Cơn bão số 6 tại thanh hóa năm 1986 năm 2024

Quan sát ảnh chụp từ máy chụp quang phổ kế độ phân giải trung bình (MODIS) trên vệ tinh Terra, các chuyên gia khí tượng thế giới thấy cơn bão số 8 của Việt Nam và là số 22 ở Tây Thái Bình Dương có lúc đạt đến tốc độ gió 140 km/giờ ở vùng gần tâm bão, tức trên cấp 12, vào lúc 10giờ10 phút ngày 31-10 (ảnh). Chuyên gia phụ trách chương trình thời tiết trên truyền hình CNN ngày 2-11 cũng phải thốt lên: “Đây là cơn bão có đường đi và diễn biến thật kỳ dị”.

Khi mới hình thành ở Biển Đông như một áp thấp nhiệt đới hồi đầu giờ sáng 28-10 với cường độ chỉ mới ở cấp 6, cấp 7, nó chưa có bất thường gì. Chỉ một ngày sau, nó bắt đầu giở chứng. Lần đầu tiên trong lịch sử thành văn, ngay trong Biển Đông, nó vọt lên cấp 12 trong vòng hai ngày thay vì phải mất ít nhất 3-4 ngày như quy luật. Đến trưa 29-10, cường độ gió lên cấp 10. Đầu giờ chiều 31-10, nó tăng lên cấp 12, giật trên cấp 12.

Thông thường khi đi theo hướng Tây Tây Bắc, bão mạnh di chuyển ổn định và nhanh chóng đi vào bờ. Nhưng bão số 8 làm đảo lộn tất cả” - TS Nguyễn Lan Châu, Phó GĐ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương nói.

“Cách bờ biển Quảng Ngãi 230 km, chúng tôi tưởng bão sẽ đổ bộ vào đây. Chẳng hiểu sao, nó lập tức chuyển hướng đi vào Đà Nẵng”, TS Châu nhớ lại, “Tưởng là đổ bộ vào Quảng Nam, Đà Nẵng, bão lại chuyển hướng đi dọc theo bờ biển”.

Một điểm nữa khiến các nhà khoa học đặc biệt chú ý là, khi cường độ mạnh, bão thường di chuyển nhanh. Nhưng bão số 8 lại làm điều ngược lại. Cường độ càng mạnh bao nhiêu, tốc độ di chuyển lại rùa bò bấy nhiêu. Trung bình, cơn bão này chỉ di chuyển từ 5-10km/giờ, có lúc dường như nó đứng yên. “Rất ít cơn bão mạnh nào mà lại di chuyển chậm đến thế” - ông Thảo bày tỏ sự ngạc nhiên.

Trong khoảng thời gian từ 28 đến 29-10, một đợt gió mùa đông Bắc xuất hiện và ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Đới gió mùa này khiến nền nhiệt độ giảm 4-5 độ C. Lẽ ra cường độ của bão phải giảm khi tương tác với font gió lạnh như vậy. Thế mà nó lại khu xử ngược với quy luật.

Đến lúc suy yếu, nó hành xử với tốc độ nhanh không ngờ. Trong vòng 24 tiếng, từ cấp 12 “suy sụp” thành áp thấp nhiệt đới một cách khó hiểu.

Hầu hết các chuyên gia khí tượng thủy văn cũng sửng sốt khi chứng kiến đường đi dọc bờ biển của cơn bão gần như trùng khít với đường bờ biển ở nước ta.

Còn theo kỹ sư Thảo, “Bão số 8 là hiện tượng kỳ thú, xứng đáng được xếp hạng đặc biệt nhất trong khoảng thời gian 1950 trở lại đây”.

- Năm 1986, cơn bão số 5 xuất hiện ở Biển Đông, di chuyển vào gần bờ rồi lại quay lại Biển Đông, đi ra đi vào Biển Đông ba lần tạo thành một đường di chuyển vô cùng phức tạp.

- Năm 1995, xuất hiện một cơn bão di chuyển song song với đường bờ biển, tuy nhiên cách bờ biển khá xa (cơn bão số 8 năm nay cũng đi song song với đường bờ biển nhưng lại cách bờ biển rất gần) đổ bộ vào Quảng Tây Trung Quốc gây mưa cho 13 tỉnh của Trung Quốc.

Ông Lê Thế Chữ, sinh năm 1931 tại Quảng Xương, mất tháng 6 năm 2020, nguyên trợ lý cho Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, nguyên Vụ trưởng vụ Tổng hợp Văn phòng Quốc hội. Ông nghỉ hưu từ 1999 và là trưởng Ban liên lạc Đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội trong nhiều năm.

