Cách lý giải với ngành thuế về hóa đơn agoda năm 2024

- Được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu thực tế khoản chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng điều kiện về hóa đơn, chứng từ và thanh toán.

Nếu không có hóa đơn do các nhà cung cấp nước ngoài không dùng hóa đơn tại Việt Nam thì phải có tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp Việt Nam đặt phòng khách sạn qua các website cung cấp dịch vụ tại Việt Nam của nước ngoài như Agoda, Booking.com… thì các khách sạn có trách nhiệm lập hóa đơn.

Chi phí đặt phòng này là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện:

- Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

- Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với khoản chi có hóa đơn mua hàng, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên...

Việc lấy hóa đơn khi đặt phòng trực tuyến trên agoda.com không chỉ giúp bạn tránh các rủi ro không mong muốn mà còn cần thiết cho việc thanh toán công tác phí với công...

Việc lấy hóa đơn khi đặt phòng trực tuyến trên agoda.com không chỉ giúp bạn tránh các rủi ro không mong muốn mà còn cần thiết cho việc thanh toán công tác phí với công ty. Hộ chiếu 24h sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về cách lấy hóa đơn khi đặt phòng trên Agoda một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cách lý giải với ngành thuế về hóa đơn agoda năm 2024

Tại sao phải lấy hóa đơn khi đặt phòng trên agoda.com?

Lấy hóa đơn đỏ giá trị gia tăng khi đặt phòng khách sạn là cách tốt nhất để bạn tuân thủ quy định thuế Việt Nam. Đồng thời, việc này cũng thuận tiện cho việc làm công tác phí và kê khai thuế, điều mà nhiều người dùng mạng quan tâm và tìm kiếm thông tin chính xác. Do đó, bạn nên đặt mục tiêu lấy hóa đơn ngay từ khi đặt phòng trên agoda.com để tránh sự bất tiện và phải sử dụng dịch vụ của các công ty du lịch chuyên nghiệp với chi phí cao. Việc thanh toán công tác trong và ngoài nước bằng hóa đơn đỏ cũng giúp bạn giảm bớt gánh nặng chi phí đặt phòng khách sạn, cho nên lấy hóa đơn khi đặt phòng trên agoda cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, nhiều người chưa có kinh nghiệm lấy hóa đơn trên các trang web đặt phòng trực tuyến, do đó, họ thường bỏ qua và không thể thanh toán công tác phí một cách hợp lý.

Hướng dẫn cách lấy hóa đơn khi đặt phòng khách sạn qua agoda.com

Bước 1: Xác nhận email đặt phòng

Sau khi hoàn tất việc đặt phòng và thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc Paypal, bạn sẽ nhận được email xác nhận việc đặt phòng và thanh toán thành công từ Agoda. Bạn cần xác nhận email này để tiếp tục quá trình lấy hóa đơn.

Bước 2: Sử dụng dịch vụ Self Service

Sau khi xác nhận email, bạn cần vào mục Self Service trên agoda.com và chọn thư mục quản lý phòng. Tiếp theo, bạn chọn mục Get a receipt để yêu cầu lấy hóa đơn thanh toán.

Sau khi gửi yêu cầu, bạn sẽ nhận được email xác nhận dịch vụ với thông tin chi tiết về đặt phòng, như tên khách sạn, ngày đến, ngày đi, tổng số tiền thanh toán và phí thuế GTGT. Bạn chỉ cần chọn mục Send my receipt, sau đó điền thông tin cá nhân vào mẫu đơn và nhấn nút Submit. Agoda sẽ gửi email phản hồi cho bạn để bạn có thể in hóa đơn ra giấy.

Bước 3: Kiểm tra email và in hóa đơn

Sau khi gửi yêu cầu, bạn nên kiểm tra email để nhận hóa đơn đã được lấy từ website agoda.com. Bạn cần tải hóa đơn về máy tính và in ra giấy. Ngoài hóa đơn, bạn nên in thêm email xác nhận đặt phòng để sử dụng khi nộp hóa đơn.

Cần lưu ý rằng hóa đơn khi đặt phòng trên website agoda.com thường không đi kèm với mã số thuế và không thể hiện từng mục riêng biệt của thuế giá trị gia tăng và phí dịch vụ.

Hộ chiếu 24h - Đơn vị tư vấn thủ tục du lịch

Cách lý giải với ngành thuế về hóa đơn agoda năm 2024

Chúng tôi là đơn vị tư vấn và hỗ trợ về thủ tục giấy tờ pháp lý, hóa đơn và chứng từ khi đặt phòng khách sạn trực tuyến trên các trang web như Agoda, Booking...

Đội ngũ nhân viên của Hộ Chiếu 24h là những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc giải quyết mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và chính xác. Chúng tôi cam kết đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng với thái độ tận tâm và sự nắm bắt tâm lý của người dùng.

Ngoài việc hỗ trợ lấy hóa đơn khi đặt phòng khách sạn, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như làm hộ chiếu, đổi hộ chiếu, làm căn cước, làm lý lịch tư pháp, xác nhận 2 số... với uy tín, giá rẻ và đúng hẹn. Liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và chất lượng.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn (giữa) trao đổi với doanh nghiệp tại hội nghị - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nhiều trang web nước ngoài kinh doanh dịch vụ đặt phòng "làm mưa làm gió" nhiều năm qua như Booking.com, Agoda, Hotels.com với doanh thu rất khủng và có cả văn phòng tại Việt Nam, nhưng không chịu nộp thuế theo quy định.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải bỏ tiền ra nộp thay, sau đó xin thoái trả thì cơ quan thuế không cho.

