Bài khởi quyền võ cổ truyền Việt Nam

Hệ thống các bài quyền của võ cổ truyền Việt Nam
Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã thống nhất và cho ra đời tập tài liệu: Giáo trình huấn
luyện - giảng dạy môn Võ cổ truyền Việt Nam. Đây là cuốn sách hướng dẫn đầy đủ và cụ thể
nhất cho đến hiện tại của võ cổ truyền Việt Nam. Cuốn tài liệu bao gồm nguồn gốc, lý luận,
phương pháp tập luyện, huấn luyện và các vấn đề y học liên quan đến võ thuật.
Trong cuốn tài liệu cũng nêu hệ thống 18 bài quyền trong giáo trình thống nhất. Các bài đó là:
1. Bài Tiên ơng quyền.
2. Bài Thần đồng côn.
3. Bài Lão hổ thượng sơn.
4. Bài Tứ linh đao.
5. Bài Hùng kê quyền.
6. Bài Đản côn tề mi.
7. Bài Bạch hạc sơn quyền.
8. Bài Huỳnh long độc kiếm.
9. Bài Kim ngưu quyền.
10. Bài Thái sơn côn.
11. Bài Ngọc trản quyền.
12. Bài Lôi long đao.
13. Bài Lão mai quyền.
14. Bài Thanh long độc kiếm.
15. Bài Bát quái côn.
16. Bài Siêu xung thiên.
17. Bài Độc lư thương.
18. Bài Thiết lĩnh. (Sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế)
Một số bài quyền trong 18 bài này không phải gốc võ Việt Nam, ví dụ bài Đản cơn tề mi là bài
quyền của Thiếu Lâm, tuy nhiên cũng được hệ thống hóa vào.
Và các bài quyền khác, tuy có tên giống nhau, nhưng mỗi võ phái lại có các đường nét, và thậm
chí lời thiệu khác hẳn nhau.

LÃO HỔ THƯỢNG SƠN
A.

Bạch hổ khởi động.
Chấp thủ khai mã
Song thủ cước pháp
Ðồng tử dân quả.

Lưỡng thủ khai môn
B.
Ðại bàng triển dực
Ðơn tọa phục hổ.
Hữu thủ yểm tâm
Hồi đầu thoái tọa
Nhứt cước phá đao.
C.
Hồi mã đã hổ.
Nhứt quyền đã khứ
Lão hổ vồ mồi.
Ngũ phong đã bồi
Song đao phạt mộc
D.
Hoành thân toạ thủ
Song phi cước khứ.
Long quyền đã khứ.
Tả hữu đã diện.
Cuồng phong tróc nã
E.
Thối tọa hữu biên
Tả thủ phá cước.
Hoành thân phục hổ
Hữu thủ yểm tâm

Ngũ phong đã diện.
F.
Thối tọa tả biên
Hữu cước đảo địa
Ðơn tọa phục hổ
Tả thủ yểm tâm
Ngũ phong đã diện
G.
Hoành thân đoạt ngọc.
Tả cước tảo địa
Ðơn tọa phục hổ
Hữu thủ yểm tâm.

Lưỡng thủ vạn nang
H.
Âm dương nhứt bộ
Ðơn tọa phục hổ.
Tả thủ yểm tâm
Long quyền đoạt nhãn
Lưỡng thủ tả cước.
I.
Thanh sư xuất động
Hoành thân thối bộ
Hữu thủ yểm tâm.
Long quyền đoạt nhãn
Lưỡng thủ hữu cước
J.
Tàng hoa đơn toạ
Tướng quân bạt kiếm

Bái tổ thâu mã.

NGỌC TRẢN QUYỀN
Ngọc trản ngân đài – Tả hữu tấn khai.
Thập tự luyện diệp – Liên đã sát túc.
Tọa hồi mai phục – Tấn đã tam chiến.
Thối thủ nhị linh – Tả hoành sát hữu hoành sát.
Hồi phát địa hổ – Thanh long biên giang.
phụ tử tương tuỳ – Song phi chuyển dực.
Hạ bàn lôi đản đả – Hồi tiểu tọa khai cung.
Tấn đã song quyền – Trực tiền quyển địa.
Huỳnh long quyển địa – Ðồng tử dương thân.
Hoành tấn đã liên hoàn – Hồi tả tọa, bạch xà lăng lộ.
Tả hoành sát thanh long biên giang – Kim kê điển thủ.
Thối tảo bát liên hoàn – Tẩu mã dương tiên.
Lập bộ như tiền – Hồi đầu vọng bái.
Dịch:
BÀI QUYỀN CHÉN NGỌC

Chén ngọc đài bạc – Trái phải tiến ra
Tay tréo thập tự, lên tay phất – đánh liền xát chân ngồi về mai phục – tới đánh ba lần
Lui tay hai lần – giết ngang trái, giết ngang phải
Rút về như cọp chụp đất – Rồng xanh vẫy vùng bên sông.
Cha con theo nhau – Ðôi cánh chuyển động
Dưới bàn gạt đánh nhau – Về dã ngồi kéo cung
Ðánh tới đôi quyền – Quét thẳng về trước
Rồng vàng quét đất – Ðồng tử vương mình
Hồnh bộ tới đánh liền theo – Về ngồi trái, rắn trắng bò trên đường
Giết ngang trái, rồng xanh vùng vẩy bên sông – Gà vàng rút cổ .

Lui quét đánh liên – Ngựa chạy quơ roi .
Ðứng bộ như trước – Về bộ như ban đầu để bái tổ .

HÙNG KÊ QUYỀN
Lưỡng kê giao thủ thỉ tranh hùng.
Song túc tề phi trảo thượng xung.
Trấn ải kimthương như bạch hổ.
Thủ quan ngân kiếmtợ thanh longù.
Xuyên cung độc chiêu tăng ư trác.
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung.
Thiểu tẩu dược trâm thiên sở tứ.
Nhu cương cường nhược tân kỳ trung.
Bái Tổ.
Dịch:
BÀI QUYỀN GÀ TRỐNG
Ðôi gà giao đầu sắp đá nhau.
Ðơi chân cùng nhảy móng xóc lên
Trấn ải thương vàng như cọp trắng
Giữ của kiếm bạt tợ rồng xanh
Như cung không tên thêm sức mổ
Quay đầu một cựa chiệu bốn bên
Giả chạy phóng trâm trời đã dạy
Mềm cứng mạnh yếu

LÃO MAI QUYỀN
Lão mai độc thọ nhứt chi vinh.

