Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024

Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là hai yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh, chúng được sử dụng như một công cụ để đo lường, quản lý và định hình chiến lược kinh doanh của một tổ chức. Dựa trên những báo cáo và đánh giá đối với chỉ tiêu trên, những chiến dịch phát triển của doanh nghiệp sẽ dần được hoàn thiện và tinh chỉnh sao cho phù hợp với thị trường ngày càng khắc nghiệt.

1. Các tài khoản liên quan đến hạch toán doanh thu bán hàng

Tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ chính là ghi nhận và theo dõi số tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Để thực hiện hoạt động này, kế toán viên sẽ hạch toán vào tài khoản sau:

Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Theo Thông tư 200/2014/TT – BTC sẽ có 6 tài khoản cấp 2:

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024

Lưu ý: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có 4 tài khoản cấp 2 là Tài khoản 5111; 5112; 5113; 5118.

2. Các chứng từ cần có khi tiến hành hạch toán doanh thu bán hàng

Khi tiến hành công việc hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán viên cần thu thập đủ những loại chứng từ sau:

  • Hóa đơn bán hàng
  • Biên bản giao hàng (BBGH)
  • Biên bản xuất kho
  • Hợp đồng bán hàng (nếu có)
  • Báo cáo doanh thu
  • Các chứng từ thanh toán

Ngoài ra, để nâng cao tính chính xác và phục vụ tối đa cho hoạt động ghi sổ, kế toán viên cũng cần bổ sung thêm những loại chứng từ khác như:

  • Chứng từ vận chuyển và giao nhận hàng hóa
  • Chứng từ về chính sách bán hàng
  • Chứng từ liên quan đến đánh giá công nợ
  • Chứng từ liên quan đến hoàn trả hàng hoặc điều chỉnh doanh thu

3. Các cách hạch toán doanh thu bán hàng theo Thông tư 2024

3.1 Hạch toán doanh thu bán hàng theo khối lượng sản phẩm

Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp (chi tiết từng loại thuế) được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

3.2 Hạch toán doanh thu bán hàng khi thuê tscđ hoặc bđs

  • Trường hợp 1: khi cho thuê hoạt động TSCĐ và BĐS

Kế toán phản ánh doanh thu phù hợp với dịch vụ cho thuê hoạt động TSCĐ và BĐS đã hoàn thành từng kỳ. Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê hoạt động TSCĐ và BĐS, bút toán được ghi nhận là

Nợ TK 131

Nợ TK 111, 112

Có TK 511

Có TK 3331

  • Trường hợp 2: Thu trước tiền nhiều kỳ về cho thuê hoạt động TSCĐ và BĐS

+ Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động TSCĐ và BĐS cho nhiều kỳ, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3387 – (Giá chưa thuế GTGT)

Có TK 3331

+ Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 3387

Có TK 511

+ Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê hoạt động TSCĐ và BĐS không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), bút toán ghi nhận:

Nợ TK 3387

Nợ TK 3331 (số tiền trả lại cho bên thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)

Có TK 111, 112,…

Lưu ý: trường hợp người thuê thỏa mãn các điều kiện theo quy định trong Điều khoản ghi nhận doanh thu thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê, thì kế toán được ghi nhận doanh thu đối với toàn bộ số tiền nhận trước

3.3 Hạch toán doanh thu bán hàng cho đại lý hưởng hoa hồng

Bên giao hàng đại lý: căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán ra của hàng hoá đã bán do các bên đại lý lập gửi, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT.

Đối với bên nhận làm đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng: ghi nhận doanh thu là phần hoa hồng được hưởng.

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024
Hình 1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng từ đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng

Ví dụ 1: Tháng 8/2021, Chi nhánh Viettel TP. Hồ Chí Minh xuất 1.500 thẻ điện thoại cho đại lý Thanh Chương. Giá bán ra thị trường mỗi thẻ: 50.000 đồng đã bao gồm 10% VAT. Đại lý hưởng 10% Hoa hồng trên tổng giá bán đã bao gồm VAT. Giá vốn mỗi thẻ: 40.000 đồng

Cuối tháng 8, Đại lý Thanh Chương đã bán hết 1.500 thẻ.

– Kế toán tại Chi nhánh Viettel TP. Hồ Chí Minh hạch toán:

+ Xuất hàng cho đại lý:

Nợ TK 157 – 1.500 thẻ x 40.000đồng/thẻ = 60.000.000 đồng

Có TK 156 – 60.000.000 đồng

+ Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của Đại lý Thanh Chương gửi về cuối tháng 8:

  • Kế toán thực hiện hạch toán phản ánh doanh thu:

Nợ các TK 131 – 75.000.000 đồng

Có TK 511 – 68.181.818 đồng

Có TK 3331 – 6.818.182 đồng

Đồng thời phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632 – 60.000.000 đồng

Có TK 157 – 60.000.000 đồng

Hạch toán chi phí bán hàng: số tiền hoa hồng phải trả cho đại lý Thanh Chương:

Nợ TK 641 – 10% x 75.000.000/1,1 = 6.818.182 đồng

Nợ TK 133 – 681.818 đồng

Có TK 131 – 7.500.000 đồng

– Kế toán tại đại lý Thanh Chương:

+ Khi nhận hàng kế toán chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý.

