Các yếu tố cấu thành của văn hóa năm 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--oOo--

MÔN: Văn hóa doanh nghiệp

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA

LỚP MHP: DHMK18BTT

GVHD: TS. Nguyễn Thị Vân

Nhóm: 4- Tally

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024

Thành viên nhóm

Stt Họ và tên Mssv

Chức vụ Mức độ hoàn

thành

1 Lương Tuyết Anh 21035251 Thành viên 100%

2 Trần Thị Trâm Anh 22664891 Thành viên 100%

3 Tăng Quốc Huy 21082551 Nhóm trưởng 100%

4 Đặng Tuyết Ngân 21035081 Thành viên 100%

5 Lê Thanh Sơn 21030421 Thành viên 100%

6 Hoàng Thanh Nhi 21029731 Thành viên 100%

7 Trần Mỹ Uyên 21090171 Thành viên 100%

Ví dụ: Thành ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” trong tiếng Việt thể hiện

tầm quan trọng của việc học hỏi và trải nghiệm trong văn hóa Việt Nam. Cho đến nay,

ông bà hay cha mẹ chúng ta vẫn còn sử dụng câu thành ngữ này để khích lệ ý chí học

hỏi cho con cái của mình.

Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng

thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị.

Ví dụ: Trong tiếng Anh, có sự phân biệt giữa "blue", "teal", và "green," trong khi trong

tiếng Việt, chúng đều được gọi là "xanh" (xanh lam, xanh ngọc và xanh lá). Người nói

tiếng Việt thường coi những màu này như giống nhau, trong khi người bản ngữ tiếng

Anh coi chúng là ba tông màu khác nhau. Điều này có thể được giải thích bởi môi

trường tự nhiên tại hai vùng lãnh thổ có sự khác biệt, dẫn đến việc đặt tên cho các màu

sắc cũng có khác biệt trong hai nền văn hóa.

Có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ví dụ : Cùng là từ có nghĩa là “xin chào” nhưng ở mỗi văn hóa các nước khác nhau thì

ngôn ngữ nói và viết của họ cũng sẽ khác nhau như người Mỹ đối với họ “xin chào” là

“Hello”, và chữ viết của họ theo bảng chữ cái latinh còn người Trung thì lại “Ni

hao”và chữ viết của họ sẽ là chữ Hán Giản Thể (kiểu chữ tượng hình).

1.1.3. Tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo và tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó chi

phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên giáo chú - chúa, Phật giáo - Phật tổ, bồ

tát ). Tôn giáo, tín ngưỡng được nhận thức như một yếu tố nhạy cảm nhất của văn hóa.

Tôn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến cách sống, lối sống, niềm tin, giá trị và thái

độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với

xã hội khác.

Chẳng hạn, ở những nước theo đạo hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia

đình, giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp

tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời

khuyên của đạo tin lành. Các nước châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đảo khổng

nên coi chồng đạo đức làm việc. Phải những ngày lễ trọng yếu cũng bị ràng buộc bởi

tôn giáo, ví dụ nhiều người Mỹ trao đổi quà cho nhau vào ngày 25 tháng 12 (lễ giáng

sinh), người Việt Nam Lì xì tiền vào dịp lễ tết.

Tôn giáo có ảnh hưởng tới chính trị và môi trường kinh doanh. Ví dụ như khi

Ayatollah Khomeini điều hành Iran, những nhà kinh doanh phương tây chẳng bao lâu

sau đã rời khỏi đây vì thái độ của chính phủ. Khi Iran có chiến tranh với Iran và kinh

tế suy yếu, chính sách của Khomeini cũng gây trở ngại cho chính phủ của các nước

khác, đặc biệt là Mỹ có nhân viên sứ quán bị bắt làm con tin bởi người Iran. Rõ ràng là

niềm tin tôn giáo của quốc gia ảnh hưởng đến nhiều quyết định chính trị và kinh tế.

1. 3 .3. Giá trị và thái độ

Giá trị là những niềm tin và những chuẩn mực làm căn cứ để các thành viên của một

nền văn hóa xác định, phân biệt đúng và sai, tốt và không tốt, đẹp và xấu, quan trọng

và không quan trọng, đáng mong muốn và không đáng mong muốn. Giá trị giúp chúng

ta có phương hướng và giúp cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa.

Chiếu chèo ngày xuân

Vũ điệu cồng chiêng Tây Nguyên

Bảng 1 Thứ tự ưu tiên về những giá trị văn hóa ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và các tiểu

vương quốc Ả Rập.