Cơn bão số 6 tại thanh hóa năm 1986 năm 2024

Đồng chí Lê Thế Chữ.

Một người chỉ muốn ẩn mình vào tĩnh lặng

Đầu năm 2017, tôi gọi điện cho bác Lê Thế Chữ, xin ý kiến bác về việc viết bài về bác trên Báo Thanh Hóa đầu năm. Bác Lê Thế Chữ nói qua điện thoại: Thôi thôi, chú Lộc ơi, chú tha cho bác. Bác ốm đau đã lâu rồi không ra đến cửa. Viết về bác cũng chẳng để làm gì đâu. Tôi vồn vã: - Đấy, chính vì bác yếu mà em cần đến thăm bác. Không đến bác là em không yên tâm. Bác nói một câu mà người không hiểu lòng bác thì tự ái ngay: - Thôi thôi chú Lộc ơi, tôi không tiếp khách được. Nhưng rồi tôi vẫn đến và bác vẫn tiếp tôi rất tình cảm. Chẳng qua là bác Chữ muốn ẩn mình vào tĩnh lặng mà thôi. Phong cách ấy chỉ có ở người có cái tâm rất sáng, một tấm lòng trung trinh với quê nhà xứ Thanh.

Nạn đói sau cơn bão số 7 năm 1986 và việc thành lập ban Đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội...

Bác Lê Thế Chữ kể: “...Sau trận bão số 6 và số 7 năm 1986, báo chí đưa tin rất nhiều thiệt hại nặng nề, trong đó có Thanh Hoá. Mặt trận tổ quốc tỉnh Thanh Hóa đã ra lời kêu gọi ủng hộ những người khó khăn. Trước tình hình đó, những người Thanh Hóa tại Hà Nội đã vận động ủng hộ được trên 300.000 đồng, trên một chục tấn gạo, 5.000 bộ quần áo, gần một vạn quyển vở học sinh để gửi về quê. Từ sự kiện trên, chúng tôi thấy rằng việc ra đời một tổ chức đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội là cần thiết. Ngày 15-6-1986, một sự kiện đáng nhớ. Hôm đó anh em Thanh Hóa tại Hà Nội gặp nhau tại nhà khách Chính phủ, số 37 Hùng Vương và thống nhất bầu ra Ban liên lạc gồm có 25 người do bác Lê Tất Đắc (nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa từ tháng 8 năm 1945) làm trưởng ban. Bác Nguyễn Trọng Vĩnh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa) làm phó ban. Tôi, Lê Thế Chữ, là Phó ban thường trực kiêm Tổng thư ký. Sau đó mấy năm, đồng hương các huyện, đồng hương các xã cũng được thành lập. Sau năm 1995, gần 200 xã đã có tổ chức đồng hương”.

Bác Chữ nhìn tôi, nói chậm lại như khẳng định, như tổng kết: "...Nhờ có tổ chức đồng hương, nhiểu hoạt động xã hội có hiệu quả đã được tổ chức: Gặp gỡ đầu Xuân hàng năm đã được duy trì. Lãnh đạo tỉnh đã ra dự đều đặn. Đặc biệt, những lần gặp mặt, bác Lê Khả Phiêu, nguyên tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đều đến dự. Người ốm đau, đều có mặt ban liên lạc đồng hương. Tôn vinh những người thành đạt: Phong giáo sư, đề bạt các chức vụ cấp bộ và trung ương, việc phong tướng... ban liên lạc đều có lẵng hoa chúc mừng. Dần dần, đồng hương quân đội, đồng hương công an, đồng hương Văn nghệ sĩ Nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội, đồng hương doanh nghiệp, đồng hương sinh viên đã ra đời. Nhiều dự án kêu gọi đầu tư vào Thanh Hóa: Công nghiệp, giao thông, ghủy lợi, tu bổ di tích văn hóa, lịch sử, xây dựng quỹ khuyến học, nhà tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo... đã được kêu gọi.

Bác Chữ kể tiếp: “...Khi bác Lê Tất Đắc nghỉ do sức khỏe yếu, anh Hoàng Văn Hiều, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đề nghị tôi làm trưởng ban đồng hương, tôi từ chối ngay vì tôi chỉ là chuyên viên cao cấp bậc 2, không phải hàm Bộ trưởng hay Bí thư Tỉnh ủy. Nhưng rồi từ chối không được mà tôi đã làm đến gần 20 năm sau. Dài thật.”

