Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024

Từ một khởi đầu đơn sơ, Roma đã phát triển thành cái nôi của nền văn minh phương Tây. Đây là trái tim của La Mã, đế chế hùng mạnh từng trải rộng trên hàng chục quốc gia, với dân số lên đến 100 triệu người. Mặc dù 2.000 năm đã trôi qua kể từ thời hoàng kim của Roma, nhưng thành phố này vẫn “bất tử” với vô số di tích còn đứng vững.

Roma khởi đầu chỉ là một khu dân cư bên dòng Tiber, vào khoảng năm 750 TCN (trước Công Nguyên). Theo truyền thuyết, cặp sinh đôi được sói nuôi – Romulus và Remus – là những người đầu tiên lập nên những ngôi làng này. Chúng tọa lạc trên bảy ngọn đồi và chịu ảnh hưởng của văn hóa Etrsucan gần đó. Người Estrucan từng kiểm soát một vùng lớn đất đai, mà ngày nay là vùng Toscana, Emilia-Romagna, và thậm chí là cả Roma.

Vào năm 509 TCN, vị vua Estrucan cuối cùng bị lật đổ. Roma trở thành một nền cộng hòa đứng đầu bởi những cư dân giàu có nhất. Nghị viện được thành lập và đại diện cho người dân đưa ra quyết định cho những vấn đề quan trọng trong thành phố. Trong khoảng 500 năm, hệ thống này hoạt động trơn tru. Nhưng sau đó, một loạt tranh cãi dẫn đến nội chiến đã nổ ra, đập tan sự tin tưởng và đoàn kết của người dân.

Roma là cái nôi của văn minh phương Tây.

Một vị tướng tên Julius Caesar đã chớp lấy thời cơ này để giành quyền lực. Ông đã tự xưng là thống soái, sau chiến thắng ở xứ Gaul. Mặc dù binh lính và nhiều người dân ủng hộ Caesar, Nghị viện lại lo lắng ông nắm giữ quá nhiều quyền lực nên muốn loại bỏ ông. Kết quả là một nhóm nghị sĩ đã ám sát Caesar ngay trên sàn của Nghị viện vào năm 44 TCN, đánh dấu sự kết thúc của nền Cộng hòa La Mã. Trong thời kì này, Roma đã chuyển mình từ một khu dân cư hẻo lành thành một thế lực ở vùng Địa Trung Hải.

Sự trỗi dậy và suy tàn của Roma

Tuy đã đạt không ít thành công, nhưng Roma chỉ thực sự lớn mạnh khi nó trở thành trung tâm của đế chế La Mã hùng mạnh. Augustus Caesar (27 TCN – 14) là vị Hoàng đế La Mã đầu tiên. Ông lên ngôi sau vụ ám sát Julius Caesar, ông chú của mình. Vị chiến lược gia này đã loại bỏ những lục đục nội bộ và đem lại bình yên cho thành Roma. Tuy nhiên công trạng lớn nhất của ông là đại thắng trong cuộc chiến ở Ai Cập. Chính sự kiện này đã đem lại hào quang và sự giàu có cho Roma.

Đế chế La Mã đạt đến thời kì thịnh vượng nhất dưới thời Hoàng đế Trajan (98-117). Ông đã đích thân dẫn quân chinh phục phương Đông, đến tận cảng Charax của Mesopotamia (Iraq ngày nay). Kế tục ông là Hadrian (117-138) người đã củng cố biên giới dài hàng ngàn cây số. Nhưng không giống những hoàng đế La Mã khác, Hadrian rất thích du ngoạn. Vị hoàng đế kì lạ này cũng rất đam mê kiến trúc và nghệ thuật. Chính vì thế mà có nhiều công trình được dựng lên dưới thời ông trị vì, từ Roma, Athena, đến tận vùng Trung Đông.

