Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

Đột quỵ cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tàn tật; một nửa số người sống sót sau đột quỵ bị tàn tật và hơn một phần ba phụ thuộc vào người chăm sóc. Trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đột quỵ xếp hàng thứ 2.

Đột quỵ thường xảy ra với người từ 40 tuổi trở lên. Khi xảy ra, nguyên nhân chính là tăng huyết áp. Tuy nhiên, đột quỵ cũng xảy ra khoảng 8% trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, song song với phải đáp ứng mức độ cao nhất các biện pháp phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19, các bệnh viện vừa phải đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh khác, đặc biệt là các bệnh lý mãn tính không lây nhiễm.

"Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sau COVID-19 là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ… Đây là nhóm các bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam", theo PGS Khuê nói tại Hội thảo liên quan việc khám chữa bệnh đột quỵ, ngày 8/12.

Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

PGS.TS Lương Ngọc Khuê

Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Đáng nói, số người trẻ bị đột quỵ đang có xu hướng gia tăng. PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện Bạch Mai – cho hay chỉ trong 1 năm thành lập, Trung tâm tiếp nhận gần 4.000 bệnh nhân, trong đó có gần 2.200 ca đột quỵ (chiếm hơn 60%), gần 1.300 ca nhồi máu. Hiện Trung tâm này chỉ mới "biên chế" 46 giường bệnh, 13 bác sĩ và 27 điều dưỡng.

Năm 2016, Bộ Y tế ban hành Thông tư 47 quy định việc tổ chức khám chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Thực hiện Thông tư này, hiện nay tại tuyến Trung ương, có 4 trung tâm đột quỵ thuộc 4 bệnh viện: Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bạch Mai, Đa khoa Trung ương Huế và C Đà Nẵng.

Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

Thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ -Bệnh viện Bạch Mai. Đây là một trong 6 bệnh viện ở Việt Nam có Trung tâm Đột quỵ.

Hai bệnh viện Trung ương thành lập khoa Đột quỵ là 108 và Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ngoài ra, có 27 đơn vị đột quỵ được thành lập tại các cơ sở y tế như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, E…

Tại tuyến tỉnh, có 2 bệnh viện thành lập trung tâm đột quỵ là Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Phú Thọ; 5 viện có khoa đột quỵ là Đà Nẵng, Hải Dương, Ninh Bình, quân y 121 và quân y 103. Ngoài ra, có 40 cơ sở tuyến tỉnh có đơn vị đột quỵ và 38 cơ sở có đội đột quỵ.

Tại tuyến huyện, chưa có đơn vị nào có trung tâm đột quỵ. Với loại hình khoa Đột quỵ, chỉ có 2 bệnh viện đã thành lập gồm: Đa khoa khu vực huyện Bắc Quang (Hà Giang) và Đa khoa Sơn Tây (Hà Nội); 105 cơ sở tuyến huyện có đơn vị đột quỵ, 144 đội đột quỵ và 132 cơ sở không thực hiện khám chữa bệnh đột quỵ.

Cả nước hiện có 182 cơ sở khám chữa bệnh có đội đột quỵ - những người chủ yếu làm công việc tiếp nhận, đánh giá nhanh, phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu đột quỵ, hỗ trợ vận chuyển tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Tuy nhiên, nhiều đội không có bác sĩ/điều dưỡng. Chưa đến 10% bác sĩ và điều dưỡng được tập huấn và cấp giấy chứng nhận đào tạo đột quỵ.

Các cơ sở khám chữa bệnh đề xuất, ngoài việc quy định rõ cơ sở hạ tầng tối thiểu cho triển khai công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở có khoa đột quỵ, cần bổ sung nhân lực chuyên sâu, chất lượng cao về đột quỵ, chuẩn hoá năng lực chuyên môn cho các cơ sở có khoa Đột quỵ. Bên cạnh đó, cần có các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh đột quỵ...

Sáng 2.2, tin từ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Trung ương Cần Thơ cho hay, bệnh viện vừa nhận được chứng nhận chuẩn chất lượng vàng từ Hội Đột quỵ châu Âu.

