Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Đề: Có ý kiến cho rằng” chiếc bóng trên tường trong Chuyện người congai Nam Xương của Nguyễn Dữ đã giết chết mottj con người, còn chiếclá trên tường trong truyện Chiếc lá cuối cùng củ O Hen- ri lại cứ sốngmột con ngườiÝ kiến của em về vấn đề này.Bài làm“Chi tiết nhỏ làm nen tác phẩm lớn” là một trong những cách xâydựng tình huống truyện vô cùng đọc đáo của hai nhà văn là Nguyễn Dữ với“Chuyện người con gái Nam Xương” và O Hen- ri với “Chiếc lá cuối cùng”.Tuy nhiên có một điều trái ngược nhau giữa hai câu chuyện mà chính vì điềuđó đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượn khó phai mờ. Đó là chi tiết cáibóng trong truyện của Nguyễn Dữ đã giết chết một con người, còn chi tiếtchiếc lá trong truyện của O Hen-ri lại cứu sọng một con người.Cùng với hai câu chuyện hai tác giả của chúng ta đã khiến đọckhông khỏi ngạc nhiên với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùngtinh tế. Cái bóng và chiếc lá chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó lại là nút thắtmở của câu chuyện. Cũng chính nhờ nó mà đọc giả có thể hiểu được giá trịmà hai nhà văn muốn truyền đạt.Vũ Nương - nhân vật chính trong “Chuyện người con gái NamXương” là một cô gái nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp, cô mang cho mìnhnhững phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ ngày xưa. Nhưng trớ trêu thay côlại là một người “hồng nhan bạc mệnh”, số phận lại không để nàng đượchưởng sự hạnh phúc mặc dù nàng đã làm rất nhiều. Lo lắng chăm sóc chomẹ chồng, cố gáng chu toàn mọi thứ trong gia đình. Vũ Nương yêu thươngcon, yêu thương chồng “ba năm giữ gìn một tiết”. Chính vì sự chân thật vàgiản dị của nàng, nên cứ mỗi đêm đến Vũ Nương trỏ bóng mình trên tườngvà nói với đứa con trai rằng đó là cha nó. Và chi tiết cái bóng đã bắt đầu xuấthiện ngay lúc này. Nó xuất hiện một cách vô cùng tự nhiên nhưng ngờ chínhvì nó mà đã xảy ra một tình huống vô cùng éo le. Sau thời gian đi lính,Trương Sinh – chồng của nàng trở về. Vốn có tính hay ghen, lúc này TrươngSinh đã vô cùng tức giận khi nghe những lời nói vô tình của con trẻ “ngườimà đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đứng cũng đứng vàkhông bao bế đản cả”. Và giờ đây chi tiết cái bóng là nút thắt của câuchuyện, nút thắt cho sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã lên đến tộtđỉnh. Chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi nàng Vũ Nương đi chỉ vì một lý dochưa rõ được ngọn ngành là như thế nào. Mặc cho những lời nói giúp củahàng xóm hay những lời than, lời minh oan rớm máu của người vợ”tô sonđiểm phấn từng đã nguôi lòng”. Trương Sinh đã không màng tới thậm chícòn không tìm hiểu nguyên nhân của nó mà cứ nghĩ oan cho vợ. Không còncách nào khác, người phụ nữ bạc mệnh phải tìm đến con đường chết để bảovệ phẩm giá của mình. Tình tiết truyện cao trào khi nàng đã gieo mìnhxuống dòng Hoàng Giang để tự vẫn. Sau khi Vũ Nương chết, Trương Sinhtìm hiểu mọi chuyện thì mới biết đó lại là một cái bóng và vô cùng hối hậnvì đã nghi oan cho vợ. Lúc này lại một lần nữa chi tiết cái bóng xuất hiệnmột lần nữa nhưng giờ đây cái bóng lại là nút mở cho câu chuyện.Ta thấy đó, chỉ là một chi tiết nhỏ - cái bóng, một chi tiết vô tri vôgiác, dù nó vô tình nhưng nó lại gây ra cái chết oan khuất, đầy bi thảm củaVũ Nương. Vì thế sự tài tình trong ngòi bút của Nguyễn Dữ thật là khéo léo.Khác với “Chuyện người con gái Nam Xương” , nhà văn O Hen –ri với tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” cũng là một câu chuyện vô cùng độcđáo khi chi tiết chiếc lá trong truyện cũng là nút thắt mở, nhưng lần này làcứu sống một con người.Giôn – xi, Xiu và cụ Bơ- men dều là những họa sĩ nghèo. Giôn – xibị bệnh sưng phổi, Xiu như một người chị đã cố gắng rất nhiều để chăm sócGiôn – xi. Còn cụ Bơ – men , ông luôn ao ước vẽ được bức tranh vĩ đại màchưa thực hiện được. Là một người yếu đuối, Giôn – xi nằm trên gườngbệnh với một tâm trạng chán nản não nề, đày tuyệt vọng. Nhìn những chiếclá thường xuân nhỏ nhoi bám trên cây ngoài cửa sổ, cô lại có một suy nghĩtiêu cực cho mình rằng khi chiếc chiếc lá cuối cùng trên cây roi xuống thìchính là lúc cô ấy rời xa cõi đời. Những suy nghĩ làm cho nỗi lo lắng tronglòng Xiu càng thêm đáng sợ kể cả cụ Bơ – men. Xuất hiện lần đầu tiên, chỉmột chi tiết chiếc lá nhỏ nhoi mà lại đem đi đánh đổi với mạng sống của conngười hay sao? Và rồi một đêm giông bão đã trôi qua, Xiu và Giôn – xi kểcả người đọc cứ tưởng rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng đó đã rơi. Xiu đãmở màn một cách uể oải. Nhưng thật hay khi O Hen – ri lại để cho chiếc láthường xuân vẫn còn trên cây, chiếc lá vẫn cố sức chống chọi lại bão bùngđể có thể tiếp tục sống trên cây. Và giờ đây chi tiết chiếc lá một lần nữatrước mặt của Giôn – xi, nhưng lần này chiếc lá không đem lại sự tuyệt vọngcho cô mà laj là một niềm tin. Chỉ một chiếc lá nhỏ bé nhưng nó vẫn cóniềm tin , vẫn có sức mạnh để chống lại những khó khăn. Vậy sao một conngười lại phải thua nó, thua những ý chí mãnh liệt của nó. Đáng ra conngười cũng phải làm được như nó, cũng sẽ đứng lên trước giông tố cuộc đời.Ý nghĩ đó đã soi sáng vào đầu của Giôn – xi, nhờ chiếc lá mà cô đã có tinhthần trở lại, bước qua khỏi cửa ải tử thần để có sống, sống một cách tốt hơn.Nào ngờ đâu, càng vào sâu câu chuyện người đọc lại ngỡ ngàngrằng chiếc lá bám trên tường ấy không phải là chiếc lá thật mà chính là chiếclá giả, và chính do cụ Bơ – men đã vẽ nó. Cụ đã vẽ nó trong đêm mưa gió ấysao? Và cuối cùng vì vẽ chiếc lá ấy mà cụ đã bị sưng phổi và chết. Chiếc lá –một tác phẩm mà cụ tuy rất giống với chiếc lá thật nhưng cái chính ở đâychiếc lá là sự kết tinh của hành động cao đẹp, của sự hi sinh cao cả, thấmđượm tình người của cụ Bơ – men. Nhờ chiếc lá đó đã đem lại cho Giôn –niềm tin, nghị lực, tạo sức mạnh để cô ấy đứng lên phía trước. Chi tiết chiếclá là biểu tượng của lòng nhân ái của một con người, thể hiện sức mạnhtrong cuộc sống. Vì thế ta mới nói chi tiết chiếc lá đã cứu sống một conngười.Việc hai tác giả lựa chon chi tiết nhỏ đọc đáo trong truyện để tạo ragiá trị lớn của tác phẩm. Đây là một nghệ thuật vô cùng độc đáo và tinh tế.Quả thực đúng như đã nói “Chiếc bóng trên tường trong tác phẩmChuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã giết chết một conngười, còn chiếc lá trên tường trong truyện Chiếc lá chuối cùng của O Henri đã cứu sống một mạng người. Từ hai câu chuyện ta cũng thấy được giá trịcủa cuộc sống về cách nhìn nhận và hành động đúng đắn, chính chắn chứđừng để chỉ một việc nhỏ mà làm ta hối hận suốt cả đời.

Đề bài: Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương

Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

  • Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

  • Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

  • Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

  • Cảm nhận của em về chiếc bóng trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương

Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương
 

Bạn đang xem: Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương

I. Dàn ý Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu truyện Chuyện người con gái Nam Xương và chi tiết chiếc “bóng”:+ “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa.

+ Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh” cái bóng”.

2. Thân bài

– Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra:
+ Vũ Nương đã nói với con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Ý Dàn ý Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương tại đây

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của văn học trung đại, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó phải kể đến “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.

Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bao năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả.

Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khoả lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng.

Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.

Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.

Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.

——————–HẾT———————-

Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương, cùng với bài Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương, các em có thể tìm hiểu thêm: Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua Chuyện người con gái Nam Xương để mở rộng vốn kiến thức cho mình.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)