Mỉa mai thay, chính cái kích cỡ khổng lồ của đế chế La Mã đã khiến nó lụi tàn. Vì quá rộng lớn nên chỉ quản lý từ Roma thôi là chưa đủ. Chính vì thế, Hoàng đế Diocletian (284-305) đã quyết định chia đất nước ra làm hai vào năm 285, gọi là Tây La Mã và Đông La Mã. Tuy nhiên việc phân chia này lại gây thù địch giữa hai bên và dẫn đến chiến tranh. Khi dân La Mã đang hoang mang nhìn đế chế của mình sụp đổ, Hoàng đế Constantine đã đứng ra và thống nhất đất nước vào năm 324.

Đế chế thống nhất được khoảng 70 năm thì Tây La Mã bát đầu lung lay. Suy đồi văn hóa, dịch bệnh, chiến tranh, và ngân khố cạn kiệt đã làm khu vực này tan rã. Cuối cùng vào năm 476, Đế chế Tây La Mã sụp đổ khi thủ đô của nó là Ravenna bị thôn tính. Thành Roma cũng chịu chung số phận. Nó bị cướp phá bởi người Gothic vào năm 410, khiến vô số công trình bị phá hủy hoặc hư hại nặng. Thành phố từng chinh phạt cả thế giời giờ đây đã bị chinh phục.

1. Đồi Palatine & Roman Forum

Tọa lạc ở trung tâm của bảy ngọn đồi, đồi Palatine là nguồn cội của thành Roma. Những khu dân cư đầu tiên đã mọc lên tại đây, cùng với đó là những điện thờ của tín ngưỡng địa phương. Giữa thế kỉ thứ 2 và thứ 1 TCN, ngọn đồi trở thành nơi sinh sống cho giới quý tộc La Mã. Họ cho xây những căn nhà nhiều gian và được trang trí đẹp đẽ. Không lâu sau đó đồi Palatine trở thành lãnh địa của các hoàng đế, bắt đầu từ thời Augustus. Vị hoàng đế này cố tình chọn vị trí trung tâm, nhằm thể huyện uy quyền lên toàn bộ thành phố.

Một bảo tàng ngoài trời về Roma cổ đại.

Dưới chân đồi Palatine là Roman Forum – trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa cũng như tôn giáo của Roma thời kì cộng hòa. Trước đây, khu vực này là một đầm lầy. Nhưng đến thế kỉ thứ 7 TCN thì đầm lầy này được hút cạn và một quảng trường thành hình. Trong suốt lịch sử của nó, Roman Forum đã phát triển không ngừng, với nhiều đền đài được xây thêm theo thời gian. Đầu tiên là những tòa nhà chính phủ, sau đó là những công trình cho thương mại và mục đích tôn giáo. Sau cùng mới đến những công trình dân sinh khác.

Tuy nhiên, vào cuối thời kì cộng hòa, Roman Forum đã trở nên không thích hợp để đại diện cho thành phố tối quan trọng của phương Tây. Do đó, một trung tâm mới được hình thành mang tên là Imperial Fora. Sau đó, các hoàng đế La Mã chỉ thêm vào Roman Forum những công trình mang tính chất trang trí. Ngày nay, cả khu vực này là một bảo tàng ngoài trời, cho phép ta có một cái nhìn về đời sống ở Roma cổ đại.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Cung điện trên đồi Palatine
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Bên trong một ngôi nhà của quý tộc La Mã
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Roman Forum – trung tâm của Roma cổ đại
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Một bức tranh tường cổ ở Roman Forum

Tips: Vì đồi Palatine và Roman Forum thông với nhau, bạn nên vào tham quan từ cửa đồi Palatine trước. Hàng ở đây ngắn hơn rất nhiều so với ở Roman Forum. Từ đền Venus và đền Roma trong Roman Forum, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Đấu trường La Mã.

