Cuối năm có nên thay tro bát hương

Thời điểm rút tỉa chân hương phù hợp

Thông thường, việc tỉa rút chân hương (nhang) được các gia đình thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm linh, nhiều nhà thắp hương hàng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng để giữ mỹ quan giúp bát hương, ban thờ sạch sẽ, sáng sủa. Nhiều người còn quan niệm các đồ đạc khác được phép di chuyển, nhưng riêng bát hương thì không.

Cuối năm có nên thay tro bát hương

Bát hương. Ảnh: Tâm sự gia đình

Theo Tiêu Dùng Plus, có 3 loại bát hương. Một là thờ Phật: Cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương. Hai là thờ Thần: Thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Và cuối cùng là thờ gia tiên: Thờ những người đã khuất trong gia đình hoặc dòng họ.

Chọn người

Cuối năm có nên thay tro bát hương

Ảnh minh họa

Ai cũng có thể tỉa chân hương, bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc tỉa chân hương, bao sái ban thờ, cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.

Trước khi bắt đầu, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ.

Thay tro bát hương

Theo Gia đình & Xã hội, nếu bát hương quá đầy tro, ta dùng thìa nhỏ xúc từng thìa tro đổ bớt ra ngoài. Rồi lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương, lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ, hoặc nước thơm để lau cho sạch.

Quá trình lau bát hương nếu có xê dịch chút ít, gia chủ không nên quá lo sợ, mà hãy cứ bình tĩnh làm. Tuy nhiên, chúng ta không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ.

Sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.

Cuối năm có nên thay tro bát hương

Thay tro bát hương. Ảnh minh họa

Nhân dịp cuối năm, nếu muốn thay bát hương, tôn bát hương, bốc lại bát hương thì dịp cuối năm này nên làm luôn. Nếu không biết lễ, cần nhờ người hiểu biết về tâm linh làm lễ. Nếu muốn mua bát hương mới, cần sắm bát hương phù hợp với kích cỡ ban thờ và bát hương quan thần linh nên to nhất.

Chúng ta dùng rơm nếp đốt để lấy tro nếp dùng cho bát hương mới. Khi đổ tro vào bát hương không nên lắc, hay nén chặt, mà đổ tự nhiên.

Tôn bát hương, thay bát hương, bốc bát hương xong, ta sẽ dùng cành tre (cành hoa đã rửa sạch) nhúng vào rượu gừng rồi vẩy vào bát hương (theo dân gian là để tẩy uế cho bát hương thanh sạch).

Tỉa chân hương

Khi bao sái bàn thờ, việc tỉa chân hương gần như là quan trọng nhất và cần được thực hiện hết sức cẩn trọng, thành kính. Sau khi thắp hương xin phép, ta sẽ tỉa từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất, thường để lại theo số lẻ 3, 5, 7, 9.

Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết). Bao sái ban thờ xong, tỉa chân hương xong cần thắp hương cẩn báo mời quan thần linh và gia tiên trở về.

Dùng cát trắng hay tro để bốc bát hương?

Chia sẻ trên báo Gia đình & Xã hội, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phật học) cho hay, gần đây một số người đi du lịch tâm linh ở các thánh địa nước ngoài có mang cả đất, cát từ đó về nhà bốc bát hương với quan niệm cát trắng là sự trong sạch. Tuy nhiên, đó là do lòng ngưỡng mộ của họ, chứ thực ra không phù hợp. Bởi thời tiết ở Việt Nam khí hậu ẩm, nhất là phía Bắc, cát gặp ẩm và lâu ngày thì sẽ cứng lại, cắm hương rất khó.

Theo quan niệm của người Việt, bát nhang là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.

Thờ cúng thần linh, tổ tiên ông bà vốn là truyền thống linh thiêng của người Việt chúng ta. Bát hương trên ban thờ không được tự ý xê dịch. Bởi như thế sẽ làm động đến “phần âm” trong gia đình và cũng từ đó mà ảnh hưởng đến những người đang sống.

Khi cuối năm đang đến rất gần, việc thay tro bát hương ngày Tết là điều rất quan trọng. Nhiều người nghĩ rằng, người bốc bát hương Tết phải được thực hiện từ thầy hoặc pháp sư. Nhưng thực tế, thì ai cũng có thể thay tro bát hương, tốt nhất là đích thân gia chủ làm việc này hoặc người chỉnh chu, có tâm trong việc thờ cúng.

Cuối năm có nên thay tro bát hương

Người làm công việc dọn dẹp này cũng phải tắm rửa, tay chân sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm.

Thông thường, người ta sẽ tiến hành thay tro bát hương, rút tỉa chân nhang vào khoảng thời gian từ 23 cho đến 29 tháng chạp. Đây là thời điểm thích hợp nhất bởi Táo quân lúc này đang vắng nhà, khi ông trở về thấy ban thờ sạch sẽ, sẽ hài lòng hơn và phù hộ cho cả gia đình.

