Công thức hàng tồn kho phương pháp mrp là gì

"Nếu thất bại trong chuẩn bị là bạn đang chuẩn bị cho thất bại" là câu thành ngữ rất đúng đắn trong lãnh vực sản xuất. Phần mềm lập kế hoạch nguyên liệu MRP giúp nhà quản lý tự động hóa các nghiệp vụ ở giai đoạn tiền sản xuất. Hệ thống phần mềm này giúp nhà sản xuất dự báo được nhu cầu nguyên vật liệu qua việc trả lời được 4 câu hỏi: Tôi sản xuất cái gì? Tôi sẽ mua những gì? Khi nào tôi mua? Khi nào tôi tiến hành sản xuất?

MRP là một tập hợp con của bộ phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất tổng thể (ERP sản xuất), là công cụ phần mềm cho phép nhà quản lý định hình sản phẩm, từ khâu dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, tính toán chi phí nguyên vật liệu-nhân công-thiết bị, tự động lập bảng giá, chuẩn bị đơn đặt hàng, đến việc lên kế hoạch sản xuất. Tiếp theo MRP sẽ bàn giao cho phần mềm MES để tiếp tục thực hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra.

Hệ thống ERP sản xuất (phần mềm quản lý sản xuất) thường là sự kết hợp của các ứng dụng MRP và MES, hoặc cả hai và được mở rộng thêm. MRP và MES thực hiện các nghiệp vụ sản xuất cụ thể, còn phần mềm quản lý sản xuất giám sát toàn bộ quy trình sản xuất từ từ nguyên liệu đến mua giao hàng xong cho khách hàng, trong quá trình thời gian. Nói cách khác, MRP tập trung vào tăng hiệu suất của một chặng công việc cụ thể, còn ERP sản xuất thì chú trọng vào quản lý ở tầm nhình rộng dài, từ đầu đến cuối quy trình sản xuất.

Chức năng cơ bản của phần mềm MRP bao gồm kiểm kê hàng tồn kho, quản lý mua hàng, dự báo sản xuất, tính toán chi phí nguyên liệu, lập kế hoạch mua hàng, và lập kế hoạch, quản lý quy trình sản xuất. Dự toán chi phí nguyên liệu là chức năng cốt lõi của phần mềm MRP vì nó giúp nhà sản xuất xác định được sẽ mua những gì để tạo ra một sản phẩm. Các chức năng dự toán chi phí nguyên liệu kết hợp với kiểm kê hàng tồn kho giúp nhà quản lý theo dõi số lượng nguyên liệu có sẵn, thời gian chờ để thiết bị đặt mua về đến xưởng sản xuất, cũng như các bản ghi chép sản xuất (production logs) để ấn định thời gian giao hàng đối với các cụm chi tiết sản phẩm.

Phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất có khả năng thích ứng với nhiều chế độ sản xuất khác nhau với mục đích cuối cùng là tạo điều kiện tối đa cho các phương châm sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) và JIT (Just-In-Time*). MRP có thể hỗ trợ mọi mô hình tổ chức sản xuất bao gồm lắp đặt các sản phẩm rời rạc (discrete), sản xuất chế biến (process), sản xuất/lắp ráp theo dự báo nhu cầu thị trường (MTS/ATS), sản xuất/lắp ráp theo đơn đặt hàng (MTO/ATO), và thiết kế-sản xuất theo đơn đặt hàng (ETO). Tuy nhiên, chức năng lập kế hoạch và kiểm kê hàng tồn kho đặc biệt quan trọng đối với các phương thức sản xuất "theo đơn đặt hàng (Make To Order)" vì các phương thức này đòi hỏi sự ràng buộc về thời gian hết sức chặt chẽ.

Phần mềm MRP thường được triển khai tại chỗ theo mô hình máy trạm máy chủ. Một phân xưởng sản xuất nhỏ có thể chỉ cần một người vận hành duy nhất, trong khi các nhà máy sản xuất lớn có thể cần một mạng lưới các máy trạm được bố trí trên toàn bộ nhà máy. Gần đây một số nhà sản xuất đã tiếp cận giải pháp phần mềm MRP online nhưng trên thị trường hiện đang có rất ít nhà cung cấp MRP điện toán đám mây.

Doanh nghiệp bạn cần loại MRP nào?