2. Đấu trường La Mã

Chỉ vài bước từ Roman Forum là biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Ý, Đấu trường La Mã. Thực ra tên chính thức của nó là Đấu trường Flavian do được xây dưới triều đại của nhà Flavian. Các hoàng đế La Mã này cho xây công trình để hòa giải với người dân. Khán đài khổng lồ này được biết đến với cái tên Colosseum vì khi xưa từng có một bức tượng khổng lồ ở đây. Công trình bắt đầu xây từ năm 70, và mất gần một thập kỉ để hoàn thành. Vào ngày khánh thành, một chiến dịch quảng bá rầm rộ đã diễn ra. Nó bao gồm 100 ngày công diễn liên tục, bao gồm săn thú, trận chiến giữa võ sĩ giác đấu, và thậm chí là mô phỏng thủy chiến. Tất cả hoạt động này là những loại hình giải trí phổ biến ở Roma cổ đại, nơi máu và bạo lực được hoan nghênh.

Với sức chứa đến hơn 50.000 người, Đấu trường La Mã ở Roma là đấu trường lớn nhất trên thế giới. Nó cao bằng bốn tầng lầu, bao gồm 240 vòm đá và 80 cổng vào. 76 trong số đó là dành cho khán giả, hai cho đấu sĩ, và hai cho hoàng tộc. Đấu trường được trang trí bằng vô số tượng điêu khắc hình các nhân vật thần thoại. Cổng vòm đặc biệt chắc chắn được làm từ một loại vữa có pha tro và đá núi lửa. Một điểm thú vị nữa là đấu trường cũng có phân lô như khán đài ngày nay. Ví dụ như khu vực của các nghị sĩ sẽ được lót đá cẩm thạch trắng.

Theo thời gian, hứng thú của người dân La Mã với các trận chiến giảm dần. Đến thế kỉ thứ 4 thì hệ thống võ sĩ giác đấu sĩ bị loại bỏ do đạo Thiên chúa, lúc bấy giờ là tôn giáo chính, nghiêm cấm việc sát sinh cho vui. Sau đó, Đấu trường bị bỏ hoang và xuống cấp. Một vài trận động đất ở cuối thế kỉ thứ 5 lại càng làm hư hại nhiều. Đến thế kỉ 20, 2/3 công trình đã thành phế tích. May thay, một dự án bảo tồn vào những năm 1990 đã cứu được kì quan cổ đại này.

Với sức chứa đến hơn 50.000 người, Đấu trường La Mã ở Roma là đấu trường lớn nhất trên thế giới.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Đấu trường La Mã lúc hoàng hôn
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Cổng vòm trong đấu trường

Hậu trường

Bên cạnh quy mô vĩ đại, Đấu trường La Mã ở Roma còn ấn tượng ở chỗ nó có khả năng kết hợp những chi tiết hậu trường phức tạp. Có một hệ thống đường hầm ẩn bên dưới nền cát của đấu trường, xa khỏi tầm mắt của khán giả. Đây là nơi cất giữ đạo cụ, vũ khí, cũng như lồng của các loại thú dữ cho những màn người đấu với thú. Ở đây còn có khoảng 80 thang máy, vận hành bằng nô lệ, để đưa người, thú hoặc đồ đạc lên sàn đấu.

Xuyên qua đường hầm ở khu vực hậu trường, tôi có thể tưởng tượng ra được khung cảnh các trận đấu ở thời La Mã cổ đại. Đấu sĩ sẽ đi từ trại huấn luyện qua đường hầm để vào khu vực này. Từ đây họ theo những lối đi nhỏ hẹp đến thang máy. Khi đúng thời điểm, họ sẽ được đưa lên sàn đấu trước sự hò reo của hàng chục ngàn khán giả.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Hệ thống đường hầm trong khu vực hậu trường

Tips: Đấu trường La Mã cực kì nổi tiếng nên phải mua vé online trước. Vé có giờ nhất định và chỉ được bán 30 ngày trước ngày dự định tham quan. Vé được bán tại website của Coop Culture (phòng vé chính thức). Lưu ý là vé bán hết rất nhanh, đặc biệt là những vé cho phép vào hậu trường. Bạn cũng cần thận trọng với thị trường vé chợ đen xung quanh đấu trường. Có khi mất tiền nhưng vé không dùng được.