Để đạt được chứng nhận này, năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, quy trình cấp cứu tối ưu, tỷ lệ tái thông khoảng 6,5% (tỷ lệ tái thông đạt chuẩn vàng là 5 - 15% - PV).

Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

Bệnh nhân đột quỵ sau can thiệp được điều trị phục hồi tại BVĐK Trung ương Cần Thơ

ĐÌNH TUYỂN

Từ năm 2007, chương trình chứng nhận chuẩn điều trị của các đơn vị đột quỵ và trung tâm đột quỵ được Ủy ban chấp hành Hội Đột quỵ châu Âu thành lập, sau này được phát triển, duy trì bởi Hội Đột quỵ Thế giới. Mục đích là thiết lập các tiêu chuẩn trong điều trị đột quỵ, cải thiện chất lượng và thống nhất trong chăm sóc bệnh nhân, giảm bớt sự chênh lệch trong điều trị đột quỵ giữa các quốc gia. Để đạt được chuẩn này các trung tâm phải thỏa mãn một loạt tiêu chí khắt khe về quy trình điều trị cấp cứu đột quỵ cấp, khả năng huấn luyện con người, trang thiết bị chẩn đoán, sự phối hợp giữa các khoa liên quan trong quá trình điều trị bệnh nhân.

Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

Chăm sóc cho bệnh nhân bị đột quỵ nặng tại BVĐK Trung ương Cần Thơ

ĐÌNH TUYỂN

Cụ thể, để đạt chứng nhận chuẩn chất lượng vàng từ Hội Đột quỵ châu Âu, BVĐK Trung ương Cần Thơ phải đáp ứng được 8 tiêu chí nghiêm ngặt về: Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được điều trị thuốc tiêu sợi huyết trước 60 phút và trước 45 phút; Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được bắt đầu can thiệp mạch máu não trước 120 phút và trước 90 phút; Tỷ lệ tái thông được mạch máu bị nghẽn tắc (trên tổng số bệnh nhân nhập viện); Tỷ lệ bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ được chụp CTScan (Chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (Chụp cộng hưởng từ)…

Theo TS.BS Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, BVĐK Trung ương Cần Thơ, cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là một trong những cấp cứu khẩn cấp chạy đua với thời gian để tái thông mạch máu bị tắc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa đóng vai trò quan trọng nhất để giúp rút ngắn tối đa thời gian bệnh nhân được điều trị đặc hiệu. Việc bệnh viện áp dụng quy trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ theo các tiêu chuẩn của Hội đột quỵ châu Âu, giúp nhất quán trong quá trình điều trị, tăng khả năng điều trị thành công cho người bệnh.

Chữa đột quỵ tốt nhất ở bệnh viện nào

Hai liệu pháp điều trị đặc hiệu cho đột quỵ nhồi máu não là tiêu sợi huyết và lấy huyết khối qua can thiệp trên máy DSA

ĐÌNH TUYỂN

Cũng theo BS Đức, 2 liệu pháp điều trị đặc hiệu cho đột quỵ nhồi máu não là tiêu sợi huyết và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Khả năng hồi phục của bệnh nhân càng cao khi đến bệnh viện để được điều trị đặc hiệu càng sớm. Trong năm 2022, BVĐK Trung ương Cần Thơ đã sử dụng liệu pháp tiêu sợi huyết cho 100 bệnh nhân, và liệu pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học 135 bệnh nhân. "Có thể nói tiêu chuẩn chất lượng vàng trong điều trị đột quỵ là thước đo để các đơn vị đột quỵ biết vị trí của mình đang ở đâu, là động lực để các đơn vị phấn đấu, nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân", TS.BS Hà Tấn Đức nói.

Hiện tại, BVĐK ương Cần Thơ có 3 ê kíp can thiệp đột quỵ, với 3 hệ thống máy DSA (hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền) dùng cho can thiệp mạch máu nên có thể cùng lúc triển khai can thiệp cho nhiều bệnh nhân đột quỵ vào viện cấp cứu.

Năm 2023, bệnh viện dự kiến sẽ mở rộng khoa Đột quỵ thành lập Trung tâm Đột quỵ để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng gia tăng của người dân khu vực ĐBSCL.

Dấu hiệu đột quỵ

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