng lái cơ
....vài điều chia sẻ cùng anh e

@nguyenmartin Đấy là trong biên bản vi phạm bạn phải xem CSGT có ghi rõ thu của mình loại bằng nào hok..nếu hok ghi thì yêu cầu ghi rõ vào..chứ cứ ậm ừ kí đại thì kiểu nào chả chết

Trước đây là bắt buộc phải ghép mới ra bằng đc, ghép xong rồi nó bỏ luôn vụ bắt buộc :v

Không nên ghép. Lỡ bị bắt, giam 1 lúc 2 bằng thì khổ. Mà CA thường nhìn thấy có bằng ô tô cứ đòi giam bằng thôi hà. Nên tốt nhất là không nên ghép.

Nên viết hoa chữ "Bằng".
Và không nên ghép Bằng nhé!

ghép thế lỡ pị bắt thì lấy đâu ra cái khác nữa

Thử ghép đi , rồi đi du lịch ở Huế như tui , bị bắn tốc độ , không cho xin , không cho đóng tiền , bắt 2 tuần sau bay ra lấy bằng . Nếu ko ghép thì đưa bằng xe máy cho nó giữ luôn , vô SG thi lại dễ ợt, còn ghép bằng hả , thôi luôn , cỡ nào cũng phải nghỉ việc bay ra đó mà lấy lại .

ghép bằng đi, ghép thì không được thu bằng khi vi phạm.

Mình thì theo phương án không ghép bằng, vì vẫn muốn có 2 bằng riêng biệt đề phòng có biến. Bằng PET mới bền hơn bằng cũ rồi nên không có lo vụ bị hư bằng sau vài năm sử dụng nữa.

Bạn ghép 2 bằng A2 và B2 vào một, trừ trường hợp đã có bằng lái trực thăng ( Khi phạm luật ko được tham gia giao thông ở mặt đất, thì ta lên trời đó mà...)

Cho em hỏi bằng lái xe giấy tại bắc ninh giờ đổi sang pet tại hà nội có được không vậy.Em còn mỗi bằng không còn giấy tờ hồ sơ gì.Em cảm ơn

Các bác cho em hỏi, hiện em vẫn còn xài bằng giấy muốn đổi qua thẻ nhựa cho gọn thì làm sao nhỉ? Thanks 😃

Nên ghép, bị phạt thì có lý do bỏ tiền mà xin: " các bác giữ bằng thì em chạy bằng gì 😃

bằng lái xe, cmnd, hộ khẩu, v. v... . Nếu tích 1 hợp vào 1 thẻ càng tốt.

Không bao giờ ghép chung nha

thủ tục lằng nhằng, phiền hà dân chúng, lúc thì kêu một hai phải ghép, lúc thì không ghép cũng được. tốn tiền của dân thôi khổ quá. nhất quyết không ghép

TP - Lượng người đổi giấy phép lái xe (GPLX, bằng lái) sang vật liệu PET đang tăng mạnh. Đặc biệt, những người sở hữu cả bằng lái ôtô và xe máy đang lúng túng nếu tích hợp cả hai giấy phép này chung làm một. Nhiều bất cập nảy sinh, nhưng cơ quan chức năng cũng chưa có công bố hướng xử lý rõ ràng.

Tích hợp “2 trong 1”

Như nhiều điểm cấp đổi GPLX hiện nay, Phòng Quản lý phương tiện giao thông, Sở GTVT Hà Nội ở số 16 Cao Bá Quát luôn có lượng lớn người đến đổi bằng lái từ giấy sang vật liệu PET. Tuy nhiên, việc có nên gộp chung các loại bằng lái, phổ biến nhất là ôtô và xe máy làm một hay không khiến nhiều người lúng túng. Anh Nguyễn Văn Thịnh (trú tại P. Thanh Xuân Trung - Q. Thanh Xuân - Hà Nội) có cả bằng lái ôtô hạng B2 và bằng lái xe máy quyết định không gộp chung vì lo ngại cầm một bằng lái, vi phạm giao thông bị giữ bằng, không còn được lái loại xe nào. “Tôi hay đi ôtô nhưng thỉnh thoảng đi xe máy. Nếu gộp, phạm lỗi bị tạm giữ luôn bằng lái thì lấy gì mà đi nên quyết định không gộp” - anh Thịnh nói.