Cũng theo ý kiến của một số chuyên gia phong thủy, gia chủ vẫn chỉ nên tiến hành thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang vào dịp cuối năm sau ngày 23 tháng chạp để tránh động bát hương ảnh hưởng không tốt đến phúc lộc của cả gia đình.

Tuy nhiên, quan niệm thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang ở mỗi vùng miền lại khác nhau. Một số nơi quan niệm, ban thờ cũng như bát hương cần được lau dọn thường xuyên chứ không phải chờ cho tới lễ tết mới dọn dẹp.

 Đây là tập quán dân gian mà ông bà ta từ xưa đến giờ vẫn hay làm. Tết nhất đến gần có dọn bàn thờ thì bạn nên lưu ý. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà.

Nguyễn Thương

Theo phong tục người Việt Nam, cứ mỗi dịp cuối năm thì mỗi nhà đều phải dọn dẹp lại sửa bát hương. Thế nhưng lý do tại sao phải làm như vậy hay phải thay chân hương cuối năm vào ngày nào thì không phải ai cũng biết.

Tỉa chân nhang vào ngày nào thì tốt?

Mỗi dịp cuối năm nhà nhà đều tất bật để dọn nhà đón Tết. Cụ thể, bạn cần dọn dẹp nhà, dọn dẹp bàn thờ, trang trí nhà cửa và trang trí bàn thờ,… Thế nhưng không phải ai cũng biết cách lau dọn bàn thờ.

Gia chủ nên lựa chọn xem lau bàn thờ bằng nước gì cho đúng cũng như cách thức trang trí bàn thờ như thế nào cho đẹp và trang nghiêm trong những ngày Tết.

Cách dọn dẹp bàn thờ đặc biệt khác so với dọn dẹp nhà cửa hay các vật dụng thông thường khác nên gia chủ khi dọn dẹp bàn thờ cũng cần phải chú ý đến nhiều quy tắc tâm linh mà ông bà từ ngàn xưa truyền lại!

Đối với các hộ gia đình 

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Nhưng cuối năm nhà nhà thường sẽ rất bận rộn không chỉ việc dọn nhà mà cả việc công ty nên thời gian tỉa chân hương cuối năm ngày nay mà nhiều gia đình áp dụng chính là khoảng thời gian từ 23 đến 30 tháng Chạp (ngày âm lịch). 

Theo Phật Giáo 

Theo như quan niệm của Phật Giáo và được áp dụng tại các chùa thì không có một ngày cố định nào trong năm hoặc trong tháng để thực hiện việc thay cây nhang cuối năm.

Đặc biệt là ở các chùa, nơi có rất nhiều người đến thắp hương mỗi ngày nên việc thay chân hương mỗi ngày là đều cần thiết. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Bát hương ở chùa rất nhiều chân nhang nên cần được tỉa chân nhang mỗi ngày (nguồn: KK9966)

Tuy ở các chùa thường xuyên lau chùi bát hương, dọn dẹp và thay chân hương nhưng đến mỗi cuối năm thì ở các chùa vẫn tiến hành việc thay chân hương cuối năm. Việc thay chân hương này ở các chùa vào dịp cuối năm mang ý nghĩa bỏ đi cái cũ, chào đón cái mới.

Ngoài ra, dịp Tết là lúc mọi người đi chùa nhiều nhất nên chân hương phải được thay thường xuyên để tránh việc quá nhiều chân hương sẽ dẫn đến cháy nổ sẽ mang đến điều không lành. 

Tại sao phải thay chân hương cuối năm?

Theo như quan niệm của ông bà ta ngày xưa, bát hương là nơi để thắp hương cho các bậc thần linh và ông bà tổ tiên đã mất của chúng ta

Bát hương chính là nơi kết nối và thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo của con cháu đối với bậc tổ tiên. Chính vì thế, bàn thờ và bát hương luôn phải được giữ sạch sẽ để có thể thể hiện được sự kính trọng đối với ông bà tổ tiên và các bậc thần linh. 

Ngoài ra, theo phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí và có ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận cũng như mọi mặt khác trong cuộc sống của gia đình.

Thế nên, nếu bàn thờ và bát hương quà đầy hay tàn hương vun vãi khắp nơi thì không chỉ làm mất vẻ mỹ quan mà còn làm cho vận may của gia chủ bị ảnh hưởng.  

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Bát hương quá nhiều chân nhang sẽ cản trở vận may của gia chủ (nguồn: Eva)

Đó là theo phong thủy, còn dưới góc độ của người lau dọn bàn thờ thì nếu bát hương quá đầy thì sẽ làm bẩn bàn thờ. Tạo cảm giác cho tổng thể bàn thờ khá rườm rà và bừa bộn.

Ngoài ra, khi tàn hương quá nhiều thì cũng sẽ rất khó khăn cho việc cắm hương mới.

Việc hương không thể cắm vào bát hương, theo như ông bà xưa điều này sẽ khiến ý nghĩa của việc thắp hương bị mất linh ứng. Và đặc biệt, nếu bàn thờ quá bừa bộn thì nguy cơ cháy do tàn nhang là rất cao.

Thay chân hương cuối năm như thế nào là đúng cách?

Ai là người thay chân hương cuối năm?

Thông thường, người thực hiện công việc thay chân nhanh cuối năm thường là ông bà hay ba mẹ lớn tuổi trong nhà và thường là gia chủ. Và trước khi tiến hành tỉa chân nhanh cuối năm, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đứng đắn, chỉnh tề, trang nghiêm.

Và điểm đặc biệt là người tiến hành tỉa chân hương cuối năm thì cần phải đảm bảo tay đã được rửa sạch vì tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với bát hương đấy bạn. 

Văn khấn tỉa chân nhang cuối năm như thế nào?

Vì bát hương là nơi linh thiêng, nơi kết nối giữa thần linh, ông bà tổ tiên đã khuất với con cháu nên khi tỉa chân hương cuối năm không thể cứ lau dọn bình thường là được. Đối với dọn dẹp bát hương, gia chủ cần phải tiến hành đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm (nguồn: Lịch Vạn Niên)

Văn khấn tỉa chân nhang cuối năm thường sẽ theo mẫu sau:

Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày … tháng … năm …,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của dòng họ … chấp thuận.

Tuy không phải là cầu xin điều tốt lành cho năm mới nhưng khi gia chủ đọc văn khấn để xin mang bát hương đi lau chùi, thay chân hương cuối năm thì cũng nên thật thành tâm nhé. Bởi vì bát hương là nơi kết nối thiêng liêng giữa ông bà tổ tiên cùng con cháu và đặc biệt là đấng thần linh. 

Cách thay chân hương cuối năm 

Để tiến hành tỉa chân hương cuối năm thì gia chủ cần chủ bị đầy đủ các dụng cụ sau đây: 

  • Rượu gừng (rượu mới mua cùng một vài củ gừng giã nhuyễn để hòa vào rượu). 
  • Nước hoa (nếu có). 
  • 1 tấm vải/tờ giấy và 1 cái khăn sạch. 
  • 1 chậu đựng nước cỡ vừa. 

Các vật dụng này rất dễ chuẩn bị nhưng đôi khi nhà bạn sẽ không có đủ tất cả. Dịp cuối năm lại thường rất bận rộn nên nếu không thể đi ngay ra chợ, chen chút để mau thêm ít đồ này thì bạn có thể sử dụng ngay dịch vụ đi chợ của bTaskee.

Với dịch vụ đi chợ, chưa đến 2h là bạn đã nhận được tất tần tật đồ mình cần rồi đấy. Sau khi đã chuẩn bị được tất cả các vật dụng thì tiếp theo, bạn thực hiện theo cách thay chân hương cuối năm dưới đây: 

Bước 1: Thắp hương và đọc văn khấn tỉa chân hương cuối năm

Gia chủ tiến hành đọc văn khấn tỉa chân hương cuối năm đồng thời khi thắp hương. Sau đó đợi nhang cháy hết thì mới bắt đầu tỉa chân hương. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Thắp hương và đọc văn khấn tỉa chân nhang cuối năm trước khi tỉa chân nhang

Bước 2: Dọn dẹp chân hương

Bạn dùng tấm vải hoặc tờ giấy để chuẩn bị sẵn để ở gần bát hương để đựng chân nhang, tránh tàn nhang vung vãi ra khắp nhà. Gia chủ cũng lưu ý là đóng cửa và tắt hết các quạt để tro nhang không bay lung tung nhé. 

Gia chủ dùng tay nhẹ nhàng rút từng phần chân hương ra ngoài nếu như có quá nhiều chân hương. Các chân hương được rút ra thì sẽ đặt lên tấm vải hay tờ giấy bạn đã chuẩn bị.