3. Imperial Fora

Một tổ hợp nhiều quảng trường xây vào thời Đế chế La Mã.

Chỉ cách Roman Forum một đại lộ, Imperial Fora là một tổ hợp bốn quảng trường được xây từ năm 46 TCN đến năm 113. Đây là trung tâm của Roma thời kì Đế chế La Mã, nơi các chính sách về kinh tế và xã hội được quyết định. Julius Ceasar là người đầu tiên di dời chính quyền về đây từ Roman Forum, theo sau đó là Augustus, Vespasian, Domitian và cuối cùng là Trajan.

Không còn lại nhiều dấu tích của Imperial Fora cổ, ngoại trừ một vài trụ chống, tượng điêu khắc và đền thờ. Chỉ có chợ Trajan với tường bao quanh và cột Trajan là còn đứng vững. Cây cột đá trắng là một trong những kiến trúc còn sót lại sau khủng hoảng vào thế kỉ thứ 5. Nó được trang trí bởi những họa tiết chạm khắc mô tả chiến thắng của Hoàng đế Trajan trước quân Dacian (Rumani ngày nay).

Một đặc điểm thú vị nữa của Imperial Fora là tất cả các quảng trường đều có các điểm chung, ví dụ như có tường bao quanh, có những hàng cột, đền đài. Điểm này cho phép toàn bộ khu vực trông như một thể thống nhất, hài hòa với nhau. Tuy nhiên, mỗi quảng trượng lại đại diện cho một chương trong lịch sử lâu dài của Roma.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Chợ Trajan

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024

4. Đền thờ Pantheon

Một kiến trúc nổi tiếng khác của Roma cổ đại là Pantheon – điện thờ của các vị thần. Được làm chủ yếu từ gạch và vữa, kiến trúc này bao gồm ba phần: phần mái hiên được đỡ bởi hàng cột granite, một cấu trúc hình trụ tròn với mái vòm khổng lồ, và một đoạn trung gian để nối hai phần trên. Sàn và tường bên trong được trang trí bởi đá cẩm thạch nhiều màu, trong khi phần mái nổi bật với giếng trời kì ảo. Cho đến ngày nay, mái vòm cao 22m và có đường kính 43m của Pantheon là mái vòm lớn nhất thế giới mà không dùng vữa hỗ trợ. Bên trong chỉ được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên từ giếng trời và cổng vào. Có lẽ những kiến trúc sư La Mã đã muốn tái hiện lại hình ảnh của vòm trời.

Đền thờ Pantheon mà ta thấy ngày nay được hoàn tất vào khoảng năm 126, dưới thời trị vì của Hoàng đế Hadrian. Nó được xây trên nền của một ngôi đền cổ được xây bởi chính trị gia Marcus Agrippa sống dưới thời Augusturs. Công trình được thiết kế ban đầu là nơi thờ các vị thần La Mã. Nhưng từ thế kỉ thứ 7, nó lại được chuyển đổi thành một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Điện thờ và chỗ tụng niệm cũng được thêm vào. Sau đó là lăng mộ của những vị vua Ý và các nghệ sĩ nổi tiếng như danh họa Raphael. Ngày nay, Pantheon tiếp tục là một nhà thờ Công giáo, nơi các buổi cầu nguyện vẫn diễn ra thường xuyên. Trong khi đó, kiến trúc của ngôi đền này là nguồn cảm hứng cho nhiều công trình trên thế giới.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Đền thờ Pantheon
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Phần tiền sảnh của Pantheon

