Dau ben nguc trai la bi gi

Hỏi: Trước đây thỉnh thoảng tôi cảm thấy đau vùng ngực trái. Thời gian gần đây tôi thấy đau khoảng 1 lần/ngày, có lúc đau nhiều hơn? Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân do đâu mà đau ngực ạ?

Trả lời: Nguyên nhân gây đau vùng ngực trái

Đau vùng ngực trái có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu là các cơn đau xảy ra khi gắng sức làm việc nặng hay xúc động mạnh…, vị trí điểm đau không rõ ràng, thường xảy ra ở người trung niên, lớn tuổi và mỗi cơn đau kéo dài trên 2-3 phút và sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi thì có thể là biểu hiện của thiếu máu cơ tim, còn gọi là thiểu năng vành.

Dau ben nguc trai la bi gi

Đau ngực có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch, viêm màng phổi…

Cách tốt nhất, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên. Với trường hợp đau âm ỉ liên tục, có vị trí rõ ràng, đau tăng lên khi hít thở mạnh thì có thể là biểu hiện của viêm sụn sườn, viêm màng tim, màng phổi hay viêm thần kinh liên sườn.

Với trường hợp đau co thắt, liên tục dù bạn không gắng sức, kèm theo cảm giác buồn ngủ, tê đầu ngón tay… thì nguyên nhân có thể do trạng thái lo âu (stress); Nếu đau co thắt cơ kèm theo chứng tê tay chân và chuột rút thì coi chừng có hạ calci máu…

Tuy nhiên, vì bạn không nói rõ vị trí đau vùng ngực trái cũng như các biểu hiện đi kèm nên chưa thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Bạn hãy sắp xếp thời gian đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Dau ben nguc trai la bi gi
 

Theo y văn người ta ghi nhận có nhiều nguyên nhân gây đau ngực trái trong số các bệnh nhân đi khám bệnh:

- Bệnh tiêu hóa chiếm tỉ lệ 42% (trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp);

- Bệnh tim thiếu máu cục bộ 31% (nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định);

- Đau thành ngực chiếm tỉ lệ 28%;

- Các bệnh khác: viêm màng ngoài tim chiếm tỉ lệ 4%; viêm phổi-màng phổi 2%; thuyên tắc phổi 2%; ung thư phổi 1%; phình động mạch chủ ngực 1%; hẹp van động mạch chủ 1%, bệnh zona 1%. 

Và đây cũng là một trong ba nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh nhiều nhất sau đau bụng và đau lưng.

Tuy nhiên bác sĩ Hảo cũng cho biết thêm khi có biểu hiện đau như vậy nhưng có nhiều người vẫn phớt lờ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc (50 tuổi) than đau ngực trái khi đang làm việc, nghỉ ngơi một chút thấy bớt đau nên cứ nghĩ là do làm việc nhiều nên bị đau cơ thôi rồi không đi khám.

Nhưng sau đó bà nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp. Khi bác sĩ hỏi tình trạng bệnh mới biết bà đã có biểu hiện đau ngực này trước đó mấy tháng rồi mà chủ quan không đi khám.

“Cũng có nhiều bệnh nhân hoặc là không có thời gian đi khám bệnh hoặc là khám sợ ra nhiều bệnh nên cứ sống chung với các cơn đau, đến khi không chịu đựng được nữa người thân đưa đi cấp cứu mới phát hiện ra bệnh”- bác sĩ Hảo nói.

Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chia làm 2 nhóm chính: nguyên nhân phổ biến là các bệnh đường tiêu hóa; và nguyên nhân không phổ biến nhưng nguy hiểm đe dọa tính mạng là nhồi máu cơ tim; thuyên tắc phổi; phình bóc tách động mạch chủ ngực; tràn khí màng phổi.

Tùy theo đặc điểm của cơn đau ngực người ta chia đau ngực thành 3 loại: 

- Đau ngực do bệnh mạch vành (đau ngực trái hay vùng sau xương ức, đau kiểu thắt nghẹt, bóp nghẹt, lan lên vai, cằm, xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi) nguyên nhân do nhồi máu, thiếu máu cơ tim; 

- Đau ngực do tim mà không phải bệnh mạch vành như: phình bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim, hẹp van động mạch chủ;

- Đau ngực không phải do tim như bệnh phổi: viêm phổi, thuyên tắc phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, bệnh tiêu hóa: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật...

Thông thường, theo độ tuổi nam >40 tuổi, nữ >50 tuổi thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn nhóm tuổi còn lại nhất là những người có yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm thì khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn những người khác.

Người ta chia mức độ đau theo thang điểm 10. 1/10-3/10 là đau nhẹ; 4/10-6/10 là đau trung bình và 7/10-10/10 là đau nặng. Mức độ đau không dùng để chia ra nguyên nhân gây đau ngực, mà dùng để đánh giá và theo dõi điều trị cơn đau ngực.

Chính vì vậy, các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo hãy lắng nghe cơ thể, khi có những dấu hiệu nào bất thường và thường xuyên xảy ra hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. Dù một phần nhỏ đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý, nhưng dù vậy, sức khỏe tâm lý cũng cần được chăm sóc để không biến chuyển thành những bệnh lý thể chất khác.