Bạn tỉa đến khi số chân nhang còn lại là một số lẻ trong các số 3, 5, 7, 9, bất kỳ số nào cũng được bạn nhé. Tuy nhiên, thường thì các gia chủ sẽ để lại 3 chân nhang. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Bát hương sau khi thay chân hương cuối năm thường để lại 3 chân nhang cũ (nguồn: Eva)

Bước 3: Lau chùi bát hương

Bạn cất phần chân nhang sang một bên và tiếp tục vệ sinh đến bát hương nhé. Chiếc khăn đã chuẩn bị sẵn bạn dùng để thấm vào rượu gừng và cẩn thận lau lên bề mặt bát hương. Khi lau bạn có thể xịt lên khăn một ít nước hoa để tạo mùi thơm. Sau đó thì bạn lau lại một lần nữa với nước ấm nhé. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Lau lư hương bằng rượu gừng giúp xua đuổi những thứ đen đủi và mang lại may mắn (Nguồn: Dienmayxanh)

Bước 4: Rửa chén nước, bình hoa trên bàn thờ

Sau khi đã lau chùi sạch sẽ bát hương thì gia chủ có thể xin phép tổ tiên để lau chùi tiếp đến chén nước, bình hoa đặt trên bàn thờ. Bạn đặt chén nước và bình hoa vào chậu nước để dùng rửa sạch và dùng khăn khô để lau lại.

Nhưng riêng đối với chén nước thì bạn nên tráng lại với nước nóng 1 lần nữa để sạch sẽ hơn nhé. Đặc biệt, bạn nên dùng khăn mới, sạch để lau chén nước nhé. 

Cuối năm có nên thay tro bát hương
Sau khi thay chân hương cuối năm thì bạn nên rửa sạch bộ chén nước (nguồn: Lazada)

Ngoài bát hương ra thì bộ lư đồng là đồ vật không thế thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam. Mỗi dịp cuối năm, khi dọn dẹp bàn thờ bạn đều phải mang ra thợ lau chùi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tự lau chùi lư ngay tại nhà với cách đánh bóng lư đồng tại nhà vô cùng đơn giản vừa tiết kiệm chi phí và thời gian mang lư đồng đến các cửa tiệm chuyên dụng.

Bước 5: Đốt chân nhang thành tro

Đem toàn bộ chân nhang cho vào một cái chảo thiếc hoặc các thùng, chậu bằng sắt nào đó để đốt cháy. Tro chân nhang sau khi đốt thường sẽ được rải xuống sông, suối và tuyệt đối không được bỏ vào thùng rác hoặc những nơi có vật ô uế, không thanh tịnh. 

Trước khi đặt đặt lại bát hương vào bàn thờ thì bạn nhớ cũng phải lau dọn bàn thờ lại để tránh việc tàn nhang còn sót lại sẽ bám vào bát hương vừa lau sạch nhé. 

Lưu ý khi thay chân hương cuối năm

  • Trước và sau khi thay chân hương cuối năm bạn cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ.
  • Bạn cần thực hiện thật động tác thay chân nhang thật dứt khoát nhầm tránh xê dịch các vật dụng trên bàn thờ.
  • Khi tỉa chân hương cuối năm nếu bạn không cần thay tro mới thì có thể dùng thìa để bỏ bớt tro trong lư hương.
  • Khi thay tro, bạn cần đổ ⅔ lượng tro trong lư hương ra 1 miếng tấm vải và đổ thêm một lượng tương tự. Bạn không đổ quá nhiều hoặc quá ít tro khi thay chân hương.
  • Sau khi thay tro bạn cần lấy 3 hoặc 5 cây nhang chụm lại và cắm lại lư hương.

bTaskee hy vọng bài viết này có thể giúp các gia đình biết được nên thay chân hương cuối năm vào ngày nào cũng như cách thay chân hương cuối năm ra sao, văn khấu tỉa chân nhang cuối năm như thế nào,…

bTaskee chúc bạn có thể có thể dọn dẹp chân hương và bàn thờ thật sạch sẽ để đón một cái Tết thật trọn vẹn. Thế nhưng nếu quá bận rộn thì đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee để có người đến vừa giúp bạn dọn dẹp nhà và dọn dẹp bàn thờ luôn nhé.

Câu Hỏi Thường Gặp

Khi nào thì thay chân hương ?

Theo dân gian Việt Nam, thời điểm thay chân hương thích hợp nhất thường là vào ngày 23 tháng Chạp, cũng là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời.

Tại sao phải tỉa chân nhang ?

Vì sau một năm dài, bát hương được cắm đầy chân hương khiến cho việc thắp những nén hương mới khó khăn hơn. Ngoài ra chân hương quá nhiều sẽ dễ bắt lửa gây ra hỏa hoạn. Về thẩm mỹ sẽ làm mất đi bố cục tôn nghiêm của bàn thờ.

Tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo ?

Phần lớn các gia đình Việt Nam đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau khi cúng ông Công ông Táo.

Xem thêm bài viết

Cúng tất nhiên là gì? Mâm cúng tất niên cuối năm đơn giản

Mâm Cơm Ngày Tết Nên Có Những Món Nào?

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Và Ý Nghĩa