Hoa Kỳ Nhật Bản Các tiểu vương quốc Ả Rập

Tự do Bổn phận của chủ hoặc

công việc

An toàn trong gia đình

Độc lập Hòa hợp trong nhóm Hòa hợp trong gia đình

Tự chủ Tính tập thể Định hướng của phụ huynh

Bình đẳng Tuổi tác, thứ tự cấp bậc Tuổi tác

Cá nhân Sự nhất trí trong nhóm Quyền lực

Cạnh tranh Sự hợp tác Sự thỏa hiệp

Được việc Chất lượng Sự cống hiến

Thời gian Tính kiên nhẫn Tính kiên nhẫn

Sự thẳng thắn trực tiếp Tính gián tiếp Tính gián tiếp

Sự cởi mở Sự thương lượng Tính thân thiện

Ghi chú: “1” thể hiện giá trị văn hóa quan trọng nhất, “10” là ít quan trọng nhất

Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và

về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người

học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội... và thông qua đó xác định

nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là

sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một

nền văn hóa, thậm chỉ có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền

  • Người Việt Nam đánh giá cao những người bán và những người tìm vốn (giá trị), và

họ cho rằng người mua và nhà đầu tư có vị thế ít hơn (thái độ).

  • Ở Nhật, công ty Levi Strauss biết người Nhật nghĩ Levi là danh tiếng (giá trị) và do

đó mua cho phù hợp với họ. Với những người không thiện chí với việc dùng hàng

nước ngoài (thái độ) vì họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước (giá trị),

các công ty nước ngoài đã tránh nhấn mạnh đến nguồn gốc.

1.1.3. Phong tục tập quán

Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn

định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ

khác.

Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, nghi lễ thờ

cúng Thành hoàng làng, các nhân vật lịch sử, thờ Mẫu cho đến thờ cúng Tổ tiên của

người Việt Nam; phong tục thờ bò của Ấn Độ, thời vượn người, tinh tinh của

Indonesia; phong tục trọng việc cưới, việc tang, lễ hội, văn hóa, sinh hoạt,... của các

nước khác

Những thái độ hành vi nào được lǎp đi lǎp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý

trở thành thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc

của một khối cộng đồng người trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc

thường gọi là tập quán. Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này

qua thể hệ khác,làm cho nhūmg người đời sau tuân theo một cách không có tiêu chuẩn

bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ,

bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thi lên án, thường gọi là tục lệ hay

phong tục.

Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong nước, mỗi địa phương ngoài những

phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một

địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có nhūng phong tục riêng.

Ví dụ: Ở Pakistan, trước mỗi bữa ăn, người Hồi giáo luôn niệm rằng: “Bismillah Ar-

Rahman al-Rahim” (theo tên của Thánh Allah là người mang đến lợi ích và từ bi). Sau

đó, mọi người sẽ nói “Al-Hamdu-lillah” (Cảm ơn Thượng đế).

  • Phong tục tập quán là những nếp sống, phong tục do những người sống trong xã hội

tự đặt ra, nó được áp dụng vào đời sống và phục vụ cho mọi người nhưng không mang

tính chất vi phạm pháp luật

  • Phong tục tập quán có tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài

trong quá trình phát triển lịch sử.

  • Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thể hệ khác bằng con đường

truyền đạt,bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân.

  • Phong tục tập quán là cơ chế tâm lý bên trong , nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối

sống

Có chức năng hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong xã hội; giáo dục nhận

thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu cho con

người; gắn kết các thành viên trong nhóm; là tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức, xã hội

với nhau và là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đời sống văn

hóa nhóm.

Ví dụ:

+ Tục đi chùa đầu năm là một phong tục phổ biến của người Việt Nam. Trong những

ngày đầu năm mới, mọi người thường đi chùa để cầu mong bình an, may mắn cho bản

thân và gia đình.

thói quen ở Mỹ là ăn món chính trước món tráng miệng. Khi thực hiện thói quen này,

họ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn trên đĩa (dĩa) và không nói khi có thức ăn trong

miệng.

Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử hoàn toàn khác nhau. Ở các nước

Latinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị.

Người Mỹ thường sử dụng phần bột sau khi tắm nhưng người Nhật cảm thấy như thế

là làm bẩn lại. Ở các nước Ả rập, cách cư xử bị cho là xấu khi cố gắng bắt tay những

người có quyền lực cao hơn trừ khi họ có cử chỉ làm việc đó trước. Ở nhiều nước

phương Tây có thể nói chuyện công việc khi chơi gôn nhưng ở Nhật công việc không

bao giờ được bàn đến. Ở Mỹ có thể chấp nhận ông chủ tặng hoa hồng cho cô thư ký để

biểu lộ sự cảm kích về sự giúp đỡ kết thúc công việc, nhưng ở Đức và nhiều nước

Latinh, hành động như thế sẽ bị xem là một dấu hiệu tình cảm lãng mạn và do vậy

không được chấp nhận.

