Đại học đà lạt đánh giá chất lượng

lại thế kỷ XX đầy sôi động của nhân loại, cũng là năm mà Đại học Đà Lạt hoàn thành chặng đường một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển trong bối cảnh đất nước Việt Nam thống nhất bước vào công cuộc kiến thiết đầy khó khăn, thử thách sau chiến tranh. Chặng đường 25 năm ấy, đối với nhiều cán bộ của trường và đối với những ai đã từng quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của Đại học Đà Lạt non trẻ trên vùng đất Nam Tây nguyên, có thể được nhìn nhận như là một chặng đường lịch sử đáng ghi nhớ. Những nỗ lực, những tình cảm buồn vui, những khó khăn, những vận hội và thách thức... của chặng đường hai mươi lăm năm cuối thế kỷ XX có thể đã và đang dần dần trở thành kỷ niệm, nhưng những thành quả của chặng đường vừa qua và những tiền đề được tạo ra từ những thành quả ấy đang là những điểm tựa đích thực và vững chãi cho tương lai của một Đại học Đà Lạt mong muốn trưởng thành và hưng thịnh cùng với sự tiến bộ vượt bậc của đất nước và nhân dân Việt Nam trong thế kỷ tới.

Đại học đà lạt đánh giá chất lượng

Một giảng đường mới xây dựng của Đại học Đà Lạt

Điểm lại hành trang để chuẩn bị bước vào thế kỷ mới, Đại học Đà Lạt đang có một cơ ngơi khang trang với nhiều hạng mục cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo được đầu tư mạnh trong những năm gần đây. Trường cũng có một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đã đến độ chín về tri thức và tuổi tác, có một quy mô đào tạo lớn với đội ngũ người học trên 13.000 người và những mối quan hệ quốc tế với nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Đại học Đà Lạt cũng đang có cơ hội để tham gia vào nhiều chương trình đầu tư phát triển của quốc gia cho ngành giáo dục đào tạo nước nhà, mà những cơ hội này chắc chắn sẽ tạo ra những bước đột phá trong sự phát triển của trường.

Trong hoạch định chiến lược để phát triển, Đại học Đà Lạt đã nhận diện rõ mục tiêu là sẽ phát triển thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, làm động lực để chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương thuộc địa bàn duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và phía Bắc của vùng Đông Nam bộ.

Trước những đòi hỏi rất nghiêm khắc của nhu cầu hội nhập, trước những tác động của xu thế tin học hóa, toàn cầu hóa, Đại học Đà Lạt đang tập trung nguồn lực để đầu tư vào những chương trình nâng cao chất lượng. Các mục tiêu cụ thể để phấn đấu là: tăng cường tính gắn kết với môi trường phát triển kinh tế-xã hội, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, hướng đến các tiêu chuẩn tri thức về đào tạo đại học của khu vực và của thế giới. Với những mục tiêu đó, các giải pháp đặt ra phải táo bạo, phải đủ mạnh; và trong bối cảnh hiện nay, các giải pháp ấy thoạt nhìn có mang một chút màu sắc lãng mạn, nhưng là chất lãng mạn cần phải có khi chúng ta đang hướng đến một tương lai, một thế kỷ mới mà những dự báo về nó hết sức tươi sáng và mạnh mẽ nhờ niềm tin vào những thành tựu vượt bậc của khoa học và công nghệ.

Về cơ bản, trong định hướng phát triển của kế hoạch chiến lược trung hạn những năm đầu thế kỷ XXI, Đại học Đà Lạt mạnh dạn thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:

1. Giải pháp công nghệ đối với sự phát triển của trường: Đại học Đà Lạt sẽ mạnh dạn tiếp cận để áp dụng và triển khai các công nghệ mới phục vụ cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Đó là những công nghệ như: công nghệ thông tin, công nghệ dạy và học hiện đại, công nghệ về chất lượng. Những công nghệ nói trên phải trở thành một nhân tố cơ bản trong nguồn lực của trường, và điều này cũng có nghĩa là, các chính sách đầu tư của trường trong những năm đầu thế kỷ sẽ tập trung mạnh cho việc hình thành, áp dụng và triển khai các công nghệ này. Hiện nay, Đại học Đà Lạt tuy đã có những đầu tư ban đầu cho công nghệ, nhưng nói chung chưa hình thành những giải pháp công nghệ hoàn chỉnh và trọn vẹn. Nhiều máy tính lắp ghép lại chưa thể gọi là công nghệ, cái cần phải phấn đấu là những giải pháp tổng thể cho công tác quản lý, dạy và học trên nền tảng của hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật đã có.

