Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024

Cân nặng của trẻ béo phì là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ thừa cân cũng như sự nghiêm trọng của béo phì. Việc kiểm soát chỉ số cân nặng cũng là một trong những cách phòng ngừa, điều trị béo phì hiệu quả.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024

Cân nặng của trẻ béo phì là bao nhiêu?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, gây mất cân bằng giữa chiều cao và cân nặng. Bệnh hiện đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở trẻ em. Một số trường hợp, trẻ trong tình trạng thừa cân nghiêm trọng trong những ngày đầu đời và kéo dài liên tục sau đó khiến trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, trẻ sơ sinh có cân nặng vượt qua 5kg ở bé trai và 4.8kg ở bé gái, trẻ được xác định là béo phì. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chuẩn xác nhất về mức độ béo phì cũng như trẻ có thực sự béo phì trong những năm đầu sau sinh không, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe và cân nặng của trẻ trong 2 -3 tháng sau sinh.

Công thức tính chỉ số béo phì ở trẻ em

ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng chia sẻ: “Chỉ số cân nặng của trẻ sẽ được tính dựa vào chiều dài đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và dựa vào chiều cao đối với trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ từ 60 tháng tuổi đến 18 tuổi, chỉ số khối cơ thể BMI được tính theo từng độ tuổi nhất định và giới tính của trẻ.”

Công thức tính BMI:

BMI = W/H^2

Trong đó:

  • H: Chiều cao tính theo đơn vị (mét – m);
  • W: Cân nặng tính theo đơn vị (kilogram – kg).
    Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024
    Chỉ số BMI được sử dụng làm thước đo đánh giá mức độ cân bằng giữa cân nặng và chiều cao của trẻ.

Bảng chỉ số béo phì ở trẻ em

Tại Việt Nam, chỉ số cân nặng của trẻ được tính dựa vào bảng chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó:

1. Đối với trẻ dưới 60 tháng tuổi:

  • BMI từ -2SD đến +2SD: Cân nặng bình thường;
  • BMI trên +2SD đến 3SD: Thừa cân;
  • BMI trên +3SD: Béo phì.

2. Đối với trẻ trên 60 tháng tuổi:

  • BMI từ -2SD đến +1SD: Cân nặng bình thường;
  • BMI từ +1SD đến +2SD: Thừa cân;
  • BMI trên +2SD: Béo phì.
    Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024
    Bảng cân nặng theo độ tuổi ở bé trai dưới 2 tuổi theo WHO.
    Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024
    Bảng cân nặng theo độ tuổi ở bé gái dưới 2 tuổi theo WHO.

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Thực tế, béo phì ở trẻ em có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu rõ về nguyên nhân gây béo phì ở trẻ sẽ giúp bố mẹ phòng ngừa bệnh tốt hơn, từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Một số nguyên nhân gây béo phì ở trẻ gồm: (1)

  • Trẻ thừa cân khi còn trong bụng mẹ: Nhiều trường hợp trẻ sinh ra có mức cân nặng vượt quá mức tiêu chuẩn đến 90%. Điều này xảy ra do khi mang thai, mẹ ăn mất kiểm soát, thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, uống nước ngọt,… Ngoài ra, nếu mẹ mắc các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, béo phì,… trẻ sinh ra cũng sẽ có nguy cơ béo phì khá cao.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ hoàn toàn: Đa số trẻ sẽ được bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh. Đây được xem là nguồn dưỡng chất chính và quan trọng nhất của trẻ. Do đó, nếu mẹ cho trẻ bú quá nhiều, đặc biệt khi khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ có quá nhiều dưỡng chất không tốt, nhiều đường gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa thì trẻ sẽ có nguy cơ dư thừa các chất này, tăng nguy cơ béo phì.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ không khoa học: Trẻ em cần được bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) với hàm lượng vừa đủ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Việc cho trẻ mất cân bằng, ăn theo sở thích, ăn nhiều bánh kẹo khiến cơ thể dư chất béo, đường, từ đó hình thành mỡ thừa, béo phì.
  • Yếu tố di truyền: Trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ, người thân bị béo phì thì nguy cơ béo phì ở trẻ sẽ tăng cao hơn so với những đứa trẻ sinh ra trong gia đình bình thường.

Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em

Béo phì không chỉ là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác, cản trở sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Một số tác hại của béo phì ở trẻ em gồm:

  • Dậy thì sớm;
  • Tiểu đường;
  • Bệnh tim mạch;
  • Các vấn đề về hô hấp;
  • Bệnh xương khớp;
  • Hệ miễn dịch suy giảm;
  • Tâm lý tự ti, trầm cảm.

Cách cải thiện chỉ số cân nặng trẻ em béo phì hiệu quả

Trẻ béo phì cần được bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trẻ còn cần được hỗ trợ điều trị tại nhà thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, hợp lý.

1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị béo phì ở trẻ là cân chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Trẻ nên được bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa chua,… nhằm giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp trẻ khỏe mạnh.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ trên 6 tháng tuổi, việc cho trẻ ăn dặm và dùng sữa ngoài cần chú ý liều lượng và hàm lượng dưỡng chất bổ sung, tránh tình trạng dư thừa chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên duy trì mức tăng cân phù hợp, dao động khoảng 0.2 – 0.3kg/tháng. Đồng thời, các loại sữa sử dụng cho trẻ cần đọc kỹ hướng dẫn, không dùng các loại sữa kích thích tăng trưởng.

Bé gái sinh ra bao nhiêu kg là bình thường năm 2024
Xây dựng lối sống lành mạnh để trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

2. Tăng cường vận động

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì, trẻ nên dành nhiều thời gian vận động hơn. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ đã có được các kỹ năng vận động cơ bản gồm lật người, bò, ngồi,… Do đó, bố mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động nhiều hơn bằng cách chơi đùa cùng trẻ, cho trẻ bắt đầu tập các động tác nhẹ nhàng.

Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều bộ môn thể thao, từ đó tìm ra bộ môn trẻ thích và tạo điều kiện tăng cường vận động cho trẻ. Ngoài ra, trẻ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, phơi nắng đúng cách để hệ xương phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

3. Theo dõi cân nặng và sức khỏe

Trẻ béo phì cần được theo dõi cân nặng và thăm khám sức khỏe thường xuyên. Điều này sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt của trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Kiểm soát cân nặng của trẻ béo phì đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị béo phì, cải thiện sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng, cần được bổ sung đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển. Nếu gặp khó khăn, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến và thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.