Trước khi bắt đầu tìm mua phần mềm MRP, bạn cần phải xác định các mục tiêu ứng dụng phần mềm cho doanh nghiệp của mình. Qua tiếp xúc với nhiều khách hàng trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy hơn 90% các doanh nghiệp rơi vào một trong ba nhóm người mua sau đây:

Bộ phần mềm quản lý sản xuất tổng thể. Những người mua này đánh giá cao bộ giải pháp quản trị sản xuất all-in-one (ERP sản xuất), có khả năng tích hợp liền mạch các dữ liệu và quy trình nghiệp vụ sản xuất trong nhà máy. Ví dụ, họ cần một bộ giải pháp giúp hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP), quản lý tiến độ sản xuất (MES), kế toán sản xuất giúp tự động hạch toán các chi phí dự toán thành ngân sách dự án, rồi sau đó giải ngân theo tiến độ sản xuất và tính toán chi phí nhân công. Các giải pháp tiêu biểu là Oracle, SAP, Sage ERP Microsoft Dynamics.

Giải pháp đặc thù chuyên ngành. Các phòng ban, bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thường nhắm tới các chức năng đặc thù nhằm giải quyết cho các yêu cầu chuyên môn của họ (ví dụ như quản lý hàng tồn kho nguyên liệu ở các giai đoạn lắp ráp). Nhóm này cũng bao gồm một số người đang tìm kiếm một số tính năng hay giải pháp mới có khả năng giao tiếp hoặc tích hợp với hệ thống phần mềm sản xuất có sẵn của công ty.

Nhà sản xuất quy mô nhỏ. Các công ty vừa và nhỏ thường có ngân sách và nguồn lực CNTT hạn chế. Họ thường hướng tới một giải pháp MRP với chi phí hiệu quả, triển khai dễ dàng và nhanh chóng. Một số doanh nghiệp tìm đến giải pháp phần mềm MRP mã nguồn mở miễn phí, số khác tập trung ứng dụng phần mềm vào nghiệp vụ quan trọng nhất cho doanh nghiệp (hoạch định nguyên liệu, kiểm kê nguyên liệu sản xuất...). Cũng có một số doanh nghiệp nhỏ mạnh dạn đầu tư một bộ giải pháp quản lý sản xuất tổng thể với lộ trình dài hơi...

Tổng quan các nhà cung cấp trên thị trường

Phạm vi ứng dụng phần mềm lập kế hoạc nguyên liệu sản xuất là rất rộng, do vậy người mua cần phải xác định được quy mô doanh nghiệp trước khi so sánh và tìm kiếm nhà cung cấp có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ.

Kiểu người mua... Nên xem xét các hệ thống Doanh nghiệp cần bộ phần mềm ERP sản xuất tổng thể Microsoft Dynamics sau, Oracle, SAP, Sage Phòng ban cần giải pháp MRP đặc thù chuyên ngành Microsoft Dynamics, Epicor, SYSPRO, Casco Nhà sản xuất quy mô nhỏ EZ-MRP, ECI, Exacct

Xu thế thị trường

Khi tìm mua phần mềm MRP, bạn nên xem xét đến các xu hướng quan trọng sau đây:

Kỹ thuật hoạch định nguyên liệu tiên tiến. Do chi phí đầu tư nâng cấp công suất máy tính và lưu trữ dữ liệu ngày càng giảm, nên các phần mềm lập kế hoạch nguyên liệu ngày càng trở nên mạnh mẽ và như vậy, có khả năng tạo ra kết quả tốt hơn.

Hợp lý hóa sản xuất. Trong nhiều năm, mục tiêu của MRP và ERP chỉ là một cơ sở lưu trữ dữ liệu sản xuất hợp nhất cho toàn bộ công ty. Dần dần thực tế sản xuất đòi hỏi hai ứng dụng này phải tách riêng ra để xử lý các nghiệp vụ sản xuất đặc thù và dữ liệu giữa chúng phải được đồng bộ với nhau, cái này phục vụ cho cái kia.

Ứng dụng MRP trên hiết bị di động. Chỉ mới gần đây thôi, tư duy thiết kế của các nhà cung cấp phần mềm đều dựa trên mô thức "người sử dụng làm việc ở vị trí cố định với laptop và desktop". Theo đó, bất kỳ thông tin dữ liệu nào đều phải được ghi chép lại rồi nhập liệu vào phần mềm MRP trên máy tính. Xu hướng mới là nhà quản lý sử dụng các thiết bị cầm tay để làm việc trong các nhà kho hay phân xưởng sản xuất. Người dùng sẽ cập nhật dữ liệu sản xuất trực tiếp vào phần mềm thông qua thiết bị di động mà không phải chờ quay lại bàn làm việc như trước đây.