Nghịch lý này đã được các doanh nghiệp nêu ra ở hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp về thủ tục thuế, hải quan diễn ra tại TP.HCM ngày 29-11.

Bà Lê Thị Ái Liên, đại diện Công ty du lịch Sài Gòn Mũi Né, cho biết có ký hợp đồng với trang Booking.com đặt trụ sở tại Hà Lan.

Theo yêu cầu của cơ quan thuế, trước khi trả tiền cho Booking.com, doanh nghiệp phải khấu trừ thuế nhà thầu.

Nhưng phía Booking.com không đồng ý khấu trừ vì cho rằng họ được miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan.

"Nâng giá để thu thêm của người tiêu dùng sẽ không được vì giá đã được niêm yết. Còn nếu khấu trừ theo đúng quy định sẽ bị đối tác cắt luôn hợp đồng, nên doanh nghiệp đành ngậm ngùi bỏ tiền túi nộp thuế thay", bà Liên kể.

Thế nhưng khi doanh nghiệp này gửi công văn và các hồ sơ như hợp đồng, giấy chứng nhận cư trú của Booking.com ở Hà Lan đến Cục Thuế Bình Thuận để đề nghị hoàn trả khoản thuế thu nhập đã nộp theo Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần, cơ quan thuế trả lời không thuộc trường hợp được miễn.

Lý do được Cục Thuế tỉnh Bình Thuận nêu ra là Booking.com có hai đơn vị thường trú tại Việt Nam, một ở Hà Nội và một ở TP.HCM nên không thuộc diện được miễn thuế.

"Doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan thuế trình bày hai văn phòng này của Booking.com chỉ nhằm mục đích thăm dò dư luận, khảo sát thị trường chứ không thực hiện chi trả hợp đồng hay bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Vậy trường hợp này doanh nghiệp có được thoái trả tiền thuế đã nộp hay không. Đề nghị Tổng cục Thuế trả lời để doanh nghiệp biết?", bà Liên đặt câu hỏi.

Lý do là trường hợp của Booking.com cũng giống như của Uber B.V mà Cục Thuế TP.HCM đang truy thu thuế 66,68 tỉ đồng.

Vì Uber B.V cũng có trụ sở tại Hà Lan và trụ sở thường trú ở Việt Nam. Uber B.V cũng có kiến nghị gửi lên các cấp về việc truy thu thuế và cơ quan thuế đang phải xử lý.

Trả lời vấn đề này, ông Cao Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho rằng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận đã làm đúng vì những trang web này có đặt cơ sở thường trú ở Việt Nam thì phải nộp thuế tại Việt Nam.

"Nhưng vấn đề đặt ra là có đánh thuế hai lần hay không như doanh nghiệp có ý kiến, Tổng cục Thuế đã giao cho Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp và rà soát, đồng thời sẽ có trao đổi thông tin với cơ quan thuế Hà Lan để làm rõ" - ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, dịch vụ đặt phòng qua các trang web như Booking.com, Agoda, Hotels.com và nhiều trang web khác phát triển rất mạnh tại Việt Nam những năm gần đây, thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn tại Việt Nam làm môi giới dịch vụ và thu hoa hồng rất lớn nhưng không nộp thuế.

Do đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu các trang kinh doanh như Booking.com phải nộp thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỉ lệ trực tiếp trên doanh thu được hưởng, với tỉ lệ là 5% thuế VAT và 5% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối tác Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài phải khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài. Nếu khách trả tiền trực tiếp cho cơ sở lưu trú ở Việt Nam, cơ sở lưu trú sẽ phải khai, nộp thuế.

Nếu khách hàng trả tiền cho nhà thầu nước ngoài, cơ sở lưu trú phải thông báo cho các trang này biết nghĩa vụ và phải khai, nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài. Đến nay, các cục thuế cũng báo cáo các khách sạn đã thực hiện khấu trừ thuế.

Thất thoát ngàn tỉ tiền thuế

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, nhiều khách hàng hiện có xu hướng đặt phòng qua các trang trực tuyến như Agoda, Traveloka, Booking... nhưng do khách thanh toán chủ yếu qua thẻ tín dụng nên cơ quan thuế không kiểm soát được.

Cuối năm 2016, đã xảy ra vụ Tổng giám đốc Vntrip.vn - một trang mạng trong nước có loại hình hoạt động tương tự Agoda - đăng đàn tố Agoda trốn thuế.

Theo ước tính của Vntrip.vn, đến năm 2020, riêng doanh thu từ hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam là khoảng 21 tỉ USD, trong đó, khoảng 50% doanh thu đến từ các trang web online, tương đương 10,5 tỉ USD.

Nếu chỉ cần 50% doanh thu đến từ lượng khách nội địa sẽ đóng góp 5,25 tỉ USD tiền phòng cho toàn ngành du lịch, trong đó các công ty bán phòng online sẽ được hưởng doanh số khoảng 1,25 tỉ USD (tính theo mức hoa hồng 20%).

Vì thế, Nhà nước có thể thất thu hàng ngàn tỉ đồng nếu không thu thuế được các trang web như Booking, Agoda...