+ Cuối tháng 8 đã bán hết hàng, xác định số tiền phải trả cho Viettel TP. Hồ Chí Minh:

Nợ TK 111, 112, 131,… – 75.000.000 đồng

Có TK 331 – 75.000.000 đồng

+ Phản ánh doanh thu là hoa hồng được hưởng trong tháng 8:

Nợ 331 – 7.500.000 đồng

Có 511 – 6.818.182 đồng

Có 3331 – 681.818 đồng

+ Trả tiền cho Viettel TP. Hồ Chí Minh sau khi trừ đi phần hoa hồng được hưởng

Nợ 331 – 67.500.000 đồng

Có TK 111, 112,131,… – 67.500.000 đồng

3.4 Hạch toán doanh thu bán hàng cho hoạt động xây dựng

  • Trường hợp 1: Nếu hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao cho các bộ phận có liên quan xác định trị giá phần công việc đã hoàn thành để lập chứng từ (không phải hóa đơn) phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ. Kế toán sẽ căn cứ vào chứng từ này và tiến hành hạch toán:

Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

Có TK 511

Sau khi xuất hoá đơn GTGT theo tiến độ kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng, hạch toán:

Nợ TK 131

Có TK 337

Có TK 3331

– Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:

Nợ các TK 111, 112, …

Có TK 131

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024
Hình 2: Sơ đồ hạch toán doanh thu từ hợp đồng xây dựng trường hợp hợp đồng được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

  • Trường hợp 2: Nếu hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện

Căn cứ vào khối lượng công việc đã hoàn thành có xác nhận của khách hàng (thường là Biên bản nghiệm thu khối lượng giá trị từng lần), kế toán lập Hoá đơn GTGT và ghi sổ:

Nợ các TK 111, 112, 131, …

Có TK 511

Có TK 3331

Lưu ý: Đối với các khoản tiền thưởng thêm khi thực hiện hợp đồng đạt, vượt chỉ tiêu đã ghi trong hợp đồng hay các khoản bồi thường bù đắp thêm các khoản chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng thì kế toán đều phải ghi nhận là doanh thu.

Ví dụ 2: Công ty Cổ phần Xây dựng Trường Sơn thực hiện việc xây dựng trang trại nuôi cừu cho Tập đoàn may mặc An Hưng. Trong hợp đồng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, thời gian thực hiện từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Đến cuối tháng 3/2021, công ty đã hoàn thành 1/4 công việc, trị giá phần công việc đã hoàn thành được xác định là 8.506.000.000 đồng. Tháng 5/2021, Tập đoàn may mặc An Hưng chuyển khoản trả trước phần giá trị công việc đã hoàn thành trong quý 1.

Kế toán ghi sổ như sau:

– Khi nhận được chứng từ xác nhận trị giá phần công việc đã hoàn thành cuối tháng 3:

Nợ TK 337 – 8.506.000.000 đồng

Có TK 5113 – 8.506.000.000 đồng

– Xuất hóa đơn cho tập đoàn A:

Nợ TK 131 – 9.356.600.000 đồng

Có TK 337 – 8.506.000.000 đồng

Có TK 3331 – 850.600.000 đồng

– Khi nhận tiền chuyển khoản từ Tập đoàn may mặc An Hưng trong tháng 5:

Nợ TK 112 – 9.356.600.000 đồng

Có TK 131 – 9.356.600.000 đồng

3.5 Hạch toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp

Doanh thu được tính theo giá bán trả tiền ngay. Số tiền lãi trả chậm thu từ khách hàng sẽ hạch toán vào tài khoản 3387 (doanh thu chưa thực hiện). Định kỳ thu tiền lãi thì thực hiện kết chuyển vào tài khoản 515 (doanh thu từ hoạt động tài chính).

  • Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331, 3332).

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả góp với giá bán trả tiền ngay).

  • Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024
Hình ảnh 3: Sơ đồ chữ T hạch toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp

Ví dụ 3: Tháng 1/2022, Siêu thị Cao Kim bán cho anh Hùng một chiếc máy giặt Panal với giá đã bao gồm VAT 10% tại thời điểm bán là 14.300.000 đồng. Trả trước 4.290.000 đồng, số còn lại 10.010.000 đồng trả trong vòng 5 tháng, trả vào cuối mỗi tháng, lãi suất cố định là 0,5%/tháng trên dư nợ giảm dần.