Hợp nhất các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp lớn như Oracle và Microsoft đang đẩy mạnh việc mua lại các nhà cung cấp thị trường ngách để mở rộng độ phủ thị trường tới các ngành nghề kinh doanh đặc thù. Với nhiều sản phẩm của các nhà cung cấp nhỏ trên thị trường như hiện nay thì xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra là điều có thể dễ thấy và đoán trước.

Công nghệ quét nhận diện hàng hóa thông minh. Việc sử dụng thiết bị quét mã vạch một chiều (đơn-đa tia) để nhận diện sản phẩm đã tồn tại từ lâu trong các ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất. Một số phần mềm sản xuất hiện đại ngày nay hỗ trợ thêm công nghệ nhận dạng sản phẩm bằng tần số vô tuyến (RFID). Công nghệ này cho phép người dùng có thể kiểm kê hàng hóa và thiết bị từ xa. Một số phần mềm khác thì hỗ trợ ứng dụng công nghệ quét mã vạch hai chiều để hỗ trợ tìm kiếm thông tin chi tiết sản phẩm từ tem QR code gắn lên sản phẩm đó.

Khả năng tích hợp với hệ thống ERP. Khi quy mô sản xuất được mở rộng ra nhiều địa điểm khác nhau, các doanh nghiệp có xu hường tích hợp phần mềm MRP độc lập (stand-alone) vào trong hệ thống ERP tổng thể để đáp ứng được nhu cầu quản lý tổng thể và liền mạch tất cả các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp.

Lập kế hoach nguyên liệu theo yêu cầu. Đã từ lâu luôn có sự xung đột giữa những nhóm người ủng hộ phần mềm MRP và sản xuất tinh gọn (lean manufacturing). Những người ủng hộ sản xuất tinh gọn cho rằng phần mềm MRP quá cứng nhắc để có thể phản ánh đầy đủ các khía cạnh sản xuất. Trong khi đó, những người khuyến khích MRP tin rằng phần mềm này đủ tinh xảo để giải quyết chính xác được mọi yêu cầu kế hoạch sản xuất ngày nay. Đây chính là lý do để một giải pháp mới đã xuất hiện có thể hàn gắn vết rạn nứt này do Demand Driven Institute đề xướng. Demand Driven MRP (tạm dịch là "hoạch định nguồn lực sản xuất theo yêu cầu") tập trung vào cải tiến khâu kiểm kê hàng tồn kho và giám sát tiến độ sản xuất bằng việc sắp xếp việc lập kế hoạch nguyên liệu sản xuất chặt chẽ hơn, sát với tình hình thực tế và tính năng động, linh hoạt của các kế hoạch sản xuất.

Phần mềm MRP online. Cho đến gần đây, nhiều chuyên gia ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất vẫn cho rằng lập kế hoạch nguyên liệu là quá phức tạp để có thể chạy trên nền web. Tuy nhiên, trên thị trường đã xuất hiện một số lượng ngày càng tăng các nhà cung cấp phần mềm MRP trực tuyến. Mặc dù hầu hết các ứng dụng MRP hiện nay đều được triển khai tại chỗ theo mô hình máy trạm-máy chủ (local PC instaled), nhưng phần mềm hoạch định nguyên liệu và lập kế hoạch sản xuất công nghệ điện toán đám mây là hoàn toàn khả thi. Tất nhiên phần mềm MRP online thường hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ chi phí đầu tư ban đầu rẻ. Với sự xuất hiện của mình, MRP điện toán đám mây cũng đã góp phần tăng tính cạnh tranh thị trường.

Tích hợp mạng xã hội. Dù vẫn còn ở giai đoạn còn rất non trẻ, phương tiện truyền thông xã hội đang bắt đầu thiết lập một chỗ đứng khá vững chắc trong hệ thống phần mềm MRP. Cho tới thời điểm hiện tại, hầu hết các công cụ truyền thông này đều tập trung vào việc cả thiện hợp tác nội bộ.

...

Lợi ích và các vấn đề cần xem xét

Phần mềm MRP, cho dù là hệ thống riêng lẻ hay được tích hợp trong bộ giải pháp ERP, đều cung cấp các lợi ích rõ ràng hơn hẳn các hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất không chuyên nghiệp. Các lợi ích của MRP bao gồm:

Hoạch định và phân bổ nguồn lực sản xuất tốt hơn. Một trong những điểm mạnh lớn nhất của hệ thống ERP có MRP bên trong là dữ liệu sản xuất tốt hơn giúp nhà quản lý có cái nhìn chính xác, thực tế hơn về chi phí hàng tồn kho, con người, thiết bị, chi phí thực tế theo thời gian đối với từng giai đoạn hoạch định nguyên liêu và kế hoạch sản xuất.

