Cách làm bánh ép giòn

 Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng thật hấp dẫn. Hãy cùng Monanngon.vn tham khảo công thức làm bánh ép đơn giản tại nhà nhé.

Cách làm bánh ép giòn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

4 quả trứng gà

200 gam thịt nạc

250 gram bột năng

Tỏi, chanh, ớt

Cà rốt, củ cải

Rau răm, dưa chuột, hành tây

Muối, nước mắm, đường, hạt nêm

Cách làm bánh ép Huế tại nhà

Bước 1:

Thịt nạc sau khi mua về, bạn đem luộc sơ qua cho mềm rồi đem băm thật nhỏ. Trứng gà làm vỡ, cho chút hành lá được thái nhỏ cùng chút gia vị rồi khuấy đều. Có thể cho thêm chút dầu ăn để bánh không bị khô.

Bước 2:

Cho 250 gram bột năng vào âu lớn. Sau đó, cho 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và 2 muỗng cà phê bột nêm cùng chút xíu dầu ăn vào rồi trộn đều. Cho nước lọc vào từ từ ở hỗn hợp bước 4 để trộn thành khối bột đặc.

Bước 3: Chuẩn bị một chảo có 2 mặt phẳng. Sau đó, cho lên bếp làm nóng, dùng chổi hoặc bông thấm dầu ăn rồi quét đều lên 2 mặt.Cho một ít thịt ba chỉ lên chảo rồi múc một vá bột rải đều xung quanh thịt. Sau đó, bạn dùng 2 mặt chảo ép lại tầm 40 giây.

  • Cho 1/2 muỗng canh trứng gà lên trên phần bánh rồi tiếp tục đóng mặt chảo lại và ép thêm khoảng 5 đến 10 giây nữa.
  • Rắc hành lá lên trên rồi cẩn thận lấy bánh ra khỏi khuôn. Lặp lại các bước trên cho đến khi hết bột và nhân.

Bước 4: Làm nước chấm

Phần tỏi, ớt băm nhuyễn bạn cho vào chung một bát nhỏ. Sau đó, cho thêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước và nước cốt của ½ quả chanh rồi khuấy đều.

Bước 5: Làm đồ chua ăn kèm

Cà rốt và củ cải sau khi gọt hết vỏ, rửa sạch thì bạn đem thái sợi. Hành tây rửa sạch, để ráo rồi thái khúc. Tỏi, ớt bạn đem băm nhuyễn. Dưa leo gọt vỏ, thái thành từng khúc nhỏ.

Cho củ cải và cà rốt thái sợi vào âu lớn. Sau đó, cho 2 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng canh giấm, 2 chén nước lọc rồi trộn đều và ngâm trong khoảng 15 – 20 phút để làm chua.

Cách làm bánh ép giòn

Bánh ép sau khi làm xong ăn nóng cùng với rau thơm, cà rốt củ cải nạo sợi, dưa chuột…cuộn tròn bánh lại rồi chấm vào bát nước mắm chua cay. Chiếc bánh ép nóng, ai ăn cũng phải vừa thổi vừa xuýt xoa, trần ngập hương vị. Thật hấp dẫn phải không nào, hãy cùng làm cho cả nhà thưởng thức món bánh đặc sản này nhé.

Lưu ý:

–  Bạn không nên chọn thịt quá nạc để làm nhân bánh, bởi phần thịt này sẽ làm cho bánh bị khô hoặc khó ăn hơn. Bánh ép vốn dĩ đã có phần vỏ bánh giòn thì phần nhân bánh nên có chút mỡ thì bánh sẽ có độ mềm nhẹ hơn nhiều.

–  Phần trứng nên chọn trứng gà thì nhân bánh sẽ không bị tanh, có màu vàng tự nhiên ngon nhất.

–  Ngoài ra, bạn có thể chọn mua các viên bánh bột lọc bán sẵn để có thể chế biến nhanh hơn. Hoặc nếu muốn bạn có thể nhồi bánh với chút nước, đừng để bánh bị nhão, vo bánh thành từng viên nhỏ, cho thêm chút muối để bột bánh đậm đà, thơm mùi bột hơn.

Chỉ cần ngửi thấy mùi thơm từ bánh ép Huế tỏa ra từ các quán bên đường, chắc chắn bạn sẽ không thể kìm lòng mà ghé vào “lót dạ” vài chiếc. Nếu chưa có dịp tới Huế mà vẫn muốn thưởng thức món này, thì hãy vào bếp ngay với cách làm bánh ép Huế siêu đơn giản mà VinID gợi ý dưới đây.

  • 1. Cách làm bánh ép Huế ngon tê tái
  • 2. Bí quyết làm món bánh ép Huế chuẩn vị Cố đô
    • 2.1. Cách chọn mua nguyên liệu chất lượng
    • 2.2. Lưu ý khi chế biến món bánh ép Huế
  • 3. Cách bảo quản bánh ép Huế 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bột năng: 100g
  • Nước: 100ml
  • Tôm: 10 con
  • Bột tỏi: 1 ít
  • Hành lá: 1 ít
  • Ớt băm: 1 ít
  • Nước mắm: 1 ít
  • Trứng gà: 2 quả
  • Chanh: ½ quả
  • Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, đường, muối, tiêu xay, vá múc canh,…
  • Rau thơm, giá đỗ, dưa leo, xoài xanh, cà rốt (bào mỏng/ thái sợi): 1 ít
  • Dụng cụ: Tô, phới đánh trứng, dao, thớt, chảo, vá
Cách làm bánh ép giòn
Nguyên liệu làm bánh ép Huế cho 4 người ăn