5. Pháo đài Sant’Angelo

Sừng sững bên dòng Tiber, pháo đài Sant’Angelo thường được liên hệ với Vatican. Những bức tường vững chắc của nó đã bảo vệ nhiều đời giáo hoàng khỏi quân xâm lược trong nhiều thế kỉ. Tuy nhiên, kiến trúc này không được thiết kế từ đầu là một pháo đài. Thay vào đó, nó được xây như một lăng mộ cho Hoàng đế Hadrian và gia đình của ông, từ năm 134 đến 139. Tương truyền rằng đích thân Hadrian đã chỉ đạo việc xây dựng, từ kiến trúc hình trụ, khu vườn trên mái, đến các tượng trang trí.

Không lâu sau khi hoàn thành, lăng mộ được biến đổi thành một pháo đài quân sự, và trở thành một phần của hệ thống phòng thủ Roma. Nhưng đồ đạc bên trong lăng và những đồ tạo tác trang trí đều bị mất sau cuộc tấn công của quân Gothic. Khoảng hai thế kỉ sau, Giáo hoàng Gregroy I mới khôi phục lại nơi này và biến nó thành pháo đài của Giáo hoàng. Ông gọi nó là “pháo đài Thiên thần” sau khi diện kiến Tổng lãnh thiên thần Michael trong giấc mộng. Đồng thời ông cũng cho đặt một bức tượng thiên thần Michael trên đỉnh của pháo đài.

Pháo đài bao gồm năm tầng và chỉ có một lối đi lên là hành lang xoắn ốc. Hành lang này dẫn đến kho vũ khí và sau đó là nhà giam. Những tầng trên là nơi ở của giáo hoàng được trang trí xa hoa với những bức bích họa từ thời kì Phục Hưng. Ở đây còn có một bộ sưu tập vũ khí, huân chương, và cả nghệ thuật đương đại. Ngoài ra, có một hành lang bí mật nối liền với Tòa thánh, chỉ được sử dụng bởi Giáo hoàng trong tình huống nguy cấp. Trong khi đó, khu vực đỉnh tháp cho phép ta có một cái nhìn toàn cảnh Roma và cả thánh đường St. Peter.

Đối diện pháo đài là cây cầu Sant’Angelo hay “Cây cầu của Thiên thần” với năm nhịp. Cây cầu là khúc dạo đầu tuyệt hảo cho những du khách đi từ trung tâm Roma đến pháo đài. Đúng như tên gọi của nó, cây cầu được trang trí bới 10 bức tượng thiên sứ bằng cẩm thạch. Mỗi thiên thần tuyệt đẹp này mang theo người một vật thiêng như để bảo vệ pháo đài.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Pháo đài Sant’Angelo
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Dinh thự Giáo hoàng trong Pháo đài Sant’Angelo
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Quang cảnh Tòa thánh Vatican nhìn từ đỉnh Pháo đài Sant’Angelo

Tips: Pháo đài Sant’Angelo cũng là một thắng cảnh nổi tiếng ở Roma. Nên để tránh phải chờ lâu, bạn nên mua vé trước ở Ticketone (phòng vé chính thức). Lưu ý rằng đây là một công trình cổ nên có nhiều bậc thang và lối đi nhỏ hẹp, không dành cho người có vấn đề về vận động.

6. Cổng Constantine

Người dân La Mã cổ đại tôn sùng những giá trị của quân đội và chiến tranh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những cổng chào mừng được dựng lên trên khắp thành phố. Chúng là lời nhắc nhỏ cho những chiến tích mà quân La Mã đạt được. Trong tất cả những công trình còn đứng vững ở Roma, Cổng Constantine là khải hoàn môn lớn nhất. Nó rộng hơn 26m, cao 21m, sâu 7m, và có ba cổng vòm.

