Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào năm 2024

Lần đầu làm cha mẹ, hẳn bạn sẽ cảm thấy lo lắng với hàng tá câu hỏi. Phải cho con ăn gì? Thời điểm cho con ăn vào lúc nào là tốt nhất? Trẻ có uống sữa bột được không? Có ăn rau được không? Bao giờ mới cho trẻ ăn thịt được? Đừng lo lắng các bậc cha mẹ, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết trẻ 6 tháng nên ăn dặm như thế nào?

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào năm 2024

Chế độ dinh dưỡng trẻ em 6 tháng tuổi mẹ cần nhớ. (Ảnh: Internet)

Tại sao cha mẹ nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm?

Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng khi trẻ bước qua 6 tháng tuổi, cơ thể của bé đã lớn gấp đôi so với lúc mới sinh, vì thế hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động tốt hơn một chút và có khả năng chuyển hóa thức ăn đặc. Đó là lý do cha mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm này. Đặc biệt, thời gian đầu đời của trẻ, nguồn dưỡng chất chủ yếu đến từ sữa mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ cung cấp đủ 450kcal/ngày, mà lượng dưỡng chất trẻ cần lại gấp đôi con số đó. Vì thế, các mẹ nên cho các bé ăn dặm đúng cách để cung cấp đầy đủ dưỡng chất đã thiếu hụt kia.

Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ cũng cần biết thời điểm ăn dặm nên bắt đầu kể từ tháng thứ 6 và kết thúc vào khoảng tháng 24 bạn nhé.

Ngoài ra, cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi ăn dặm. Vì thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ chỉ mới hấp thụ được thức ăn dạng lỏng, chủ yếu là sữa mẹ. Đặc biệt bạn cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá trễ. Điều này sẽ khiến trẻ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng, chậm lớn, hệ miến dịch suy yếu.

Những điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ em ăn dặm

Làm sao biết trẻ bắt đầu ăn dặm được?

Có những dấu hiệu chứng minh rằng bạn có thể cho trẻ 6 tháng tuổi tập làm quen với việc ăn dặm. Những biểu hiện đó như sau:

- Trẻ nặng gấp đôi so với lúc mới sinh - Trẻ có thể ngồi dậy được. - Trẻ không còn phản xạ đẩy đồ ăn hoặc vật lạ ra khỏi miệng. - Trẻ ngoảnh đầu đi nơi khác khi đồ ăn không hợp khẩu vị. - Biết đưa miệng về phía trước khi cha mẹ cho ăn. - Bé thích thú khi được cha mẹ cho ăn.

Trẻ em ăn dặm đúng cách là như thế nào?

Khi bắt đầu cho trẻ em ăn dặm bạn cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây để đảm bảo rằng bạn đã cho trẻ ăn dặm đúng cách. Những nguyên tắc cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ em ăn dặm:

Cha mẹ nên cho trẻ em ăn dặm những thực phẩm gần giống với sữa mẹ. Nguyên tắc “ngọt – mặn” là yếu tố đầu tiên bạn cần nhớ trong quá trình này. Hãy để cho trẻ làm quen với những thực phẩm chứa nhiều chất ngọt, sau đó, hãy chuyển sang những thực phẩm chứa chất mặn. Đây là một trong những việc giúp trẻ tập làm quen dần với những thức ăn khác.

Nguyên tắc tiếp theo cha mẹ cần nhớ là “ít – nhiều”. Đây là một trong những nguyên tắc giúp trẻ làm quen với lượng thức ăn nhiều hơn, dồi dào hơn. Bắt đầu từ lượng rau, sau đó là thịt rồi dầu ăn, mỡ động vật… Bạn hãy bắt đầu tăng dần số lượng và thành phần của từng món.

Nguyên tắc thứ ba có lẽ cha mẹ nên bổ sung vào cẩm nang ăn dặm của trẻ - “loãng – đặc”. Nguyên tắc này giúp cha mẹ hạn chế trường hợp trẻ phản ứng khi bất ngờ thay đổi chế độ dinh dưỡng. Trẻ sẽ cảm thấy dần quen với việc ăn dặm một cách chậm rãi mà hiệu quả.

Ngoài ra, nếu trẻ có phản ứng không muốn ăn nữa hoặc chán nản việc ăn, cha mẹ nên ngừng việc cho trẻ em ăn dặm lại trong khoảng vài ngày. Sau khoảng thời gian đó, cha mẹ nên kiên trì thử lại trong khoảng 15 – 20 lần sau.

Cha mẹ nên cho trẻ em ăn dặm những thực phẩm gì?

Trong bữa ăn dặm, cha mẹ cần đảm bảo đủ 4 nguồn dưỡng chất như sau:

- Nhóm chất bột đường: Đây là nguồn dưỡng chất đầu tiên được khuyến cáo trong bữa ăn dặm của trẻ em. Để có thực phẩm chất bột đường, các mẹ nên chế biến món cháo với khoai, bột yến mạch, súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa… - Nhóm rau củ và trái cây: Nguồn vitamin và dưỡng chất dồi dào có trong rau củ quả và trái cây sẽ góp phần tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa cho trẻ em. Đặc biệt các mẹ cần vệ sinh rau sạch sẽ trước khi chế biến và không để rau quá hạn sử dụng, bị úng hay bị úa. - Nhóm chất đạm: Những chất đạm được các giới chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng trong bữa ăn dặm của trẻ. Chất đạm này cung cấp cho trẻ lượng chất axit amin, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của các tế bào. - Nhóm chất béo: Đây là một trong những thành phần cung cấp năng lượng, quan trọng cấu thành tế bào và mô não. Trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ hãy cho thêm một ít dầu thực vật, mỡ động vật bạn nhé.

Trên đây là những lưu ý giúp trẻ em ăn dặm đúng cách. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho cha mẹ nhiều kiến thức liên quan, giúp cho việc cho trẻ em ăn dặm dễ dàng hiệu quả hơn.

Dinh dưỡng tốt trong những năm đầu đời là nền tảng quyết định cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ nhỏ. Việc cho trẻ ăn dặm đúng cách cũng cần được các bậc phụ huynh chú trọng.

Bé 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào năm 2024
Cho trẻ ăn dặm đủ các nhóm thực phẩm chính đáp ứng đủ dinh dưỡng. Đồ họa: Hương Giang

Theo các bác sĩ khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 6 tháng đầu, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn, sau đó, trẻ cần được ăn bổ sung để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển theo lứa tuổi.

Tuy nhiên nếu không có chế độ ăn bổ sung hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng, có thể rối loạn tiêu hoá, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tại sao phải ăn dặm bổ sung khi trẻ 6 tháng tuổi?

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn bổ sung. Đây là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho phép trẻ nhai và cắn thức ăn.

Ngoài ra, sữa mẹ lúc này không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, nếu không ăn bổ sung trẻ sẽ có nguy cơ chậm lớn, ngừng phát triển, thiếu máu, còi xương…

Nhưng nếu cho ăn quá sớm, trẻ sẽ bú mẹ ít đi, nên sẽ nhận được ít các yếu tố miễn dịch và dinh dưỡng từ sữa mẹ nên dễ bị suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, ăn dặm quá sớm có thể gây ra các tổn thương trên đường tiêu hoá của trẻ.

Nếu cho trẻ ăn dặm muộn quá

Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng.

Trẻ chậm lớn hoặc ngừng tăng cân

Trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất

Một số nguyên tắc cho trẻ ăn dặm bổ sung

Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.

Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.

Chế biến các thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.

Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.

Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung bằng thêm dầu/mỡ cho bát bột vừa thơm, ngon và mềm giúp trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.