Bị nứt gót chân là bệnh gì năm 2024

Nứt gót chân mức độ nặng có thể dẫn đến chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không chỉ da khô mà một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nứt gót chân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Bị nứt gót chân là bệnh gì năm 2024

Thiếu vitamin C, B3 và E có thể khiến da bị khô và nứt nẻ gót chân

SHUTTERSTOCK

Thường xuyên đi chân đất, gót chân hay bị ma sát, mang giầy kém chất lượng cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Trong một số trường hợp, nứt gót chân còn có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh như tiểu đường, nhiễm nấm hay chàm.

Ngoài ra, lão hóa da và thiếu hụt một số loại vitamin cũng khiến gót chân bị nứt nẻ. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy người dân ở các quốc gia xuất hiện tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến sẽ dễ bị nứt gót chân do thiếu vitamin.

Nứt gót chân do thiếu vitamin

Thông thường, nứt gót chân do thiếu vitamin sẽ ít gặp hơn các loại nứt gót chân do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu nứt gót chân do thiếu vitamin thì các loại vitamin thiếu sẽ là vitamin C, B3 và E, bác sĩ da liễu người Mỹ Anna Guanche tiết lộ.

Cụ thể, những người nứt gót chân do thiếu vitamin C sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Scorbut. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này là da khô, chảy máu nướu răng, chảy máu nang lông. Để khắc phục tình trạng thiếu vitamin C, các chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, cải xoăn.

Trong khi đó, thiếu vitamin B3 cũng sẽ gây các triệu chứng như khô da, dễ bị kích ứng, tiêu chảy và trí nhớ kém. Ức gà, đậu lăng, trái bơ và các hồi là những món giàu vitamin B3.

Thiếu vitamin E sẽ gây ra các vấn đề về thị lực, yếu cơ, lão hóa sớm và khô da. Khi đó, người mắc có thể bổ sung vitamin E bằng cách ăn xoài, hạt hướng dương và hạnh nhân.

Nếu nghi ngờ tình trạng nứt gót chân của mình là do thiếu vitamin, người mắc cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin đúng cách, theo Healthline.

Nứt gót chân là hiện tượng xuất hiện những vết nứt nông hoặc có thể sâu ở vùng gót chân. Các vết nứt nhẹ có thể không gây đau, nhưng da quanh gót chân dày sừng, đổi màu thâm mất thẩm mỹ. Một số trường hợp nứt gót chân nặng có thể bị chảy máu dẫn đến nhiễm trùng, gây đau khi đi lại.

Bị nứt gót chân là bệnh gì năm 2024

Nứt gót chân có thể gây đau và ảnh hưởng thẩm mỹ.

Người có nguy cơ cao bị nứt gót chân:

  • Người có bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, dày sừng lòng bàn chân, lão hóa.
  • Người có bệnh nội tiết như đái tháo đường, suy giáp…
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người phải làm việc thường xuyên ở tư thế đứng trong thời gian dài
  • Người bị nhiễm nấm bàn chân.
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin…

Những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng nứt gót chân gồm:

  • Do thời tiết lạnh, hanh khô.
  • Không vệ sinh, tẩy da chết vùng gót chân sạch sẽ.
  • Không sử dụng sản phẩm chăm sóc dưỡng ẩm cho gót chân hằng ngày dẫn đến da gót chân nứt nẻ.
  • Thường xuyên đi chân đất hoặc đi giày chật thường xuyên.

2. Biện pháp khắc phục nứt gót chân

Phần lớn các trường hợp bị nứt gót chân ở mức độ nhẹ, chỉ khiến gót chân thiếu mềm mại, không được đẹp mắt.

- Tắm bằng nước ấm, không dùng nước nóng. Dùng sữa tắm dịu nhẹ, không dùng xà phòng nhiều chất tẩy.

- Tẩy da chết mỗi ngày bằng biện pháp cơ học như dùng dụng cụ mài gót chân mỗi khi tắm. Lưu ý không dùng đá mài thô và mài mạnh khiến vùng da gót chân bị tổn thương. Tẩy da chết khi gót chân đã được làm mềm. Sử dụng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.

Với trường hợp vết nứt ở gót chân có thể bị rách sâu kèm theo ngứa ngáy, da bong tróc, chảy móc, đau nhức nhiều… cần đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra xem có bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn không rồi mới hướng dẫn điều trị. Trường hợp nứt gót chân này, thì biện pháp khắc phục cũng tốn công hơn.

Cách tẩy da chết: Ngâm chân với nước muối ấm trong khoảng 15 phút. Dùng dụng cụ chà gót chân (có thể dùng đá cuội hoặc dụng cụ chà gót chuyên nghiệp) để loại bỏ da chết ở gót chân. Không tẩy tế bào chết khi da chân đang khô. Dùng khăn sạch lau khô chân nhẹ nhàng rồi thoa thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu có). Để thuốc thẩm thấu khoảng 20 phút rồi thoa kem dưỡng ẩm.

Bị nứt gót chân là bệnh gì năm 2024

Khi chăm sóc tốt, da gót chân sẽ mềm mại trở lại.

Kem dưỡng ẩm dùng cho nứt gót chân thường chứa các thành acid salicylic, ure, saccharide isomerate, acid alphahydroxy. Các thành phần này vừa có tác dụng tẩy da chết vừa có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mại da. Nên thoa kem dưỡng ẩm 2-3 lần/ngày. Trước khi thoa kem dưỡng ẩm cần vệ sinh chân, gót chân sạch sẽ.

Trường hợp nứt gót chân nặng, nên sử dụng kem dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao. Nên đi tất để giữ thuốc/kem dưỡng ẩm tại vị trí da cần điều trị.

Ngoài sử dụng thuốc/kem điều trị, cần lưu ý thực hiện những thói quen sinh hoạt sau để hạn chế tình trạng nứt gót chân:

Tại sao lại bị nứt nẻ gót chân?

Nguyên nhân nứt gót chân có thể do cơ thể bị mất nước quá nhiều hoặc do thiếu độ ẩm ở vùng da gót chân. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nứt gót chân đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố này mà nguyên nhân có thể do các yếu tố khác chẳng hạn như thiếu chất hoặc thiếu vitamin.

Gót chân nứt nẻ bôi thuốc gì?

Top 10 Kem Trị Nứt Gót Chân tốt nhất được ưa chuộng (Tư vấn mua).

Ăn gì để hết nứt gót chân?

Để trị nứt gót chân hiệu quả nhất, bạn nên sử dụng một trong 7 loại thực phẩm quen thuộc là chanh, chuối, đu đủ, mật ong, sữa chua, dầu olive hay dầu dừa, đảm bảo gót chân mềm mại, có màu trắng hồng ngay nhé.

Chân bị nứt nẻ là bệnh gì?

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da với biểu hiện da chân bong tróc, nứt, ngứa thậm chí là chảy máu. Tình trạng này thường gặp ở người có làn da khô và thường xảy ra hoặc tiến triển nặng khi thời tiết vào mùa hanh khô.