Lưỡng túc khinh kinh tấn bộ hoành.
Tấn nhứt đản thối hồi lão khởi.

Phi nhứt phát hồn khối thanh đình.
Tràn nha hổ dương vai thiết trảo.
Chuyển giác long tất lực lôi oanh.
Lão hầu thối tọa liên ba biến.
Hồ điệp song phi lão bạn sanh.
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn.
Vân tôn tam tảo hổ xà thành.
Bái Tổ.
Dịch:
BÀI QUYỀN CÂY MAI GIÀ
Mai già một cội một cành tươi.
Ðôi chân nhẹ nhàng tấn bộ ngang
Tấn bộ đản quyền một cái về bộ khỉ
Bay đá một cái về nhanh như chuồng chuồng điểm thủy
Cọp tràn đến nhe răng đưa vuốt,
Chuyển sừng rồng hết sức chớp nhống,
Khỉ già về ngồi chụp đến ba lần
Ðơi bướm cùng bay dộp già sanh
Trăng lên khuyết có đơi mũi nhọn như chớp nhoáng
Mây cao ba lượt quét cọp rắn nên cơng

HÙYNH LONG ĐỘC KIẾM

Diện tền bái tổ kính sư.
Hồi thân thủ bộ vẽ người hiên ngang.
Kiếm ôm theo bộ xung thiên.
Tả hữu song chỉ mình nghiên thế chào.
Phụng đầu thế kiếm dương cao.
Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang.
Chém rồi bên tả tránh sang.

Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày.
Kiếm loan long ẩn vân phi.
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn.
Rút về phong tỏa đôi bên.

Dùng đoàn hạc tấn tến lên chớ chầy.
Xà hành nghịch thủy cho hay.
Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu.
Thối hồi đơn phụng quang châu.
Chân theo xà tấn kiếm hầu tổ sư.

THÁI SƠN CƠN

Thái sơn đích thủy địa xà liên.
Thượng bỗng kỳ phong thối bạch viên.
Quy kỳ độc giác trung bình hạ.
Thượng thích đài đăng tấn thừa thiên.
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích.
Ðồng tân thuận thế phá giang biên.
Tẩuthố tồn sơn hồnh phá kiếm.
Linh miêu mai phục tấn thích ngưu.
Thừa châu bố địa loan cơn thích.
Hồi tểu kim kê đã trung lan.
Si phong sậu võ ngưu khai giác.
Triệu tử đăng thành giá mã an.
Bái Tổ
Dịch:

BÀI ROI THÁI SƠN

Núi thái sơn có giọt nước chảy dài trên mặt đất như hình rắn đi
Bồng cơn đưa cao như phất cờ trong giólui về ngồi như con vượn trắng
Quay về dương gốc cơn như chiếc sừng dùng thế trung bình thấp.
Ðăm thẳng lên chân đèn tấn tới theo trời.
Rút về đâm thẳng đến ba ngọn liên tếp.
Ðồng tân thuận thế phá bờ sông.
Thỏ chạy quanh núi quay lại phá kiếm của địch
Mèo linh mai phục đến đâm trâu
Nương thuyền đập đất loan cơn đâm
Về bộ gà con mổ
Gió thảm mưa sầu trâu mở sừng
Ðồng tử lên thành gác gậy yên

TỨ LINH ÐAO

Hướng đông chấp thủ nghiên chào.
Chụm về tay phải cầm đao loan liền.
Lui chân tay kéo lên trên.
Chém qua trái phải vớt liền một phen.
Nghiên về rùa úp lá sen.
Chém ngang phát cỏ bay lên phượng hoàng.
Ðỡ đâm hình dạng kỳ lân.
Chéo chân chém dưới bước lên chẻ đầu.
Hướng tây nào khác gì đâu.
Hướng nam xoay vớt bay lên phượng hoàng.
Ðỡ trên chém dưới hai lần.
Ðao dân ngang mặt bay sau nhảy chồm.
Chém liền hai ngọn dưới trên.
Hướng bắc như thử, xoay trịn tứ mơn.

Tung mình cá vượt vũ môn.
Tọa địa hổ giáng phi long theo liền.
Trở về bái tổ tếp liên.
Chụm chân tại chổ tứ linh hết bài.

BÁT QI CƠN

Phát bản linh thủ, xà vươn khai mơn.
Long du điền hải, điểu thủy đăng thiên.
Xuyên sơn định trận, nhất tướng ngũ môn.
Bát quái đồng thần, lưỡng kê linh thủ.
Vạn phụng như hoa, bát phương loạn xạ.
Ðiểu trá yên phi, thạch thân xuất thế.
Tứ Tướng hồi môn, lão tôn loạn đả.
Triều bàn bát quái, độc giác chiến xa.
Bạch xà long trận, đơn phụng chiều dương.
Kim thương trá thủ, phi xa yên thạch.
Hoành sơn mạng nhện, thần ngư võ thủy.
Trung hải nhất trụ, độc linh yên bái.
Dịch:

BÀI ROI BÁT QUÁI
Ðưa roi giơ tay – Rắn chúa mỡ cửa
Rồng chơi ruộng biển – Chim nước lên trời,
Qua núi xem trận – Một tướng giữ năm cửa
Tám cỏi có đồng thần – Tay lành giữ kê,
Mn phụng như hoa – Tám phương loạn bắn
Chim giởn khói bay – Người đá ra đời,
Lão tôn loạn đánh – Bốn tướng về cửa

Nhìn khắp tám cỏi – Chiến xa một sừng,
Rắn trắng trận rồng – Một chim Phượng nhìn mặt trời.
Thương vàng trao tay – Cát bay khỏi đá
Núi ngang có màng nhện – Cá thần mưa nước,
Giữa biển một cột – Một luồng như khói.