Lê Thế Chữ, tính cách người xứ Thanh

Thi thoảng gặp tôi, bác Chữ hồ hởi hỏi: - Nhà thơ có thơ không ? Anh tặng thơ tôi đi. Thế là tôi tặng tập thơ mới Tôi người Xứ Thanh cho bác. Bác vui lắm và cảm ơn. Đặc biệt, trong kỷ niệm 20 năm Đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội (1986-2006), tôi đã được đọc thơ bác Lê Thế Chữ trong kỷ yếu. Tôi nhớ câu kết của bài thơ dài:

...Hứa với mẹ, nếu tim con ngừng đập

Con vẫn hướng về quê mẹ quê cha

Sẽ vận động người xứ Thanh muôn ngả

Có nhớ sông Chu sông Mã mới thành người

(Lê Thế Chữ - Trích trong bài thơ: Tự hào quê mẹ)

Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Thơ bác Lê Thế Chữ là tiếng lòng của bác vậy. Và bác đã làm như thế với quê nhà, đã vận động bà con xứ Thanh tại Hà Nội nhiều năm qua làm được nhiều việc cho quê nhà. Bác hay thổ lộ với tôi về nhân tình thế thái, về tính cách người xứ Thanh xưa nay. Bác Chữ bảo: Người xứ Thanh mình thế đấy anh Lộc ạ, chân chất, mộc mạc nhưng mà bộc trực lắm. Khi cần là phang ngay, không giữ ý gì hết. Bác Chữ ơi, thì bác là thể hiện của cá tính người Xứ Thanh trong một con người cụ thể đấy thôi.

Tình cảm với văn nghệ sĩ và nhà báo...

Cách đây khoảng gần chục năm, hôm tôi tổ chức cho văn nghệ sĩ và nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội đi thăm Thanh Hóa theo lời mời của Tỉnh ủy Thanh Hóa, bác Lê Thế Chữ cho chị Nguyễn Thị Tâm, thủ quỹ ban, nghệ sĩ chèo Thanh Hóa hiện đang sống tại Hà Nội mang đến cho chúng tôi một cái phong bì 3 triệu. Chị Tâm nói là để các anh có tiền đi đường về quê. Bác Lê Thế Chữ điện cho tôi, vẫn cái giọng hồ hởi, bác nói rối rít trong máy: - Gọi là có tí chút để các anh làm lộ phí uống nước dọc đường thôi anh Lộc ơi. Hội ta nghèo chỉ có tấm lòng. Một lần khác, văn nghệ sĩ, nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội tổ chức gặp mặt nhân dịp tết cổ truyền. Bác đến tận nơi và lại mang theo một phong bì 3 triệu. Và bác bảo gọi là chúc Tết các nghệ sĩ và các nhà báo... Tôi cảm động đến rơi nước mắt. Đại tá nhà văn Nguyễn Bảo, lúc ấy là Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội kiêm trưởng Ban liên lạc văn nghệ sĩ, nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội bảo tôi: Nếu không có người nhiệt tình như bác Lê Thế Chữ, chắc anh em mình không được thế này đâu.

Bây giờ, bác Lê Thế Chữ đã về với tổ tiên. Một người xứ Thanh thẳng thắn, cương trực và rất tình cảm. Trong tôi, bác Lê Thế Chữ vẫn còn sống.

Đồng chí Lê Thế Chữ sinh ngày 1-6-1931 tại xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên chuyên gia cao cấp, nguyên trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Với 54 năm công tác, cống hiến, đồng chí đã có nhiều đóng góp quý báu và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Danh hiệu Cán bộ tiền khởi nghĩa cùng nhiều huân chương, huy chương cao quý khác.

Ở cương vị công tác nào, đồng chí Lê Thế Chữ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nêu cao tinh thần đoàn kết, trung thành với cách mạng, với Tổ quốc, tận tụy với Nhân dân.

Trong 20 năm công tác tại Quốc hội, đồng chí Lê Thế Chữ gắn bó sâu sắc với hoạt động tham mưu, phục vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Đồng chí đã phát huy tinh thần, phẩm chất cách mạng, trực tiếp tham mưu, cố vấn cho Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội. Với vai trò là Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, đồng chí đã có những đóng góp tích cực trong quá trình tham mưu, phục vụ cho đồng chí Chủ tịch Quốc hội.