Sản xuất thân thiện với môi trường. Do công tác hoạch định và kiểm soát sản xuất tốt hơn cho phép các doanh nghiệp tạo ra ít chất thải và phế liệu hơn, qua đó tránh lãng phí và giảm thiểu những tác động tới môi trường. Ngoài ra, các tài liệu sản xuất đều được số hóa thành các văn bản điện tử giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm chi phí văn phòng như giấy in, mực in...

Khả năng tích hợp với phần mềm kế toán. Mục tiêu cốt lõi của phần mềm MRP trong hệ thống ERP là giúp nhà quản lý ra quyết định mua cái gì và khi nào thì mua. Do vậy, MRP tích hợp với phân hệ kế toán sản xuất sẽ giúp nghiệp vụ kiểm kê và tính giá trị hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn, tài khoản phải thu xử lý thông suốt từ giai đoạn nhận đặt hàng đến lúc được khách hàng thanh toán, qua đó rút ngắn thời gian xử lý đơn đặt hàng sản xuất (lead time).

Lập kế hoạch nguyên vật liệu đòi hỏi có tính kỷ luật. Nhìn chung phần mềm MRP đều có một số hạn chế có thể gây ra vấn đề nếu không được giải quyết. Trên tất cả, hoạch định nguồn lực sản xuất là điều đáng làm bất chấp các hạn đó. Việc kiểm kê và hoạch định các nguồn lực sản xuất đều dựa trên giả định rằng mọi tài nguyên (máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, con người) đều ở tình trạng nhàn rỗi để tránh khỏi việc phân bổ vượt quá các nguồn lực.

Kiểm kê nguyên liệu tồn kho trong MRP cần phải luôn được quan tâm đúng mức. Hàng hóa tồn kho thường có xu hướng nghiêng về một trong hai thái cực. Hoặc là hàng tồn lưu trong kho quá nhiều làm cho vốn kinh doanh bị tồn đọng một cách lãng phí, hoặc là quá ít khiến cho việc sản xuất bị đình đốn. Hệ thống MRP sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán nan giải này. Mỗi khi hạn mức hàng tồn kho không được điều chỉnh một cách linh hoạt với việc cung ứng hàng hóa, nó sẽ bắt đầu nghiêng về một trong hai thái cực.

Những vấn đề sẽ phát sinh theo thời gian. Công thức sản xuất (BoM), dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật (work order) hay lập kế hoạch sản xuất đều dựa trên các giả định khi mới bắt đầu ứng dụng phần mềm MRP. Nếu các giả định (ước tính) không được cập nhật sát với thực tế thì nó sẽ không phản ánh kịp thời trước sự biến động của các chi phí và sản lượng sản xuất. Nếu điều này không được khắc phụ kịp thời, các ước tính giả định từ MRP sẽ ngày càng xa rời các chi phí thực tế.

Phương pháp MRP là gì?

MRP là gì viết tắt từ cụm tiếng Anh “Material Requirement Planning” – quá trình hoạch định nguồn lực sản xuất. Nó là một tập hợp con của phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP. Công cụ này giúp các nhà quản lý định hình sản phẩm từ việc dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, giá thành… đến lập kế hoạch sản xuất.

Quản lý tồn kho MRP là gì?

MRP (lập kế hoạch yêu cầu vật liệu) là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp sớm nhất, nhằm cải thiện năng suất cho doanh nghiệp bằng cách sử dụng máy tính và công nghệ phần mềm. MRP quản lý nguồn cung và hàng tồn kho tích hợp để ước tính số lượng nguyên liệu thô, duy trì mức tồn kho, lên lịch sản xuất và giao hàng.

MRP run là gì?

Lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP) là một kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch và kiểm soát hàng tồn kho được sử dụng để quản lý các quy trình sản xuất. Hầu hết các hệ thống MRP đều dựa trên phần mềm, nhưng cũng có thể tiến hành MRP bằng tay.

Lập kế hoạch nguyên vật liệu là gì?

Lập kế hoạch nguyên vật liệu là quá trình tìm ra những gì và số lượng cần thiết để sản xuất hàng hóa trong một khung thời gian xác định và đảm bảo cung cấp kịp thời những nguyên vật liệu đó. Lập kế hoạch vật liệu chính xác có thể đóng góp đáng kể vào hiệu quả và lợi nhuận của một công ty.