Bước 2: Trộn bột bánh

  • Cho 100g bột năng, 1 ít muối, 100ml nước vào tô, khuấy đều.
Cách làm bánh ép giòn
Trộn thật đều tay để bột không bị vón cục

Bước 3: Ướp tôm / Cách ướp thịt làm bánh ép Huế

  • Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Ướp tôm cùng 1 ít tiêu, 1 ít bột tỏi trong 15 phút.
  • Nếu bạn không ăn được hải sản có thể thay thế bằng thịt lợn. Bạn rửa sạch thịt, luộc sơ cùng chút bột canh, thái nhỏ. Ướp cùng 1 chút hạt nêm, tiêu xay, hành tím băm.
Cách làm bánh ép giòn
Có thể dùng tôm hoặc thịt để món bánh thêm bổ dưỡng và đa dạng hương vị

Bước 4: Đổ bánh ép bằng chảo

  • Trước khi đổ bánh, cho vào tô bột 1 muỗng cafe dầu ăn, 1 ít hành lá thái nhỏ rồi khuấy đều.
  • Bắc chảo lên bếp, phết 1 lớp dầu ăn, đun nóng trên lửa vừa. Áp chảo tôm đến khi chín tái 2 mặt. Nếu là thịt băm thì đảo sơ còn thịt thái nhỏ đã chín rồi nên chỉ cần cho vào chảo rồi đổ bột vào.
  • Trứng gà đập ra tô, đánh tan. 
  • Đổ 1 ít bột vào và tráng đều chảo. Khi thấy mặt bột hơi săn lại thì cho thêm 1 ít trứng gà vào rồi đậy nắp từ 45s – 1 phút trên lửa vừa.
  • Lật mặt bánh và tiếp tục áp chảo đến khi cả 2 mặt vàng đều thì tắt bếp.
Cách làm bánh ép giòn
Đổ bánh cần khéo léo một chút để bánh có hình dáng đẹp mắt

Bước 5: Pha nước chấm

  • Cho vào tô 1 vá múc canh nước mắm, 1 vá múc canh đường và 2 vá múc canh nước sôi khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Cho vào 1 ít nước cốt chanh, 1 ít ớt băm là hoàn tất.
Cách làm bánh ép giòn
Nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn rất hấp dẫn

Bước 6: Thành phẩm

Khi ăn, bạn cho rau thơm, dưa leo vào giữa bánh rồi cuộn tròn lại chấm với nước mắm pha. Món bánh ép Huế có lớp vỏ giòn dai, bên trong dẻo mềm, ăn cùng với nước mắm chua ngọt, cay cay, kích thích vị giác vô cùng. 

Cách làm bánh ép giòn
Ngon khó cưỡng với cách làm bánh ép Huế

2. Bí quyết làm món bánh ép Huế chuẩn vị Cố đô

2.1. Cách chọn mua nguyên liệu chất lượng

  • Tôm tươi ngon là những con tôm còn quẫy đạp trong nước, vỏ ngoài trong suốt, phần đầu và thân tôm dính chặt với nhau.
  • Với nguyên liệu thịt lợn thì bạn chọn loại có cả nạc cả mỡ để làm nhân bánh. Nếu chỉ chọn thịt nạc thì bánh bị khô và khó ăn hơn vì vốn vỏ bánh cũng đã giòn rồi.
  • Chọn trứng gà rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phần vỏ màu nâu sẫm, đều màu, không xuất hiện vết nứt hay đốm đen. Khi sờ tay lên bề mặt vỏ trứng thấy sần sùi, hơi nhám là trứng ngon.
Cách làm bánh ép giòn
Nguyên liệu tươi sạch, chất lượng làm món bánh ép Huế có thể mua tại hệ thống siêu thị Winmart/Winmart+ hoặc app VinID

2.2. Lưu ý khi chế biến món bánh ép Huế

  • Bột năng khuấy kỹ với một chút nước, cho thêm muối vào để bột bánh đậm và thơm mùi bột hơn.
  • Đổ bột càng ít thì bánh ép Huế sẽ càng giòn và ngược lại.
  • Nếu muốn ăn dẻo, bạn rút ngắn thời gian đổ bánh. Còn muốn ăn thật giòn có thể ép lâu hơn một chút.
  • Lượng nước chanh cho vào nước chấm sẽ còn phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình. Bạn không cần cho thêm tỏi còn nếu bạn thích ăn tỏi thì có thể cho vào nước chấm nhé!
Cách làm bánh ép giòn
Bí quyết làm món bánh ép Huế ngon như ngoài hàng

3. Cách bảo quản bánh ép Huế 

  • Bạn nên ăn tới đâu đổ bột tới đó vì bánh ép Huế ăn ngon nhất là khi vừa mới làm xong. 
  • Trường hợp ăn không hết thì có thể bảo quản bánh hoặc bột bánh trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.
Cách làm bánh ép giòn
Đĩa bánh ép Huế nóng hổi nên thưởng thức ngay để cảm nhận trọn hương vị

Hy vọng với cách làm bánh ép Huế này bạn sẽ thực hiện thành công chiêu đãi gia đình. Đừng quên chọn mua nguyên liệu tươi sạch, an toàn tại hệ thống siêu thị Winmart/Winmart+ hoặc qua app VinID để món ngon thêm chất lượng, bổ dưỡng nhé!

Cách làm bánh ép giòn