SIÊU XUNG THIÊN
Bái Tổ
Xung thiên đề đao phản trảm nghinh.
Lôi phong trá tẩu qủy thần kinh.
Ðê đầu tầm thọ lai phụng tấn.
Trảm phạt trung bình toạ ngưu canh.
Long thăng hổ giáng loan xa sát.
Tiềm tàn ẩn phục điểu kiên khinh.
Lạc mã bàn phi lai cấp thích.
Tứ trung bình toạ phục sanh mơn.
Dịch:
BÀI ÐAO SIÊU XUNG THIÊN
Chọc trời qua đao chém ngược về
Gío cuốn giả chạy qủi thần sợ
Nép đầu vào cây lại tiến lên
Chém giết giữa vòng, ngồi như người cày
Rồng lên cọp xuống loan như vần bánh xe,
Nép dấu trốn nằm chim sợ điếng

Rớt ngựa bằng bay lại đâm mau,
Bốn mặt cùng ngồi về nẻo sống.

ĐỘC LƯ THƯƠNG PHÁP

1/ NGUỒN GỐC:
Theo lời kể lại của các lão võ sư , huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Ðạo (An Khê , Gia Lai) khi
dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa , chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương . Ba anh em Nguyễn
Nhạc , Nguyễn Huệ , Nguyễn Lu đã biên soạn và cho tập bài “ Ðộc Lư Thương” vào khoảng năm 1770.
“Ðộc Lư Thương ” ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ đứng lên
khởi nghĩa , vững chắc trong như thế 3 chân của chiếc lư hương . Ðộc Lư cịn có nghĩa là tơn thờ một
chủ , quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân.
Bài Ðộc Lư Thương phổ biến ở vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc huyện An Khê tỉnh Gia lai) được
chi phái “Tây Sơn võ đạo Bình Ðịnh” tại An Khê lưu truyền và kế thừa.
Tuy nhiên, do trải qua nhiều đời được lưu truyền trong các võ đường khác nhau nên có những điều
chưa hợp lý trong chiêu thức cũng như tính khoa học trong bài thương.
Vì vậy rất mong ban chun mơn Liên Ðồn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam đóng góp , biên soạn hồn
chỉnh để bài thương được phổ biến mang tính kế thừa truyền thống Tây Sơn Võ Ðạo và phù hợp tính
khoa học hiện đại .

II. KẾT CẤU CỦA "ĐỘC LƯ THƯƠNG"
Trước hết phải nói rõ hai chữ “Ðộc Lư” có một ý nghĩa và hình dáng của cái độc lư ba chân trên bệ thờ
dùng để cấm hương , nó nhằm diễn tả bài thương dù trong tư thế nào vẫn vững chắc liền lạc kín đáo
trong phịng thủ cũng như tấn cơng có sự liên hồn hổ trợ nhau trong tư thế ba chân vạc hình tam giác
giữa cơng thủ kết hợp tấn pháp, bộ pháp, thân pháp, thủ pháp và chiêu thức.
1 – Tấn pháp : Bài thương được sử dụng các bộ tấn như : Ðinh tấn, Trung bình, Tý ngọ, Chảo mã và kim
kê tấn.
2 – Bộ pháp : Khi sử dụng bộ pháp di động lướt trên mặt đất và có những lúc dùng sức bật nhanh di
chuyển đủ bốn hướng: tền, hậu, tả, hữu chéo. Ðiểm chính là tền , tả hữu hậu là phụ nhưng có lúc là

chính. Tấn Thối theo thế tam giác chiến liên hồn.
3 – Thân và thủ pháp : những động tác được kết hợp liền nhau giữa tay, chân, đầu, mình khi sử dụng
“Thương Pháp” trong tấn cơng, phịng thủ gồm những điểm sau:

-Chân, gạt, đỡ, bổ, quét, tém, triệt, đâm (tền, hậu, tả, hữu)
-Mục têu tấn công chia làm ba phần trên thân thể đối phương là (thượng, trung, hạ)
4 – Chiêu thức :
-Lời giới thiệu của bài thương là 15 câu
-Mỗi câu là 1 chiêu , tổng cộng là 15 chiêu (thế)
-Mỗi chiêu có 1 hay 2,3 thức (tùy thuộc vào chiêu)
-Tổng cộng : 41 thức liên hoàn .
Ðược phân ra làm 60 động tác
III. NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG:

Vì là loại binh khí dài nên thương thường được sử dụng ở chổ rộng . Dùng để xông pha nơi chiến trận,
dưới đất, trên ngựa, trên thuyền .v.v....Nếu sử dụng nơi chật hẹp hay khi tếp cận thì sẽ khơng đạt hiệu
quả mà cịn trở ngại cho chính mình.
Riêng bài “Ðộc Lư ”có 6 yếu tố quyết định.
- Nhanh - bất ngờ
- Lấy thủ để co
BÀI THIỆU "ĐỘC LƯ THƯƠNG":
Lập tấn liên ba Phụng giang đầu
Nhị bộ tấn nghinh khai đả thủ
Qui đầu phục thế tấn Độc lư
Hạ hồi trí túc song Long kích
Hồnh thân kiên đả tái nghịch tâm
Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ

Hữu phi khai giác thích cơn đình
Phi bộ tạ hồi Liên trung đỉnh
Hồi Long giáng thế đảo liên thành
Chấp thủ Độc lư phát thích thương
Song bộ khai qui đằng liên thích

Phi vân chấp Mã tấn phát Ngưu
Đảo thế luân thân Hầu Long bộ
Chuyển Long phi giác thối Liên đài
Liên ba tam bộ lập như tền.

10 BÀI QUYỀN VÕ CỔ TRUYỀN
MÌNH ĐƯA LÊN ĐÂY ĐỂ ANH EM THAM KHẢO
Bài 1:
- Tên gọi : Hùng Kê Quyền.
- Nguồn gốc : Tây Sơn - Bình Định. Tương truyền qua dân gian và một số sách báo, tư liệu, bài
Hùng Kê Quyền do Nguyễn Lữ là anh em Nhà Tây Sơn sáng tác.
Người giới thiệu và thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM
là Lão võ sư Ngô Bông. Đơn vị Quảng Ngãi.
Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hịa là Lão võ
sư Ngơ Bơng. Đơn vị Quảng Ngãi.
Người thị phạm bài Hùng Kê Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Ngô
Lâm. Đơn vị Quảng Ngãi.
Bài Hùng Kê Quyền được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT toàn quốc lần thứ I năm
1993 tại TP.HCM.
Lời thiệu : HÙNG KÊ QUYỀN
Lưỡng kê giao thủ thỉ tranh hùng.
Song túc tề phi trảo thượng xung.
Trấn ải kim thương như bạch hổ.
Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long.

Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác.
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hùng.
Thiểu tẩu dược trâm thiên sở tứ.
Nhu cương cường nhược tận kỳ trung. (1)

VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 2 :
- Tên gọi : Lão Hổ Thượng Sơn.
- Nguồn gốc : Lam Sơn Võ Đạo TP. HCM.
Lam Sơn Võ Đạo do cố Lão võ sư Quách Văn Kế (1897 - 1976) sáng lập. Võ sư Quách Văn Kế
thọ giáo các Võ sư Ba Cát, Bảy Mùa và Hàn Bái từ năm 1918 đến 1929. Võ sư Quách Văn Kế
nguyên là Chủ tịch Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tại Sài Gòn giai đoạn 1958 – 1970.
Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ I tại TP.HCM là Võ
sư Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.
Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi băng hình lần thứ II tại Khánh Hòa là Võ sư
Nguyễn Phước Toàn. Lam Sơn Võ Đạo. Đơn vị TP.HCM.
Người thị phạm bài Lão Hổ Thượng Sơn ghi đĩa hình lần thứ III tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn
Công Tâm. Đơn vị TP.HCM.
Bài Lão Hổ Thượng Sơn được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT tồn quốc lần thứ I
năm 1993 tại TP.HCM.
Một nguồn gốc khác nói rằng bài Lão Hổ Thượng Sơn là bài quyền trấn môn của Võ phái Nam
Tông do cố Lão võ sư Lê Văn Kiển (Tám Kiển) sáng lập. Lúc sinh thời Võ sư Tám Kiển cho biết
võ cơng mà ơng thụ đắc có nguồn gốc từ Võ phái Bạch Hạc bên Trung Hoa. Theo Võ sư Lê Văn
Phước, con trai của Thầy Tám Kiển, giải thích: “Có sự ngộ nhận cho rằng Lão Hổ có nghĩa là
cọp già. Thật ra phải thấy được hình tượng ẩn giấu đằng sau ngơn từ đó mới hiểu được đúng
nghĩa của người xưa. Lão Hổ ý là cọp đã đạt tới mức tinh thông lão luyện, vượt qua ngọn núi thử
thách, là hành trình mà bất cứ bậc cao thủ nào cũng phải đi qua.”
(Thành Ngọc - Bài Lão hổ thượng sơn
Báo Tuổi trẻ chủ nhật ngày 4/7/04)
Lời thiệu : LÃO HỔ THƯỢNG SƠN

Chấp thủ khai mã. Song thủ phá cước.
Đồng tử dâng quả. Lưỡng thủ khai môn.
Đơn toạ phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.

Hồi đầu thối toạ. Tả thủ yểm tâm.
Nhất cước phá đao. Nhất quyền đả khứ.
Lão hổ vồ mồi. Trửu phong đả bồi.
Song đao phạt mộc. Song phi cước khứ.
Long quyền đả khứ. Tả hữu đả diện.
Cuồng phong tróc nã. Tả thủ phá cước.
Hoành thân phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.
Ngũ phong đả diện. Hữu cước tảo địa.
Đơn toạ phục hổ. Tả thủ yểm tâm.
Ngũ phong đả diện. Tả cước tảo địa.
Đơn toạ phục hổ. Hữu thủ yểm tâm.
Lưỡng thủ vạn năng. Đơn toạ phục hổ.
Tả thủ yểm tâm. Long quyền đoạt nhãn.
Lưỡng thủ tả cước. Hoành thân thối toạ.
Hữu thủ yểm tâm. Long quyền đoạt nhãn.
Lưỡng thủ hữu cước. Tướng quân bạt kiếm.
Bái tổ thâu mã.
VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 3 :
- Tên gọi : Tứ Linh Đao
- Nguồn gốc : Tây Sơn Nhạn - Kim Kê TP. HCM

Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê do cố Lão võ sư Đặng Vân Anh (1917 - 1998) sáng lập.
Theo báo cáo của đại biểu TP.HCM tại Hội nghị chun mơn VTCT tồn quốc năm 2000 tại
Quảng Ngãi, cho biết bài Tứ Linh Đao do các Lão võ sư Đặng Vân Anh (Tây Sơn Nhạn - Kim
Kê), Lão võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành (Võ lâm Tân Khánh Bà Trà), Võ sư Quách Văn Phước
(Lam Sơn Võ Đạo) và Võ sư Nguyễn Hữu Tiết (môn phái Hắc Âu) sáng tạo năm 1980 và thống
nhất đưa vào huấn luyện cho đơn vị TP.HCM.
Khi các Lão võ sư ấy họp với nhau tại Quận I TP. HCM để phổ biến bài Tứ Linh Đao thì lúc đó

Võ sư Lê Đình Long phái Kim Kê đã tập luyện bài này. Sau khi Hội VTCT TP. HCM thành lập,
bài Tứ Linh Đao được dùng làm bài tập cho chương trình sơ cấp.
Người giới thiệu bài Tứ Linh Đao là Lão võ sư Đặng Vân Anh và thị phạm ghi băng hình lần thứ
I năm 1993 tại TP.HCM là Võ sư Lê Đình Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP.
HCM.
Người thị phạm bài Tứ Linh Đao ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hịa là Võ sư Lê
Đình Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP. HCM.
Người thị phạm bài Tứ Linh Đao ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Lê Đình
Long, Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê. Đơn vị TP. HCM.
Bài Tứ Linh Đao được bình chọn trong Hội nghị chuyên mơn VTCT tồn quốc lần thứ I năm
1993 tại TP. HCM.
Lời thiệu : TỨ LINH ĐAO
Hướng Đông chấp thủ nghiêm chào.
Chụm về tay phải cầm đao loan liền.
Lui chân tay kéo lên trên.
Chém qua trái, phải, vớt liền một phen.
Nghiêng về rùa núp lá sen.
Chém ngang phát cỏ, bay lên phượng hồng.
Đỡ, đâm hình dạng kỳ lân.
Chéo trên chém dưới, bước lên chẻ đầu.
Hướng Tây nào khác gì đâu.
Hướng Nam xoay vớt, bay lên phượng hoàng.