Số tiền phải trả hàng tháng là: 2.002.000 đồng

Tính tiền lãi thu trong 5 tháng theo dư nợ giảm dần là:

  • Tháng thứ 1: 10.010.000 x 0.5 %= 50.050 đồng
  • Tháng thứ 2: (10.010.000 – 2.002.000) x 0.5% = 40.040 đồng
  • Tháng thứ 3: (10.010.000 – 2 x 2.002.000) x 0.5% = 30.030 đồng
  • Tháng thứ 4: (10.010.000 – 3 x 2.002.000) x 0.5% = 20.020 đồng
  • Tháng thứ 5: (10.010.000 – 4 x 2.002.000) x 0.5% = 10.010 đồng

\=> Tổng tiền lãi phải trả sau 5 tháng theo dư nợ giảm dần là: 150.150 đồng

+ Kế toán hạch toán ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111 – 4.290.000 đồng

Nợ TK 131 – 10.160.150 đồng

Có TK 5111 – 13.000.000 đồng

Có TK 3331 – 1.300.000 đồng

Có TK 3387 – 150.150 đồng

+ Định kỳ hàng tháng kết chuyển tiền lãi thu được hạch toán vào TK 515:

Nợ TK 3387

Có TK 515 (Số tiền lãi thu từng tháng theo dư nợ giảm dần tính ở trên)

3.6 Hạch toán khi phát sinh chương trình khuyến mãi, quảng cáo

Khi thực hiện chương trình khuyến mãi, quảng cáo dành cho khách hàng, doanh thu được ghi nhận trên tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 112, 131

Có TK 511

Có TK 3387

Có TK 333

Khi hết thời hạn của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện hưởng ưu đãi, người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng thì phần doanh thu chưa thực hiện sẽ kết chuyển thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, phần doanh thu chưa được thực hiện xử lý như sau:

– Trường hợp 1: người bán trực tiếp cung cấp cho người mua, thì khoản doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã giao hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng):

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

– Trường hợp 2: bên thứ ba là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc chiết khấu giảm giá cho khách hàng sẽ thực hiện như sau:

+ Nếu doanh nghiệp là đại lý của bên thứ ba, thì phần chênh lệch giữa doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán với bên thứ ba:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền trả cho bên thứ ba (hoa hồng đại lý));

Có TK 111, 112 (số tiền thanh toán cho bên thứ ba).

+ Nếu doanh nghiệp không phải là đại lý của bên thứ ba thì toàn bộ doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán cho bên thứ ba và ghi nhận vào giá vốn bán hàng:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện;

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Đồng thời ghi nhận giá vốn là số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán;

Có TK 112, 331.

3.7 Hạch toán sản phẩm thay thế

Kế toán phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa được bán và giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán;

Có TK 153, 155, 156.

Ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và sản phẩm, hàng hóa, thiết bị phụ tùng thay thế:

Nợ TK 111,112,131;

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

3.8 Hạch toán doanh thu bán hàng khi thanh lý tài sản, bất động sản

Bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng.

Kinh doanh bất động sản là hình thức bỏ ra một số vốn lớn để thực hiện mua, xây dựng, chuyển nhượng, cho thuê nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ việc tăng giá hoặc cho thuê.

Các hoạt động kinh doanh bất động sản thường gặp trong thực tế như: Thu mua quỹ đất rồi phân lô bán nền, mua đất đầu tư xây dựng chung cư, biệt thự, văn phòng để bán hoặc cho thuê,…

– Ghi nhận doanh thu bán bất động sản

Nợ các TK 111, 112, 131, …

Có TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản

Có TK 3331

– Ghi nhận giá vốn bất động sản, bút toán ghi nhận:

Nợ TK 632

Nợ TK 214 – Hao mòn lũy kế (2147) (nếu có)

Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá).

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024
Hình 4: Sơ đồ hạch toán doanh thu từ bán, thanh lý tài sản

Ví dụ 4: Hinh Lam Corp mua khu đất rộng 200m2 trị giá 3 tỷ đồng. Tháng 12/2018, công ty hoàn thành xây dựng tòa nhà văn phòng với chi phí hết 2,5 tỷ đồng. Cho công ty Nam Phúc Thịnh thuê với giá 25 triệu đồng/tháng chưa bao gồm VAT từ tháng 01/2019 đến hết tháng 12/2021. Tháng 01/2022, Hinh Lam Corp bán lại cho công ty Hòa Phúc (cả đất và nhà) với giá bán là 10 tỷ đồng chưa bao gồm VAT. Tòa nhà văn phòng được tính khấu hao trong vòng 25 năm, mỗi năm là 100 triệu đồng.

