Bàn về ngôn ngữ nhà văn nga maiacopxki có viết: năm 2024

Show

NGÔN NGỮ TRONG THƠ

Dẫn thơ:

𝐀𝐀𝐀 - Thơ là “những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại điểm trang cho cuộc sống

bằng vẻ đẹp muôn màu của nó”

“... Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người” (William

Wordswarth). Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người và là sáng tạo

đặc biệt của loài người. Nó là những sợi tơ rút ra từ cuộc sống và quay trở lại trang điểm cho

cuộc sống bằng vẻ đẹp muôn màu của nó. Tố Hữu từng nói: ”Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc

sống đã thật tràn đầy”, khi những cảm xúc mãnh liệt đè nặng trái tim nhà thơ không thể nói thành

lời, thì khi ấy thơ lại là nơi để giãi bày. Những vần thơ viết ra từ chính sự xúc động trong tâm

hồn của nhà thơ trước cuộc đời là những vần thơ có giá trị hơn bao giờ hết.

Mỗi bài thơ là một định nghĩa về thơ. Mỗi người đọc tinh hoa là một con đường đến với thơ.

“Câu thơ hay là câu thơ giàu sức gợi cảm” (Lưu Trọng Lưu). Thơ ca lại dùng ngôn từ để nói lên

cảm xúc, bộc bạch nỗi lòng và gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng. Thế nhưng, ngôn ngữ

trong thơ lại có hạn, không cho phép người nghệ sĩ kể lể dài dòng hay phí phạm câu chữ mà họ

phải mài giũa ngòi bút cho thật sắc, thật tinh để viết nên những ngôn ngữ cô đọng, hàm súc

nhưng đa nghĩa, giàu tính biểu cảm và hình tượng. Lưu Trọng Lư cũng từng viết: “Thơ sở dĩ là

thơ bởi vì nó súc tích, gọn gàng, lời ít mà ý nhiều”. Sáng tác thơ cũng như làm thí nghiệm hóa

học, mỗi chữ viết ra không được thừa, cũng không được thiếu, khi ấy ta mới thu được hạt muối

kết tinh của nghệ thuật. Hay nói như nhà thơ Nga Maiacopxki: “Quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ

ca cũng giống như người lọc quặng radium, lọc lấy tinh chất, tìm ra trong những cái bộn bề của

những tấn quặng từ đẹp, ánh sáng kim cương”. Ngôn ngữ là những tinh hoa quý giá nhất của một

người làm thơ, đó là nơi họ nhắn nhủ những tâm tình, trao gửi bao ước mơ, hoài bão. Thế thì đó

càng không thể là thứ câu chữ tầm thường, vặt vãnh được.

Không ai muốn đọc một tác phẩm mà ở đó, ta không tìm thấy sự đồng điệu và chia sẻ hay quá xa

lạ, như Chế Lan Viên cũng cho rằng: ”Đừng làm những câu thơ đi tìm kiếm sao Kim; Thứ vàng

ấy loài người chưa biết đến”. Tài năng và tâm hồn nhà thơ là một yếu tố hết sức quan trọng

nhưng công việc của nhà thơ không phải chỉ dừng ở đó, anh phải là người tìm kiếm “hạt thơ trên

luống đất của những người dân cày”(Pauxtôpxki). Từ mảnh đất hiện thực và ấp ủ chúng trong

trái tim mình, để lại cho đời những “đóa hoa thơ” thật đẹp. Những đóa hoa ấy sẽ trở lại tô điểm

cho cuộc đời và cho loài người niềm an ủi, đồng cảm mãnh liệt nhất.

Thơ bao giờ cũng in đậm chữ “đời” trước hết. Cuộc đời không chỉ ban cho nhà thơ nguồn cảm

hứng mà cuộc đời còn là nơi khai thác “chất quặng” nguồn từ để tạo nên thơ: “Vạt áo của nhà

thơ không bọc hết bạc vàng mà cuộc đời rơi vãi; Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”

(Chế Lan Viên). Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ trí tưởng tượng và

“cái tôi” nhỏ bé của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng “vỏ bào”

(Pauxtôpxki). Nhà thơ phải nhặt những hạt “bụi quí” trong cuộc đời mênh mông vô tận để làm

nên những “bông hồng vàng” quí giá, đem lại niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ,

hiểu thơ và yêu thơ, theo cách diễn đạt của Pauxtôpxki.

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn.”

(Lê Đạt – Vân chữ)

Cái vân chữ của một nhà thơ hay một nhà văn thứ thiệt mà Lê Đạt nhắc đến ở đây chính là phong

cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn

cá nhân. Đồng thời cũng là để nhấn mạnh đó là yếu tố quan trọng để tạo nên một “người nghệ sĩ

thứ thiệt”- một người nghệ sĩ chân chính, có tài năng và có tư chất, có phong cách nghệ thuật

riêng biệt không thể trộn lẫn. Từ đó biết được muốn có bài thơ hay thì “mỗi lời thơ đều dính não

cân ta” mà “muốn hồn trào ra đầu ngọn bút” là điều rất khó đạt được, viết lên một tác phẩm hay

là điều không dễ dàng. Nhà thơ Xuân Diệu từng khẳng định quy luật của quá trình tinh lọc ngôn

ngữ thơ: “Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường

vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn

lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của

xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu”. Thật vậy, sáng tạo

ngôn ngữ thơ không phải một điều dễ dàng. Người nghệ sĩ phải xoay sở trên một vùng đất chật

hẹp, vậy nên họ không thể lãng phí bất cứ từ ngữ nào để diễn tả những cảm xúc hời hạt, tủn mủn,

thứ mà họ viết nên phải là ngôn ngữ được chắt lọc và kết tinh từ hàng vạn chất liệu ở đời.

Nhà văn Nga M, trong một bức thư gửi nhà đạo diễn Xtanixlapxki có viết: “Nghệ sĩ là con

người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng

đó là cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”. Những

“ấn tượng riêng – chủ quan” của người nghệ sĩ chính là cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống

mang tính khám phá và sáng tạo. Có lẽ một trong những cái khác biệt để tạo ra khoảng cách nghệ

sĩ và người thường chính là chỗ đó. Không phải ai cầm bút cũng đều là nghệ sĩ. Các nhà văn, nhà

thơ cũng vậy. Họ đều có thể viết được thơ, văn nhưng để làm được thơ văn đích thực, cần có sức

sống và có chỗ đứng trong lòng người đọc thì không phải ai cũng làm được. Một nhà văn sáng

tạo càng độc đáo, đặc sắc thì người đó càng thành công.

Sứ mệnh nhà văn là như một “người nghệ sĩ trung thành của thời đại” (Balzac), phải giúp cho

người đọc hình dung những gì đang diễn ra trong cuộc sống chúng ta tồn tại, nơi đó gây cho

người đọc lòng trắc ẩn, tình yêu thương và ý thức phản khác lại cái xấu, tàn ác. Con người cần

nhìn thấy những gì họ chưa bao giờ thấy, hiểu những gì chưa bao giờ biết, tất cả những câu trả

lời mà độc giả muốn có mà tác giả mang lại đều phải xoay quanh chính cuộc sống hiện tại. Thế

giới trong trang thơ mở ra đâu đó luôn tồn tại những hình ảnh gần gũi từ thế giới hiện thực mà ta

đang sống, có điều nó mới mẻ và đặc biệt hơn. Chất thơ vốn có trong hiện thực, bởi nếu không

có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời thì không có mùa thu của thi ca...