Cầm trên tay giấy hẹn đến nhận GPLX ôtô bằng vật liệu PET, anh Nguyễn Văn Vinh (huyện Thái Thụy - Thái Bình) tiếc nuối khi biết có thể gộp được hai bằng lái ôtô và xe máy làm một. “Anh Vinh cho biết thêm, hầu hết đồng nghiệp ở cơ quan hiện nay có cả hai loại bằng lái nhưng hầu hết đều không gộp lại.

Theo tìm hiểu của PV, thủ tục gộp chung hai bằng lái khá đơn giản. Ngoài hồ sơ đổi bằng lái ôtô, người có thêm bằng lái xe máy chỉ cần cầm theo bản gốc và bản sao (không cần công chứng) của bằng lái xe máy và thông báo với nhân viên làm thủ tục là có thể gộp được bằng. Tuy nhiên, số lượng người không gộp bằng là rất phổ biến. Trong khi đó, cán bộ tại các điểm cấp đổi bằng không hướng dẫn gì về điều này. Câu hỏi, những phát sinh khi gộp bằng được giải quyết ra sao cũng chưa được trả lời rõ ràng.

Vi phạm “1 trong 2” thì sao?

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, theo quy định hiện nay, mỗi người chỉ được cấp một mã số gắn với một bằng PET. Vì vậy, về nguyên tắc, người có hai loại bằng lái khác nhau khi đổi sang bằng PET bắt buộc phải gộp chung; không có việc một người được cấp bằng lái xe ôtô và xe máy khác nhau cùng bằng vật liệu PET.

Ông Nguyễn Thắng Quân, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái cho biết, chưa có thống kê chính thức số lượng người không gộp chung bằng lái. Tuy nhiên, ông Quân đánh giá, đây là vướng mắc lớn trong việc đổi bằng PET và chưa tìm được lối ra. “Một người có hai bằng lái xe nhưng không tự khai báo, cơ quan quản lý nhà nước chưa có cách gì để phát hiện ra” - ông Quân nói. 

Về việc xử lý tình huống người có hai bằng lái đã gộp làm một, khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ xử lý ra sao, ông Quân cho biết: Các nước đều quy định, người điều khiển vi phạm đến mức bị tước giấy phép lái xe có nghĩa là không được điều khiển bất cứ loại phương tiện cơ giới nào khác.

Ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng An toàn giao thông (Bộ GTVT), thành viên ban soạn thảo các thông tư, nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông cho hay: Bộ GTVT đã có quy định xử lý tình huống này theo hướng, người có hai loại bằng lái đã gộp chung, nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép xe ôtô vẫn được điều khiển xe máy và ngược lại. Theo đó, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 05/2014/TT- BGTVT quy định mẫu biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, phần thông tin GPLX bị tạm giữ ghi rõ loại bằng lái bị tước, loại bằng lái vẫn tiếp tục được sử dụng và người điều khiển có thể dùng quyết định xử phạt thay cho bằng lái. Theo ông Tùng, hiện nay đang tồn tại nhiều mẫu biên bản và quyết định xử phạt khác nhau.

Tiến độ chuyển đổi GPLX từ vật liệu giấy sang PET đã bị hoãn lại nhiều lần so với kế hoạch ban đầu. Nếu không có những biện pháp cụ thể cho trường hợp người điều khiển phương tiện có cả GPLX ôtô và xe máy, tiến trình chuyển đổi sẽ tiếp tục bị chậm.

Trao đổi với PV Tiền Phong, một đội trưởng Đội CSGT Hà Nội cho biết, chưa được phổ biến nội dung xử lý tình huống một người sử dụng bằng lái được gộp chung. Vị đại diện có chức năng thông tin của Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết “sẽ nghiên cứu” mới có thể trả lời.