Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

Điểm chuẩn Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM năm 2023 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy chính xác nhất trên Diemthi.tuyensinh247.com

PV: Thưa PGS.TS Trịnh Cẩm Lan – Trưởng khoa Ngôn ngữ học, hiện nay nhiều thí sinh vẫn băn khoăn không biết nếu đăng kí học ngành Ngôn ngữ học, trong 4 năm sẽ được học những khối kiến thức nào?

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Trong chương trình đào tạo (CTĐT) bậc Cử nhân ngành Ngôn ngữ học, các em sẽ được những kiến thức chuyên sâu về lí thuyết ngôn ngữ: các âm vị, cấu trúc ngữ pháp, cấu tạo của các từ,… Bên cạnh đó, trong những năm qua, Khoa Ngôn ngữ học cũng thường xuyên đổi mới CTĐT, đưa vào CT nhiều học phần theo hướng ứng dụng, hiện đại như: Việt ngữ học và việc biên soạn từ điển, Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường, Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ; Việt ngữ học với công tác biên tập xuất bản; Ngôn ngữ truyền thông và tiếp thị xã hội, Ngôn ngữ báo chí; Kĩ năng thuyết trình, Kĩ năng viết cho báo in, Khởi nghiệp, Viết học thuật, Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng,… Học những học phần này, sinh viên không chỉ được cung cấp kiến thức chuyên môn, những nền tảng lý thuyết, phương pháp làm việc mà còn được hướng dẫn những kỹ năng nghề nghiệp cụ thể và được thực hành các kỹ năng này ngay trong quá trình học tập. Để giảng dạy những học phần này, chúng tôi, một mặt sử dụng đội ngũ giảng viên trong khoa, mặt khác, cũng mời những chuyên gia tinh thông trong nghề tham gia giảng dạy để cầm tay chỉ việc, giúp sinh viên tiếp cận tốt nhất với những kỹ năng làm việc và được thực hành những kỹ năng ấy ngay trong giờ học.

PV: Cô có thể chia sẻ thêm về phạm vi ứng dụng và hướng phát triển cụ thể của ngành Ngôn ngữ học trường ĐHKHXH&NV để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội? PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Phạm vi ứng dụng hiện nay của Ngôn ngữ học và Việt ngữ học đang được mở rộng ra những lĩnh vực hết sức mới mẻ: như Ngôn ngữ học máy tính, Ngôn ngữ học trị liệu, Ngôn ngữ học tâm lý… Một tin vui chúng tôi muốn chia sẻ với các em: Khoa Ngôn ngữ học đang chuẩn bị mở hai hướng chuyên ngành Ngôn ngữ học trị liệu và Ngôn ngữ học máy tính, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay. Ngôn ngữ học máy tính sẽ hỗ trợ rất mạnh cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực ngôn ngữ học và các hoạt động sử dụng ngôn ngữ của chúng ta, hỗ trợ việc biên soạn các từ điển điện tử, các giáo cụ, giáo trình dạy tiếng đa phương thức (gồm cả kênh chữ, kênh hình, hình tĩnh và hình động…), hỗ trợ việc sản xuất các phần mềm dịch máy ngày càng chính xác và tinh tế hơn… Ngôn ngữ học trị liệu thì giúp đào tạo các kỹ thuật viên phục hồi chức năng ngôn ngữ cho những trẻ em có khuyết tật hoặc chậm phát triển về ngôn ngữ, cho những người trưởng thành nhưng không may bị những chấn thương ở bộ máy cấu âm hay ở phần não bộ chỉ huy các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỗ trợ họ phục hồi nhanh hơn, chủ động hoá quá trình phục hồi này để giúp họ nhanh chóng hoà nhập vào sự giao tiếp với cộng đồng. Có thể nói, Khoa Ngôn ngữ học đang có những bước đi đúng hướng, các giảng viên Khoa cũng đang nỗ lực hết mình vì một ngành Ngôn ngữ học Việt Nam đầy ắp hơi thở của đời sống đương đại.