* Hoạt động cho thuê bất động sản:

– Ghi nhận doanh thu hàng tháng:

Nợ TK 111,112,131,… – 27.500.000 đồng

Có TK 5117 – 25.000.000 đồng

Có TK 3331 – 2.500.0000 đồng

– Ghi nhận giá vốn:

Khấu hao tòa nhà hàng tháng: 2,5 tỷ/300 tháng = 8.333.333 đồng

Nợ TK 632 – 8.333.333 đồng

Có TK 2147 – 8.333.333 đồng

* Hoạt động bán bất động sản đầu tư:

– Ghi nhận doanh thu từ việc bán tòa nhà:

– Ghi nhận doanh thu từ việc bán tòa nhà.

Nợ TK 111,112,131 – 10,7 tỷ

Có TK 5117 – 3 tỷ (giá trị quyền sử dụng đất không tính VAT)

Có TK 5117 – 7 tỷ (giá trị sở hữu tòa nhà có VAT)

Có TK 3331 – 0,7 tỷ

Trong thực tế bất động sản tăng giá chủ yếu chủ yếu là do giá đất tăng. Tuy nhiên khi xuất hóa đơn đầu ra vẫn phải ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất bằng với giá trị ban đầu mua vào (ở ví dụ này là 3 tỷ đồng) và sẽ không tính VAT.

– Ghi nhận giá vốn:

Giá vốn ban đầu: 5,5 tỷ (3 tỷ tiền đất + 2,5 tỷ tiền xây dựng tòa nhà)

Khấu hao tòa nhà sau khi cho thuê 3 năm: 3 x 0,1 tỷ/năm = 0,3 tỷ

Giá trị còn lại của tòa nhà: 5,5 – 0,3 = 5,2 tỷ

Nợ TK 632 – 5,2 tỷ

Nợ TK 2147 – 0,3 tỷ

Có TK 217 – 5,5 tỷ

3.9 Bút toán cuối kỳ

Vào cuối kỳ kế toán, bút toán ghi nhận kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh;

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

4 FAQ về hạch toán giá vốn hàng bán

Cách hạch toán tài khoản 3387 trong xây dựng năm 2024

4.1 Giảm giá vốn hàng bán có ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hay không ? Lợi ích và hạn chế

Câu trả lời là có. Giảm giá vốn hàng bán vừa đem tới lợi ích cho doanh nghiệp tuy nhiên cũng mang lại không ít hạn chế, cụ thể:

Thuận lợi

– Tăng doanh số bán hàng

– Thu hút khách hàng mới

– Xả hàng tồn kho

– Xây dựng mối quan hệ khách hàng

Hạn chế

– Làm giảm lợi nhuận

– Ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu

– Khả năng làm giảm giá trị cảm thấy của khách hàng

– Gây mất cân bằng về tồn kho

4.2 Có thể xác định giá vốn của từng đơn hàng hoặc loại hàng hóa cụ thể và cách xác định?

Kế toán viên hoàn toàn có thể xác định được vốn của từng đơn hàng và loại hàng hóa cụ thể. Tuy nhiên, việc xác định giá vốn hàng bán của từng đơn hàng hoặc loại hàng hóa đòi hỏi chuyên môn cao, cụ thể là cách thức quản trị tài chính và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Để thực hiện được nó, cần thu thập và quản lý số lượng báo cáo cũng như dữ liệu của doanh nghiệp hàng ngày để giảm thiểu sai sót. Bên cạnh đó, phân loại chi phí (chi phí trực tiếp – chi phí gián tiếp) nhằm sử dụng thông minh nguồn vốn của công ty. Ngoài ra, tính toán giá vốn cũng như xác định giá bán hợp lý và cân đối theo các chiến lược kinh doanh dài hạn là một phương pháp an toàn để tối ưu hóa hiệu suất tài chính của doanh nghiệp và nâng cao hoạt động phát triển.

4.3 Giá vốn hàng bán có thể ảnh hưởng tới điều gì ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ?

Ngoài ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán cũng có thể ảnh hưởng đến một số yếu tố khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp – đây là 2 chỉ tiêu được đa phần các công ty chú trọng tới sau mỗi tháng và từng quý hoạt động. Ngoài ra, tình hình tồn kho cũng như chính sách về giá và chiến lược sản phẩm cũng bị tác động nhiều từ chỉ tiêu giá vốn hàng bán trong BCTC. Để hoàn thiện được những chính sách tài chính thông minh và chiến lược đầu tư hiệu quả, việc hạch toán rõ ràng, minh bạch và đầy đủ giá vốn hàng bán là 1 bước vô quan trọng.

Trên đây là cách hạch doanh thu bán hàng và các thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số dịch vụ bên Hinh Lam để hiểu rõ hơn về hạch toán. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0274.626.7789 để được tư vấn nhé!!