Bài toán về giải pháp roaming trong mạng không dây

VỀ MẠNG WIFI MESH ( KHÔNG DÂY )

Bài toán về giải pháp roaming trong mạng không dây

– Hệ thống WiFi mesh là bộ định tuyến router hoặc bộ phát sóng access point hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng WiFi dạng lưới.

– Mạng mesh thường được sử dụng để mở rộng vùng phủ sóng cho các tòa nhà có diện tích rộng.

– Một mạng mesh phổ biến thường có từ 2 node wifi trở lên.

– Hệ thống mesh thường đi kèm với khả năng thiết lập dễ dàng. Hầu như bạn chỉ cần thiết lập tại node chính, sau đó việc kết nối các node còn lại rất đơn giản, không cần phải chỉnh cài đặt của từng node.

Ưu điểm :

– Kết nối, thiết lập đơn giản cũng giúp cho người dùng mở rộng mạng của mình đơn giản bằng cách thêm một node khi cần, trong khi nếu sử dụng bộ mở rộng(repeater) thì sẽ phải thiết lập lại từ đầu.

– Chuyển tiếp qua ;ại dễ dàng giữa các thiết bị: trong một mạng mesh, các node được thiết kế để hoạt động như một mạng WiFi thống nhất, và việc chuyển tiếp khi di chuyển từ vùng phủ sóng của thiết bị này sang thiết bị khác (hand-off) rất nhanh. Như vậy nếu bạn có di chuyển trong khắp vùng phủ sóng thì kết nối cũng gần như không bị mất, giống như thể bạn chỉ kết nối vào đúng một thiết bị vậy.

– Cần lưu ý là để có quá trình chuyển tiếp không gián đoạn, tất cả các thiết bị (bao gồm cả node và thiết bị của người dùng) cần hỗ trợ chuẩn IEEE 802.11r hoặc 802.11k.Hầu như mọi thiết bị mới ra mắt trong vòng 5 năm qua đều hỗ trợ các chuẩn này

– Một trong những lầm tưởng của người dùng là mạng mesh có thể mở rộng vùng phủ sóng và do vậy tốc độ kết nối Internet cũng sẽ như nhau ở mọi điểm. Khi bạn kết nối các thiết bị WiFi với nhau, dù là mạng mesh hay thiết bị mở rộng, thì bạn vẫn sẽ gặp trường hợp tín hiệu bị suy giảm.

– Để giảm tình trạng mất tín hiệu, các nhà sản xuất đưa ra dòng sản phẩm cao cấp với 3 băng tần (tri-band) như Netgear Orbi , Linksys Velop ac3600. Bên cạnh 2 băng tần để kết nối với thiết bị như thông thường, các thiết bị này còn có riêng một băng tần để kết nối các hub với nhau, gọi là băng tần back-haul

– Các node được đặt càng gần nhau thì tín hiệu càng mạnh, do đó tốc độ kết nối từ thiết bị của bạn sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên nếu đặt các node gần nhau thì vùng phủ sóng sẽ hẹp hơn, ngược lại nếu đặt xa thì vùng phủ sóng rộng nhưng tốc độ mạng lại chậm.

Nhược điểm :

– Tốc độ mạng các node 2 ………………….. sẽ hao so tốc độ mạng so với Node chính ban đầu.

Chọn hệ thống mesh nào cho ngôi nhà của bạn?

Các bộ phát wifi mesh dùng cho gia đình như : Tenda Nova MW3 – Tenda Nova MW6 – Linksys Velop – Huawei CD20

WIFI ROAMING ( CẮM DÂY LAN CHO MỖI ACCESSPOINT WIFI CÓ TÍNH NĂNG ROAMING)

Bài toán về giải pháp roaming trong mạng không dây

Vidu về roaming 1 site wifi unifi gồm 6 AP , quản lý tập trung trong 1 controller .

Bài toán về giải pháp roaming trong mạng không dây

Wi-Fi Roaming là quá trình xử lý, đảm bảo kết nối Wi-Fi của client khi di qua lại giữa vùng phủ sóng của các Access Point (AP) khác nhau. Khi bạn di chuyển từ vùng phủ sóng của AP này sang vùng phủ sóng của AP khác, kết nối phải được chuyển sang AP mới một cách tự động để không làm gián đoạn kết nối.

Cách đơn giản thường được sử dụng là chỉ cần AP có cùng SSID, chế độ mã hóa, mật khẩu thì khi client di chuyển từ AP1 này sang AP2, Client sẽ tự động kết nối AP2.

Các dòng AP cao cấp Unifi , Grandstream ,… đều có tính năng (Fast Roaming) nhằm giúp client luôn được kết nối vào AP “gần” nhất và có chất lượng sóng tốt nhất.

Để có hệ thống wifi roaming thì cần các yếu tố sau:

– Tất cả AP đều được cấu hình cùng SSID / mã hóa / password (Channel có thể giống hoặc khác)

– Tất cả AP phải cùng một lớp mạng LAN và có thể “nói chuyện” với nhau

Ưu điểm :

– Tất cả các AP ( Accesspoint ) đều cắm dây LAN từ một nguồn cấp IP chính router /switch giống nhau nên tốc độ mạng sẽ không bị giảm khi roaming khu vực giữa các AP .

– Tốc độ kết nối ở mỗi vùng AP hầu như không suy hao .