Đỡ trên chém dưới hai lần.
Đao dâng ngang mặt, bay sau nhảy chồm.
Chém liền hai ngọn dưới trên.
Hướng Bắc như thử xoay trịn tứ mơn.
Tung mình cá vượt vũ mơn.
Toạ địa hổ giáng, phi long theo liền.

Trở về bái tổ tiếp liên.
Chụm chân tại chỗ, tứ linh hết bài.
Nguyên văn bài thiệu Tứ Linh đơn đao:
Bình thân bái Tổ. Thối bộ đề đao.
Lưỡng long tranh châu. Điếu ngư trì hạ.
Diệp liên qui ngoạ. Sát thảo tầm xà.
Phượng lạc bình sa. Tấn kỳ lân bộ.
Nhị long kỳ ngộ. Như thử nhị mơn.
Kỳ lân q sơn. Bình sa phượng lạc.
Q quan trảm phạt. Ngọc nữ hiến đào.
Phụng vũ sơn cao. Tứ môn như thử.
Thất đao trảm thủ. Ngư việt vũ môn.
Giáng hổ thăng long. Như tiền bái Tổ.
VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 4 :
- Tên gọi : Thái Sơn Cơn.
- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Bình Định.

Thái Sơn Cơn có tên gọi trước đây là Roi Thái Sơn hoặc Thái Sơn Thảo Pháp, là bài roi chiến rất
nổi tiếng trong làng võ Tây Sơn - Bình Định - Việt Nam. Thái Sơn Côn không hoa mỹ, cầu kỳ
nhưng các thế chiến đấu hiệu quả, lối đánh thực dụng, thật đúng với danh xưng một bài roi chiến.
Người giới thiệu và thị phạm bài Thái Sơn Côn ghi băng hình lần thứ I năm 1993 tại TP.HCM là
Võ sư Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An
Vinh. Đơn vị Bình Định.
Người thị phạm bài Thái Sơn Cơn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư
Đinh Văn Tuấn, Võ phái Hồ Ngạnh - Thuận Truyền và Võ phái Hương Kiểm Mỹ - An Vinh. Đơn
vị Bình Định.
Người thị phạm bài Thái Sơn Cơn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư
Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.

Bài Thái Sơn Cơn được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT tồn quốc lần thứ I năm
1993 tại TP HCM.
Lời thiệu : THÁI SƠN CƠN
Thái sơn trích thuỷ địa xà liên.
Thương thượng lộng ky, lân thoái bạch viên.
Huy ky độc giác trung bình hạ.
Thượng thích đại đăng tấn thừa thiên.
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích.
Đồng Tân thuận thế gián vân biên.
Tẩu độc thố, Trưng Sơn hoành gián kiếm.
Linh miêu mai phục tấn thích ngưu.
Thừa châu bố địa khai cơn thích.
Hồi tiểu kim kê đả trung lang.
Phi phong tẩu võ khai ngưu giác.
Tiểu tử tam phiền giá mã an.
Bái tổ sư, lập như tiền.

VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 5 :
- Tên gọi : Lão Mai Quyền.
- Nguồn gốc : Trước khi trở thành bài quy định của LĐVTCT Việt Nam, bài Lão Mai Quyền
được thầy Mười Bòi (còn gọi là Mười Địch) truyền dạy cho thầy Trương Chưởng vào khoảng
năm 1919 tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Thầy Trương Chưởng (1899 – 1988) là người sáng lập Võ đường Kỳ Sơn tại 51/2 Phan Chu
Trinh, thị xã Hội An vào năm 1973 và truyền dạy cho học trò năm 1969. Qua nghiên cứu, tổng
hợp địa dư, lịch sử, Võ phái Kỳ Sơn - Hội An - Quảng Nam khẳng định bài Lão Mai Quyền là
một bài bản võ thuật truyền thống của nhà Tây Sơn.
Người giới thiệu và thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM
là Võ sư Trần Xuân Mẫn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.

Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Chuẩn
võ sư Trần Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Người thị phạm bài Lão Mai Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Trần
Lê Kỳ Sơn. Võ phái Kỳ Sơn Võ. Đơn vị Quảng Nam.
Trần Xuân Mẫn và Trần Lê Kỳ Sơn là thày và sư huynh tôi đấy.
Bài Lão Mai Quyền được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT toàn quốc lần thứ II năm
1994 tại TP HCM.
Lời thiệu : LÃO MAI QUYỀN
Lão mai độc thọ nhất chi vinh.
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành.
Tấn nhất đoản, thối hồi lão khởi.
Phi nhất thác, hồn thối thanh đình.
Tàng nha hổ, dương oai thiết trảo.
Triển giác long tất lực lôi oanh.
Lão hồi, thối toạ, liên ba biến.
Hồ điệp song phi, lão bạng sanh.
Nguyệt quật, song câu, lôi điển chấn.
Vân tôn tam tảo, hổ, xà, thành.

VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 6 :
- Tên gọi : Siêu Xung Thiên.
- Nguồn gốc : Tên ngun thuỷ của bài là Siêu Tứ Mơn vì bài này đánh ra bốn cửa Đông, Tây,
Nam, Bắc. Sau khi được chọn là bài quy định, Hội nghị chuyên môn VTCT toàn quốc đổi tên là
Siêu Xung Thiên.
Theo tư liệu của đơn vị Khánh Hồ giới thiệu bài, ơng Phan Văn Thành làm quan Bộ hình dưới
thời nhà Nguyễn ở Kinh đô Huế dạy cho Võ sư Phan Văn Vũ là con trai của ông. Võ sư Phan
Văn Vũ cũng dạy lại cho con trai của mình là Võ sư Phan Văn Quảng ở Nha Trang, Khánh Hoà.
Đây là bài binh khí của dịng võ trong triều đình lưu truyền cho các vị tướng để cầm quân ra trận

nên tính cách chuyên môn cao và chiến đấu rất dũng mãnh.
Người giới thiệu và thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi băng hình lần thứ I năm 1994 tại TP.HCM
là Võ sư Phan Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.
Người thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư
Phan Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.
Người thị phạm bài Siêu Xung Thiên ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Phan
Văn Quảng. Đơn vị Khánh Hoà.
Bài Siêu Xung Thiên được bình chọn trong Hội nghị chuyên mơn VTCT tồn quốc lần thứ II
năm 1994 tại TP HCM.
Lời thiệu : SIÊU XUNG THIÊN
Xung thiên đề đao phảm trảm nghinh.
Lôi phong trá tẩu quỷ thần kinh.
Đê đầu tầm thọ lai phụng tấn.
Trảm phạt trung bình toạ ngưu canh.
Long thăng hổ giáng loan xa sát.
Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh.
Lạc mã bàng phi lai cấp thích.
Tứ trung bình toạ phục sanh môn.

VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 7 :
- Tên gọi : Ngọc Trản Quyền.
- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Việt Nam do Võ đường Vân Long, Môn phái Sa Môn Võ Đạo - Đà
Lạt - Lâm Đồng giới thiệu.
Theo lời dẫn giải của Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân Long thì thầy Đồn Phong, gốc
người Bình Định, là thầy dạy võ cho Lão võ sư Phạm Đình Trọng đã cho biết bài Ngọc Trản
Quyền không rõ xuất xứ vào thời nào tại Việt Nam, nhưng bài này lấy điển tích từ đời xa xưa:
Ngọc Hồng đang ngự trị tại Điện Linh Tiêu thì Ngọc nữ dùng cái khay bằng bạc để chén trà
bằng ngọc dâng lên Ngọc Đế. Khi đi đến gần, Ngọc Nữ ngước lên nhìn thấy Kim Đồng đang

đứng hầu Ngọc Đế chăm chú nhìn mình nên nàng hổ thẹn run tay đánh rơi khay, lăn chén ngọc.
Ngọc Nữ ngồi xuống lết theo hai bộ mà vẫn không chụp được chén ngọc. Ngọc Đế tức giận đày
cả hai người xuống trần gian ở mỗi người một bên bờ sơng Ngân Hà, vì vậy mà mở đầu bài đã có
câu: Ngọc trản, Ngân đài ...
Người giới thiệu và lý giải bài Ngọc Trản Quyền là Lão võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa Vân
Long, Trưởng môn Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là Chuẩn võ
sư Tôn Thất Thuận. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Huấn
Luyện Viên Nguyễn Phúc. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Ngọc Trản Quyền ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư
Phạm Thành Hùng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Bài Ngọc Trản Quyền được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT tồn quốc lần thứ III
năm 1995 tại TP HCM.
Lời thiệu : NGỌC TRẢN QUYỀN
Tam bộ bái tổ. Nhị bộ kỉnh sư.
Hồi thân lập trụ. Ngọc trản ngân đài.
Tả hữu tấn khai. Thập tự luyện diệp.
Liên đả sát túc. Toạ hồi mai phục.
Tấn đả tam chiến. Thối thủ nhị linh.
Tả hoành sát. Hữu hoành sát.

Hồi phát địa hổ. Thanh long biên giang.
Phụ tử tương tùy. Song phi triển dực.
Hạ bàn lôi đản đả. Hồi tiểu tọa khai cung.
Tấn đả song quyền. Trực tiền quyển địa.
Huỳnh long quyển địa. Đồng tử dương thân.
Hoành tấn đả liên hoàn. Hồi tả tọa bạch xà lang lộ.
Tả hoành sát thanh long biên giang. Kim kê điển thủ.

Thối tảo bát liên hoàn.Tẩu mã dương tiên.
Lập bộ như tiền. Hồi đầu vọng bái.
VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 8 :
- Tên gọi : Huỳnh Long Độc Kiếm.
- Nguồn gốc : Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái
cho biết vào thời Chu Nguyên Chương, nhà Minh bên Trung Hoa có rất nhiều nhân tài, võ nghệ
siêu quần bạt tuỵ. Trong đó có đơi bạn tri kỷ là Trương Tam Phong và Âu Dương Phương, lúc ấy
Âu Dương Phương mới xây xong sảnh đường nên nhờ Trương vẽ hộ cho 9 bức tranh án theo bát
quái cửu cung mà trang trí trong khách sảnh, trong đó có ba bức ảnh ăn ý nhất là Lão Tùng Án
Thái Dương, Ngũ Long Xuất Động và Ngũ Long Nhập Động.
Vào thời Hậu Lê nước Việt Nam, có ngài Sa Viên, hiệu là Sơn Nhơn, quê tại Tỉnh Sơn La, Bắc
Việt. Ngài sang Trung Hoa giao thương rồi phác hoạ lại ba bức tranh này đem về cố quốc và
sáng tác ra bộ Ngũ long quyền pháp và bộ Ngũ long kiếm pháp, còn bức tranh Lão Tùng Án Thái
Dương thì ngài khơng sáng tác. Hiện nay Sa Mơn Võ Đạo cịn lưu giữ hai bộ quyền và kiếm này.
Người giới thiệu và lý giải bài Huỳnh Long Độc Kiếm là Lão Võ sư Phạm Đình Trọng, tự Sa
Vân Long, Trưởng mơn Sa Mơn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là
Huấn Luyện Viên Cao Văn Thắng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là
Huấn Luyện Viên Nguyễn Phúc. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.
Người thị phạm bài Huỳnh Long Độc Kiếm ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ
sư Phạm Thành Hùng. Sa Môn Võ Đạo. Đơn vị Lâm Đồng.

Bài Huỳnh Long Độc Kiếm được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT tồn quốc lần thứ
III năm 1995 tại TP HCM.
Lời thiệu : HUỲNH LONG ĐỘC KIẾM
Diện tiền bái tổ, kính sư.
Hồi thân thủ bộ vẻ người hiên ngang.