Hoành thành vào năm 315, cổng Constantine được xây để vinh danh Hoàng Đế Constantine trong chiến thắng trước Maxentius, kết thúc thời kì nội chiến dai dẳng ở thế kỉ thứ 4. Nó được xây theo yêu cầu của Nghị viện và nằm trên tuyến đường huyết mạch nối Roman Forum và Đấu trường. Cánh cổng được trang trí với nhiều họa tiết tinh xảo, khắc họa hình ảnh Constantine như là vị anh hùng của người theo đạo Thiên Chúa. Nhưng các học giả cho rằng nhiều họa tiết có từ các triều đại trước. Chỉ một vài chi tiết được thay đổi cho phù hợp với thế cuộc.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Cổng Constantine

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024

7. Nhà tắm La Mã

Một mặt không thể thiếu trong đời sống của người La Mã cổ đại là nhà tắm công cộng. Người La Mã thích nhà tắm vì đời sống xã hội của họ xoay quanh đó. Với họ, việc tắm không chỉ đơn thuần là vệ sinh mà còn thể hiện phong cách sống. Do đó, nhà tắm La Mã giống như một spa hay khu giải trí hơn là chỗ tắm bình thường

Những nhà tắm đầu tiên xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 2 TCN như những nơi tụ tập nhỏ. Theo thời gian, chúng phát triển thành những nhà tắm lớn với nhiều phòng hơn gọi là thermae. Phần lớn đều có phòng thay đồ, tepidarium (phòng sauna và phòng nước ấm), caldarium (phòng nước nóng), frigidarium (phòng nước lạnh) và một khu vực để thư giãn. Tổng cộng có khoảng 11 nhà tắm sang trọng ở Roma do hoàng đế chỉ định, bên cạnh hàng trăm nhà tắm tư nhân khác.

Tuy nhiên, đến thế kỉ thứ 6, khi mà đạo Thiên chúa đã trở thành tôn giáo chính, thời kì huy hoàng của những nhà tắm La Mã kết thúc. Theo giáo lý, nhà tắm là nơi không đứng đắn, tập trung quá nhiều vào thể xác, mà không làm sạch tâm hồn.

Đời sống La Mã xoay quanh nhà tắm công cộng.

Nhà tắm Diocletian

Tọa lạc ở phía Đông Bắc của thành phố, nhà tắm Diocletian là nhà tắm La Mã lớn nhất. Nó chiếm diện tích lên đến 13ha và có sức chứa hơn 3.000 người. Nhà tắm bao gồm nhiều khu vực xây xung quanh một khoảng sân trung tâm rộng lớn. Công trình được đặt theo tên hoàng đế Diocletian và hoạt động từ năm 305 đến khi quân Gothic cắt đứt nguồn nước cho thành Roma vào năm 537.

Nhà tắm Diocletian bị hư hại nặng vào thế kỉ 16 do các kiến trúc sư và thợ xây đã thay đổi chức năng của công trình này. Ví dụ như phòng tepidarium bị biến thành nhà thờ. Trong khi đó, một tu viện lớn lại mọc lên ở phần phía đông của công trình. Ngày nay đây là một phần trong Bảo tàng quốc gia Roma. Tuy vậy, Nhà tắm Diocletian vẫn cho ta biết được phần nào quy mô và độ phức tạp trong văn hóa tắm của người La Mã cổ đại.

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Nhà tắm Diocletian – nhà tắm lớn nhất Roma cổ đại
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Tu viện được xây bên trong nhà tắm Diocletian
Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024
Tranh khảm hình medusa trong Nhà tắm Diocletian

Chế độ nô lệ của rome sụp đổ khi nào năm 2024

Tips: Nhà tắm Diocletian chỉ nằm cách ga Termini một khoảng ngắn. Nó rất lớn và bao gồm nhiều tòa nhà. Lưu ý rắng nhà thờ Santa Maria degli Angeli nằm ngoài bảo tàng. Nó được cải tạo từ phòng tepidarium của nhà tắm cổ.