Thói quen cũng thế hiện trong cách các công ty quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Ở Mỹ

đàn ông mua nhẫn kim cương cho hôn thê, nhưng ở Đức những người phụ nữ trẻ tự

mua nhẫn cho họ. Vì thế việc quảng cáo nhẫn của người bán ở 2 nước này khác nhau.

Ở Nhật cà phê Maxwell House được gọi đơn giản là Maxwell vì từ "house" làm khách

hàng bối rối.

Theo một chuyên gia người Mỹ, hầu hết những sai lầm của người Việt trong giao tiếp

kinh doanh với người Mỹ đều xuất phát từ các thói quen rất đỗi bình thường, thậm chí

còn được xem là những nét văn hóa đẹp. Với người Việt Nam, các thương lượng đôi

khi không dựa trên hợp đồng mà bằng cách tạo dựng các mối quan hệ, từ đó phát triển

sự tin tưởng để làm ăn. Đa phần doanh nhân Việt Nam chọn cách ký một bản ghi nhớ

trước khi có được hợp đồng, bởi họ cần nhiều thời gian đề xây dựng mối quan hệ.

Riêng với người Mỹ, cái gọi là "bản ghi nhớ" không mấy có giá trị, bởi theo quan

điểm của họ, tất cả các cuộc thương lượng phải được thể hiện bằng hợp đồng. Một thói

quen của người Việt trên bàn đàm phán là chốt lại vấn đề bằng câu đại ý: "Chúng tôi

sẽ có quyết định ngay sau khi xin ý kiến cấp trên". Đôi khi, đối tác chỉ là những người

cấp dưới hoặc thừa hành nên cách này được áp dụng để né việc phải quyết định tức thì.

Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu với điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc họ đang

tiếp xúc với một người không có quyền quyết định vấn đề. Người Việt thường bắt đầu

hoặc kết thúc các cuộc đàm phán bằng những hoạt động giải trí như ăn uống, ca hát

hoặc thậm chí là massage, quà cáp để tạo sự thân thiện. Đối với người Mỹ, những hoạt

động này không cần thiết, có khi còn gây phản ứng ngược. Người Mỹ ít khi thỏa thuận

kinh doanh bên ngoài phòng họp, càng không có thói quen ký hợp đồng trên bàn nhậu

như người Việt.

Ví dụ: Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động

biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của

xóm làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ.

Chủ nhà có tính hiếu khách: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không

bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà

luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu

khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về những vùng nơi hẻo lánh, hay miền

rừng núi xa xôi.

Water Lilies by Claude Monet

Starry Night by Vincent van Gogh

1.1.3. Giáo dục

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhầm bồi dưỡng

cho con người những phẩm chất đạo đức, tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng

như những kỹ năng, kỹ xão cần thiết trong cuộc sống.

Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ cao của giáo dục thường dẫn

đến năng xuất cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung cấp những

cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị.

Sự kết hợp giáo dục chính quy (nhà trường) và giáo dục không chính quy (gia đình và

xã hội) giáo dục cho con người những giá trị chuẩn mực xã hội như tôn trọng người

khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ..., những nghĩa vụ

cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá kết quả học tập theo

điểm của giáo dục chính quy cũng giáo dục cho học sinh thấy giá trị thành công của

mỗi cá nhân và khuyến khích tin thần cạnh tranh ở học sinh. Trình độ giáo dục, của

một cộng đồng có thể đánh giá qua tỉ lệ người biết đọc, biết viết, tỉ lệ người tốt nghiệp

phổ thông, trung học hay đại học... Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của

văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế thừa được những giá trị

văn hóa cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các nền văn hóa khác. Mô hình giáo

dục ở các nước là khác nhau. Ví dụ, ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhấn mạnh đến kỹ thuật

và khoa học ở trình độ đại học. Nhưng ở Châu Âu, số lượng MBA lại gia tăng nhanh

trong những năm gần đây. Điền này có ý nghĩa lớn khi thiết lập các quan hệ trong giáo

dục giữa các nước.

sau hàng vạn năm, những cục đá thô sơ đó khiến ta xúc động vì chúng giúp ta hình

dung ra cuộc sống của tổ tiên. Một bức tranh sở dĩ đẹp vì nó cho ta biết cái gì đang

diễn ra trong tâm hồn họa sĩ và qua đó, mở thêm một cánh cửa cho ta nhìn thấu tâm

hồn mình. Bởi vậy, văn hóa luôn gắn chặt với mọi hoạt động vật chất nhưng nó không

chỉ là cái đạt được mà còn là khởi nguyên mọi hoạt động của con người, trong sản xuất

của cải vật chất cũng như trong quá trình sáng tạo văn hóa. Khảo sát một nền văn hóa

có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là

quan trọng.

Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là

thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là những trong tâm thương mại. Văn hóa vật chất

còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn

hóa vào sinh hoạt trong một trường tự nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn

tháp truyền hình Hà Nội, ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành

phần văn hóa phi vật chất. Việc phát minh ra các biện pháp tránh thai đã góp phần làm

hình thành nên tiêu chuẩn quan hệ tình dục không phải để sinh đẻ.

Khía cạnh vật chất của văn hóa được thể hiện qua đời sống vật chất của một quốc gia,

ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó.

Một điểm lưu ý là khi xem xét đến khía cạnh vật chất của văn hóa, chúng ta quan sát

cách con người làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện rõ ở tiến bộ kỹ thuật và công

nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế

nào. Vì vậy, khi đánh giá những yếu tố của nền văn hóa cần xem xét cơ sở hạ tầng

kinh tế như gia thông vận tải, thông tin liên lạc, nguồn năng lượng..., cơ sở hạ tầng xã

hội nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục, điều kiện nhà ở, vệ sinh... và cơ sở

hạ tầng tài chính như hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính. Và cũng gần

như lưu ý rằng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng đến mức sống và giúp giải

thích những giá trị và niềm tin của xã hội đó. Ví dụ như nếu là một quốc gia tiến bộ kỹ

thuật, con người ít tin vào số mệnh và họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điền

xảy ra đối với họ. Những giá trị của họ cũng thiên về vật chất vì họ có mức sống cao

hơn.

Video minh họa về các yếu tố cấu thành văn hóa:

+ Ngôn ngữ: Video minh họa các ngôn ngữ trên thế giới

Link: youtube/watch?v=yWvuxazCX8s

Link: youtube/watch?v=472AnCrHYVs

+ Phong tục tập quán: Video tái hiện chân thực tục lệ cưới truyền thống của đồng bào

dân tộc Ba Na

Link: youtube/watch?v=-X69bPdLgWQ

+ Thói quen và cách ứng xử: Video minh họa văn hóa ứng xử của người Việt

Link: youtube/watch?v=-tRJN3UPzg

+Giá trị và thái độ:

Link: youtube/watch?v=1v5hif6C5Cg

+Thẩm mỹ:

youtube/watch?v=7e9J-ggsaxU

Văn hóa là gì các yếu tố cấu thành văn hóa?

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện… Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.nullVăn hóa là gì? Các loại hình văn hóa phổ biến tại Việt Nam - LuatVietnamluatvietnam.vn › linh-vuc-khac › van-hoa-la-gi-883-91007-articlenull

Văn hóa nơi công sở là gì?

Văn hóa công sở là kết quả của phương thức ứng xử trong công sở được con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức. Các phương thức ấy được xem là phù hợp, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần của các thành viên trong tổ chức và cần đến chúng như một nhu cầu.nullVăn hóa công sở và các giá trị của văn hóa công sởwww.sbv.gov.vn › webcenter › contentattachfile › idcplgnull

Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì?

Văn hóa doanh nghiệp được phản ánh trong những quy định, chẳng hạn như giờ làm việc, phúc lợi nhân viên, bố trí văn phòng, trang phục, quyết định tuyển dụng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều khía cạnh khác.nullVăn hoá doanh nghiệp là gì? 6 nội dung cần chú ý - Vinacontrol CEvnce.vn › van-hoa-doanh-nghiep-la-ginull

Văn hóa xã hội bao gồm những gì?

Văn hóa xã hội là một bộ phận cấu thành của văn hóa, bao gồm các giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống, quan hệ xã hội và các hoạt động xã hội của một cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực. Nó ảnh hưởng đến cách con người tương tác với nhau, tổ chức xã hội và nhìn nhận thế giới xung quanh.nullVăn hóa là gì? Khái niệm và các loại hình văn hóa Việt Namwww.pace.edu.vn › tin-kho-tri-thuc › van-hoa-la-ginull