Kiếm ơm theo bộ xung thiên.
Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào.
Phụng đầu thế kiếm dương cao.
Thối lui, hạ bộ nhập vào chém ngang.
Chém rồi bên tả tránh sang.
Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày.
Kiếm loan long ẩn vân phi.
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn.
Rút về phong toả đơi bên.
Dùng địn hạc tấn tiến lên chớ chầy.
Xà hành nghịch thuỷ cho hay.
Tàng đầu lộ vĩ chém bay qua đầu.
Thối hồi đơn phụng quan châu.
Chân theo xà tấn, kiếm hầu Tổ sư.
VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 9 :
- Tên gọi : Bát Quái Côn.
- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Việt Nam. Tuy Hoà - Phú Yên.
Người giới thiệu và thị phạm bài Bát Qi Cơn ghi băng hình lần thứ I năm 1995 tại TP.HCM là

Võ sư Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.
Người thị phạm bài Bát Qi Cơn ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hòa là Võ sư
Trương Hùng. Đơn vị Phú Yên.
Người thị phạm bài Bát Quái Côn ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Võ sư Nguyễn
Hưu Phước. Đơn vị TP.HCM.
Bài Bát Quái Cơn được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT toàn quốc lần thứ III năm
1995 tại TP HCM.
Lời thiệu : BÁT QUÁI CÔN
Phát bản linh thủ. Xà vương khai môn.

Long du điền hải. Điểu thuỷ đăng thiên.
Xuyên sơn định trận. Nhất tướng ngũ môn.
Bát quái đồng thần. Lưỡng kê linh thủ.
Vạn phụng như hoa. Bát phương loạn xạ.
Điểu trá yên phi. Thạch thân xuất thế.
Lão Tôn loạn đả. Tứ tướng hồi môn.
Triều bàn bát quái. Độc giác chiến xa.
Bạch xà môn trận. Đơn phụng triều dương.
Kim thương trá thủ. Phi sa yên thạch.
Hoành sơn mạng nhện. Thần ngư võ thuỷ.
Trung hải nhất trụ. Độc linh yên bái.
Bái Tổ lập như tiền.
VIDEO: [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...]
Bài 10 :
- Tên gọi : Độc Lư Thương.
- Nguồn gốc : Tây Sơn Võ Đạo – Bình Định.

Theo lời kể của các Lão võ sư, Võ sư, Huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo (nay là An
Khê - Gia Lai), khi dựng cờ khởi nghĩa lập căn cứ địa, chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương,
ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tướng sĩ tập luyện bài
“Độc Lư Thương” vào khoảng năm 1770.
Độc Lư Thương ngụ ý tượng trưng cho sự đoàn kết của ba anh em nhà Tây Sơn hội tụ đứng lên
dựng cờ khởi nghĩa, vững chắc trong thế ba chân của chiếc lư hương. Độc lư cịn có nghĩa tơn
thờ một chủ, quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của nhân dân.
Bài Độc Lư Thương phổ biến ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo, nay là thuộc Huyện An Khê, Gia Lai
được võ phái Tây Sơn Võ Đạo Bình Định tại An Khê kế thừa và lưu truyền.
Người giới thiệu và thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ I năm 1997 tại TP.HCM
là Võ sư Đoàn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.
Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi băng hình lần thứ II năm 2001 tại Khánh Hịa là Võ sư

Đồn Thọ Sơn. Võ phái Tây Sơn Võ Đạo. Đơn vị Gia Lai.
Người thị phạm bài Độc Lư Thương ghi đĩa hình lần thứ III năm 2007 tại Hà Tây là Chuẩn võ sư
Trần Duy Linh. Đơn vị Bình Định.
Bài Độc Lư Thương được bình chọn trong Hội nghị chun mơn VTCT toàn quốc lần thứ V năm
1997 tại TP HCM.
Lời thiệu : ĐỘC LƯ THƯƠNG
Lập tấn liên ba phụng giang đầu.
Nhị bộ tấn nghinh khai đảng thủ.
Quy đầu phục thế tấn độc lư.
Hạ hồi ký túc song long kích.
Hồnh thân chuyên đả tái nghịch tâm.
Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ.
Hữu phi khai giác thích trung đình.
Phi bộ tạ hồi liên trung đỉnh.
Hồi long giáng thế đảo liên thành.
Chắp thủ Độc lư sát thích thương.

Song bộ khai quy đằng xuyên thích.
Phi vân chấp mã tấn sát ngưu.
Đảo thế khuynh thân hầu long bộ.
Chuyển long phi giác thối liên đài.
Liên ba tam bộ lập như tiền.

 Việt Võ Đạo: Khí Cơng
1. VÀO ÐỀ
Hồi xưa khi còn học ViệtVõÐạo ở Hoa Lư từ năm 1970 đến 1975. Khí cơng khơng được giảng
dạy trong chương trình học tập từ tự vệ nhập mơn đến hồng đai. Ðó là một sự bí mật đã kích
thích tính hiếu kỳ và tị mị của tơi, những tưởng nếu mình học được khí cơng thì sẽ nhảy lên mái
nhà, đi lướt trên mặt nước, bay từ cây này qua cây khác như trong truyện chưởng của Tàu chiếu