Nhược điểm :

– Chi phí đầu tư cho hệ thống và thiết bị AP có tính năng roaming là khá cao .

Kết luận :

– Hệ thống wifi mesh và roaming giống nhau về cơ bản là tự động chuyển kết nối wifi của thiết bị ( với 1 SSID và Password duy nhất ) với thiết bị node / accesspoint gần nhất mà không cần phải nhập lại tên wifi và mật khẩu khi di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Tốc độ mạng sẽ giảm theo số lượng node 1. node 2,….

– Mesh dùng cho kết nối 1 node đầu cắm dây và các node sau là không dây . Roaming thì mỗi AP( accesspoint) đều phải cắm dây LAN và cùng cấp IP bởi 1 router . Tốc độ mạng hầu như không suy hao.

Hỗ trợ công việc xuyên biên giới, giải trí “tẹt ga”, vô tư liên lạc với người thân..., dịch vụ roaming data với mô hình “không giới hạn” của MobiFone mang lại nhiều tiện ích cho người dùng di động.

Sang Hàn Quốc để ký kết hợp đồng trong chưa đầy một tuần, sử dụng dịch vụ roaming thông thường, anh Hải – giám đốc một công ty may xuất khẩu đã phải tái mặt khi nhận thông báo cước lên tới hơn 20 triệu đồng đã bao gồm 15% phụ phí.

Nhắc đến chuyện roaming nước ngoài, chị Nhung, một khách hàng khác cũng thở dài ngao ngán. Có chuyến công tác tại Thái Lan và đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế, thấy biểu tượng 3G bên góc trái màn hình, chị vô tư vào mạng, chat skype, lướt facebook. Khi đi ngủ, chị quên không tắt web trên điện thoại. Hai hôm sau khi về Việt Nam, chị phải rút ví ra trả cho số tiền cước phát sinh lên tới 10 triệu đồng. “Cá nhân tôi nghĩ là truy cập GPRS thì sẽ tính theo dung lượng sử dụng mà quên mất khoản roaming. Cũng coi như là một bài học” – chị Nhung chia sẻ.

Phát sinh cước ngoài ý muốn, đâu là nguyên nhân?

Thông thường, khách hàng sử dụng gói cước chuyển vùng quốc tế, khi đi nước ngoài truy cập Internet qua GPRS thì cước được tính theo cách: cước roaming quốc tế tại nước sở tại + 15% phụ phí. Chỉ cần truy cập dung lượng 1Mb, khách đã phải trả hàng trăm ngàn đồng.

Nguyên nhân phát sinh cước đột biến thường là do khách sử dụng GPRS để chơi một số trò chơi trên mạng. Khách nghĩ đã download trò chơi nhưng thực sự đang chơi online, nên trong thời gian chơi game, máy vẫn phải kết nối internet qua GPRS. Còn khi sử dụng điện thoại di động, với tính năng tự động tìm kiếm dữ liệu mới của email, điện thoại sẽ tự động kết nối GPRS dẫn đến việc phát sinh cước. Bên cạnh đó, truy cập Internet bằng Wifi, nếu mất sóng Wifi, khách hàng vào mạng internet máy sẽ tự động sử dụng sóng GPRS/3G để truy cập.

Tối ưu hóa việc quản lý dữ liệu khi đi nước ngoài

Trong bối cảnh nhu cầu xuất ngoại của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, dịch vụ chuyển vùng quốc tế trở thành một trong những dịch vụ quan trọng bậc nhất để doanh nghiệp viễn thông khai thác và khẳng định hình ảnh chăm sóc khách hàng. Khách hàng đã được hưởng lợi từ những nỗ lực cải thiện dịch vụ roaming của nhà mạng. Chẳng hạn như việc đơn giản hóa thủ tục, dỡ bỏ các yêu cầu về đặt cọc, trình diện hộ khẩu. Mặt khác, việc nhà mạng mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ cũng đem lại cơ hội dùng roaming cho tất cả các thuê bao từ trả sau tới trả trước.

UD là gói cước roaming truyền dữ liệu không giới hạn dành cho thuê bao MobiFone chuyển vùng quốc tế đến các mạng: China Unicom của Trung Quốc, SK Telecom của Hàn Quốc, CMT của Macau, Smartone của Hong Kong, Singtel của Singapore, và Beeline của Campuchia.

Khi đã chọn đúng mạng cần sử dụng cho roaming data, khách hàng có thể dùng 3G không giới hạn để chat, voice chat, chơi facebook, check mail, lướt web… mà không lo phát sinh phí phụ trội (đã được đóng khung trong 249.000 đồng/ngày chưa VAT). Nếu so với mức cước roaming data hơn 300.000 đồng cho 1MB trước đây, gói cước roaming dữ liệu mới của MobiFone đã làm một cuộc cách mạng.

“Chúng tôi đang nghiên cứu và đàm phán với nhiều đối tác khác để có thể mở rộng danh sách áp dụng gói cước roaming data không giới hạn. Gói cước không chỉ cho phép khách hàng dùng lưu lượng thoải mái mà còn giúp tiết kiệm cước roaming nói chung, bởi khi có thể, nhiều thuê bao đã chuyển liên hệ bằng thoại, SMS... sang chat, mail, sử dụng data”, đại diện lãnh đạo của MobiFone chia sẻ.