2. Giải pháp văn hóa: Công nghệ chỉ là đòn bẩy cho sự phát triển. Điểm tựa của sự phát triển phải là văn hóa. Và chính giải pháp văn hóa sẽ tạo ra sự phát triển bền vững. Điều này càng chính xác đối với sự phát triển của một trường đại học. Đối với Đại học Đà Lạt, các giải pháp văn hóa mà nhà trường sẽ theo đuổi là: bảo tồn và phát huy những nền văn hóa cổ truyền của các địa phương thuộc Nam Tây Nguyên và Đông nam bộ, chú trọng đến việc đào tạo ra một thế hệ trí thức mới năng động, có sự am hiểu văn hóa bên cạnh sự thuần thục về kỹ thuật. Chỉ có như thế thì sản phẩm đào tạo của Đại học Đà Lạt mới đạt được chỉ số cạnh tranh cao so với sản phẩm đào tạo của các trường đại học nổi tiếng khác trong nước.

Đại học đà lạt đánh giá chất lượng

Sinh viên Đại học Đà Lạt

3. Giải pháp con người: Con người là hạt nhân của sự phát triển. Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra, Đại học Đà Lạt phải tiến hành: chuyển đổi thang đánh giá lao động để khuyến khích và huy động tối đa nguồn nhân lực hiện có, thu hút nhân tài và mở rộng đội ngũ. Đến 2005, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường phải được bổ sung thêm ít nhất 30% so với hiện nay, đặc biệt là phải chú trọng bổ sung cán bộ ở lứa tuổi dưới 35. Đây là một chỉ số thực hiện mà Đảng ủy, Ban giám hiệu và tập thể nhà trường phải thực sự quyết tâm mới có thể đạt được.

4. Giải pháp đầu tư: Việc phân bổ lại các nguồn lực hiện có để tập trung đầu tư cho những mục tiêu chiến lược là một giải pháp phải kiên quyết thực hiện. Về cơ bản, từ nay đến năm 2005, Đại học Đà Lạt phải chuyển đổi cán cân đầu tư về phía các chương trình đảm bảo chất lượng. Đầu tư cho xây dựng cơ bản phải được điều chỉnh lại, các hạng mục chi tiêu phải được quản lý tốt hơn để tránh lãng phí và phân tán nguồn lực. Các hạng mục đầu tư của Trường cũng sẽ được triển khai theo nguyên tắc "chương trình mục tiêu", tránh dàn trải và chia đều.

Nhân loại đã đặt một chân vào vạch xuất phát của thế kỷ XXI. Cùng với dân tộc, Đại học Đà Lạt cũng đã có mặt ở tuyến xuất phát và đang tích cực chuẩn bị để tìm được tốc độ bứt phá trong chặng đường mới. Bài học của thế kỷ XX vẫn còn nguyên vẹn đó - rằng trong thời đại năng động hiện nay, sự chần chừ và chậm chạp có thể khiến chúng ta bị lãng quên dưới bánh xe của sự phát triển. Chặng đường phát triển trong một phần tư thế kỷ đầy khó khăn vừa qua đã đem lại cho Đại học Đà Lạt những tiền đề cơ bản để có thể đối diện với những vận hội, thách thức của giai đoạn mới. Xuất phát và sánh vai cùng bạn bè - đó là niềm đam mê thật sự lãng mạn của một Đại học Đà Lạt trên cao nguyên - một đại học còn non trẻ nhưng đầy quyết tâm, năng động và sáng tạo.