tại Sài Gòn lúc bấy giờ do Vương Vũ, Ðịch Long, và Khương Ðại Vệ đóng. Rồi sau khi tập võ
về nhà, tơi học lén nội công từ các bạn bè khác cùng lứa tuổi trong xóm đang học võ tự do để
đấu đài, hay ra vĩa hè mua những cuốn sách của võ sư Hàng Thanh rồi tự học lấy, nhưng đa số
những tài liệu này đều truyền miệng hay được dịch từ sách của Tàu mà ra, khơng có một căn cứ
khoa học nào cả. Hên rằng hồi đó tơi cịn trẻ hay ham chơi nên không đủ kiên nhẫn để tập nên
mới thốt chết, chứ nếu tập thì đã bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Khi vượt biên sang Mỹ khoảng năm
1981, lúc đó tơi chú tâm vào việc hoc, nên sự luyện tập không được đều đặn và bị gián đoạn một
thời gian. Tới năm 1989, do sự ngẫu nhiên tôi được học Tai Chi từ một người bạn Tàu cùng làm
trong sở. Kinh nghiệm cá nhân của tôi lúc bấy giờ sau khi buổi tập đầu tiên là hai đầu gối rất
mỏi, bài quyền trong rất chậm và nhẹ nhàng nhưng khi vào tập thì rất khó. Khoảng năm 1994 tôi
đổi hãng lên làm việc ở San Franciso, nơi đây có một cộng đồng người Tàu rất lớn với một phố
Tàu rất đơng đúc và náo nhiệt, từ đó tôi được học thêm Tai Chi với sư phụ Liu Jishun và Susane.
Liu Jishun là truyền nhân chính thức của Wu (Hao) Taijiquan và Susane là vô địch Yang Tai Chi
bên Tàu. Thêm vào đó cạnh chỗ tơi ở có một công viên nhỏ, sáng thứ Bảy và Chúa Nhật nào
cũng có một nhóm người Tàu tụ tập lại tập Tai Chi, thế là tôi xin phép họ được vào tập chung.
Có một điều tơi quan sát thấy trước và sau những buổi tập, sư phụ chỉ cho họ xoa nắn hay vỗ nhẹ
vào những vị trí khác nhau trên thân thể và hay vuốt từ mặt xuống chân, rồi từ chân ngược lại lên
ngực. Tơi thấy họ làm thì cũng làm theo nhưng không hiểu là tại sao phải làm như vậy, hỏi sư
phụ thì ơng ta trả lời, không biết làm sao lại phải làm như vậy, chỉ biết rằng hồi xưa thầy của
mình ở bên Tàu dạy sao thì truyền lại như vậy. Những điều này làm cho tơi thắc mắc rất nhiều,
một hơm tơi ra ngồi thư viện mượn những sách về châm cứu hay xoa huyệt Shiatsu của Nhật,

tình cờ khám phá ra rằng những chỗ mà mình vỗ hay xoa nắn là những huyệt đạo trên thân thể và
những chỗ mình vuốt là đường kinh mạch về bao tử và lá lách. Nhưng tại sao phải làm như thế ?
Vì đơng y quan niệm rằng, nếu ngày nào cũng xoa nắn những huyệt đạo hay vuốt những đường
kinh mạch về bao tử và lá lách sẽ làm cho hai bộ phận này được khỏe mạnh. Bên cạnh đó tơi có
tập luyện với các hội (clubs) võ thuật Taekwondo và Aikido. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong
các hội này, tất cả đai đen từ nhị đẳng trở lên, người nào cũng học hỏi thêm cách điều khiển nội
lực và tập luyện các môn võ khác để quân bằng mơn võ mình đang học. Ví dụ những người tập

Taekwondo thì cũng tập thêm Aikio, Qi Gong, Judo, Jujutsu, và những người tập Aikido thì cũng
tập thêm về Taekwondo…… Trong các mơn võ này, có mơn Aikido (Ai là trộn lẫn, Ki là khí hay
nội lực, do là cách: cách trộn lẫn cái ki của mình với cái ki của địch thủ) rất gần gũi với khí cơng,
vì họ rất chú trọng về huyệt đan điền ( Sheika-No-Itten) khi tập địn, và tất cả trình độ đều tập
chung với nhau, vì họ quan niệm nắm nội lực ( Ki hay Qi) của mỗi người mỗ khác, có người thì
rất cứng, có người thì rất mềm, có người thì rất dẽo dai, cho nên cũng một đòn thế nhưng khi
đánh ra phải thay đổi chút đỉnh để phù hợp với cái ki của mọi người. Nói tóm lại mục đích của
bài viết này là chia sẻ những kinh nghiệm sống của cá nhân, và trình bày một cách thực tập khí
cơng đơn giản dễ hiểu, và sự áp dụng của khí cơng vào Việt Võ Ðạo.
2. KHÍ CƠNG
2.1. KHÍ CƠNG LÀ GÌ ?
Khí (người Tàu gọi là Chi hay Qi, người Nhật gọi là Ki ) là khơng khí hay hơi thở, công (người
Tàu gọi là Gong hay Kung) là làm việc hay tự kỷ luật lấy chính mình. Khí công ( Chi Gong hay
Chi Kung, hay qi gong ) là cách tập hít thở, với sự kiểm sốt của đầu óc, nói cách khác đây là
cách tập hít thở một cách có ý thức được luyện tập hàng ngày. Cách tập này thuộc về bên trong
hay nội công.
Ở một trình độ cao, khí cơng là một cách luyện tập để kiểm sóat được nội lực, phân phối qua 12
đường vơ hình trong thân thể gọi là kinh mạch. Mỗi kinh mạch có liên hệ đến một cơ quan .....
phân phối qua 12 đường vơ hình trong thân thể gọi là kinh mạch. Mỗi kinh mạch có liên hệ đến
một cơ quan hay bộ phận trong người như phổi, ruột gìa, bao tử, lá lách. Nơi đó nội lực được tích
trữ và phân phối theo những giờ nhất định trong ngày và thời tiết trong năm. Nằm dọc theo
đường kinh mạch là những huyệt đạo dùng để chữa thương hay đả thương. Thí dụ huyệt đạo
''Ruột già 4'' nằm ở trong hình tam giác giữa ngón cái và ngón trỏ, ''nếu dùng tay bấm nhẹ vào
đấy'' sẽ làm cho da dẻ hồng hào trị táo bón, làm giảm đau ở cánh tay, vai, và cổ. Nhưng nếu bấm
mạnh sẽ sinh ra rất đau đớn ở bàn tay và tác hại đến chức năng của ruột già.
Các bậc cao thủ trong võ lâm thời xưa rất giỏi về huyệt đạo. Khi giao đấu, họ đánh vào huyệt đạo
để gây nội thương cho đối phương, hay điểm huyệt để kiềm chế đối phương.
CÁCH TẬP KHÍ CƠNG:
''Khí cơng rất có ích lợi cho sức khỏe: ngăn ngừa được bệnh tật, tăng sức mạnh, chống suy nhược
tinh thần hay mất trí nhớ cho người già và tăng tuổi thọ.''