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

Theo thống kê, trẻ em mắc chúng rối loạn ngôn ngữ ngày càng nhiều. Công việc trị liệu ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật là một công việc khó khăn nhưng có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc (Ảnh Thành Long)

PV. Được biết sinh viên ngành Ngôn ngữ học sẽ nhận được hỗ trợ lớn từ phía Nhà trường, Khoa. Vậy PGS. có thể cho biết về những hỗ trợ liên quan đến chương trình thực tập, thực tế của sinh viên trong suốt quá trình học tập? PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Mỗi khóa sinh viên có hai đợt thực tập, một đợt vào năm thứ ba và một đợt vào năm thứ tư (còn gọi là thực tập tốt nghiệp), nhằm giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã được học vào việc làm nghề. Chính vì thế, Khoa định hướng cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sử dụng nhân lực ngôn ngữ học như các trường đại học và phổ thông, viện nghiên cứu, nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài phát thanh, truyền hình... Một điểm thuận lợi nữa là Khoa có Trung tâm thực hành ứng dụng ngôn ngữ học và Việt ngữ học. Ngoài các hoạt động giảng dạy tiếng Việt, tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho sinh viên nước ngoài, Trung tâm còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho các sinh viên của Khoa trong các hoạt động trải nghiệm nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt ngay tại trung tâm. Vì vậy, Trung tâm trở thành một cơ sở thực tập có hiệu quả cho các sinh viên sắp tốt nghiệp. Còn đối với đợt thực tập năm thứ ba, những năm gần đây, sinh viên được Khoa hỗ trợ những cơ hội để có thể thực tập, trải nghiệm một nền văn hoá và một ngôn ngữ khác. Với truyền thống và uy tín học thuật cao, Khoa ngôn ngữ học có một hệ thống các trường đại học đối tác ở các nước như Pháp, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…, các trường này thường đưa sinh viên của họ sang Việt Nam học tập tại Khoa. Bên cạnh đó, Khoa thường đưa các em đi thực tập ở các nước là đối tác gần gũi (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc) vào năm thứ ba. Tại đợt thực tập này, các em được các trường bạn hỗ trợ hoàn toàn chỗ ở, phương tiện đi lại và được trải nghiệm ngôn ngữ và văn hóa của nước bạn nên vừa tiết kiệm vừa rất bổ ích.

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

Đại học nhân văn ngành ngôn ngữ anh năm 2024

PV: Với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng như trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học có thể đảm nhiệm những công việc gì, thưa Cô? PGS.TS Trịnh Cẩm Lan: Với kiến thức và kỹ năng xử lý những vấn đề của ngôn ngữ học và tiếng Việt, với khả năng ứng dụng ngôn ngữ học vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống, với những kĩ năng mềm được đào tạo tại Trường ĐHKHXH&NV, sinh viên ngành Ngôn ngữ học có khả năng làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: - Nghiên cứu về ngôn ngữ học, Việt ngữ học ở các viện nghiên cứu; - Giảng dạy ngôn ngữ học, Việt ngữ học, ngữ văn, tiếng Việt và văn hóa Việt Nam từ bậc phổ thông đến bậc đại học ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; - Biên tập viên, phóng viên, phát thanh viên ở các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình trong và nước ngoài; - Làm công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thông đa phương tiện và phát triển sản phẩm tại các doanh nghiệp. - Làm công tác trị liệu ngôn ngữ tại trung tâm phục hồi chức năng, các bệnh viện; - Với xu hướng ngày càng nhiều người nước ngoài đến cư trú, học tập và làm việc tại Việt Nam, nhu cầu về nguồn nhân lực là giáo viên dạy tiếng được đào tạo bài bản về ngôn ngữ học và Việt ngữ học sẽ ngày càng lớn. Điều đó mở ra cơ hội tốt để các cử nhân ngành Ngôn ngữ học có được vị trí việc làm thú vị với mức thu nhập mong đợi, đó là dạy tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, trở thành những sứ giả quảng bá tiếng Việt và văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Cựu sinh viên tốt nghiệp từ ngành Ngôn ngữ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gặt hái thành công trong nhiều vị trí công việc khác nhau

Thực tế, sinh viên Ngôn ngữ học khá năng động và giỏi thích nghi. Vì vậy, trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học có việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo luôn ở mức cao. Chúng tôi luôn tự hào về điều đó.