Yêu cầu trong marketing là gì năm 2024

Nhu cầu thị trường (tiếng Anh: Market Demand) trong marketing cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Yêu cầu trong marketing là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: Twitter)

Nhu cầu thị trường (Market Demand)

Khái niệm

Nhu cầu thị trường trong tiếng Anh gọi là Market Demand.

Nhu cầu thị trường là một khái niệm cần được hiểu một cách biện chứng theo ba mức độ nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán.

Ở đây, người làm marketing phải nhận thức được sự khác biệt giữa 3 mức độ của nhu cầu thị trường này để phát hiện và thỏa mãn nhu cầu thị trường thực chất là gì? Mỗi mức độ của nhu cầu thị trường sẽ có ý nghĩa định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Các mức độ nhu cầu

Nhu cầu tự nhiên (need)

Trước hết, nhu cầu thị trường cần được hiểu ở mức độ nhu cầu tự nhiên, nó xuất hiện khi con người hoặc tổ chức nhận thấy một trạng thái thiếu hụt cần được đáp ứng bởi một hàng hóa hay dịch vụ nào đó.

Nhu cầu tự nhiên là bản chất vốn có của con người, tổ chức, nó tồn tại vĩnh viễn. Người kinh doanh không tạo ra được nhu cầu tự nhiên mà chỉ có thể phát hiện ra nó để tìm cách đáp ứng.

Các doanh nghiệp cần phân loại nhu cầu tự nhiên theo những tiêu thức nhất định để thấy được họ đang kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tự nhiên nào. Nhu cầu tự nhiên có thể phân loại theo tầm quan trọng của nó đối với người tiêu dùng để thấy trình tự người tiêu dùng thỏa mãn các nhu cầu của họ như thế nào?

Sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho những lớp nhu cầu tự nhiên khác nhau đòi hỏi phương thức marketing khác nhau. Như vậy, mỗi loại sản phẩm trên thị trường đều phải thỏa mãn một nhu cầu tự nhiên nào đó.

Mong muốn (want)

Mong muốn là cấp độ thứ hai, hình thành khi nhu cầu tự nhiên đã được gắn với kiến thức, văn hóa và cá tính của mỗi cá nhân con người tổ chức tiêu dùng. Nói cách khác, mong muốn mua và dùng một loại hàng hoá nào đó hình thành khi người tiêu dùng đã hưởng nhu cầu tự nhiên của họ vào một hàng hóa cụ thể.

Như vậy, người kinh doanh phải tạo ra mong muốn của khách hàng về mặt hàng cụ thể của họ. Nghĩa là các sản phẩm và dịch vụ cụ thể trên thị trường là do các nhà kinh doanh sáng tạo ra chứ không phải có sẵn trên thị trường để thoả mãn nhu cầu tự nhiên của con người.

Mặt khác, cùng một nhu cầu tự nhiên, nhưng nhóm người tiêu dùng khác nhau thường có những mong muốn khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm và hành vì người tiêu dùng mới có thể xác định được chính xác họ có thể sản xuất và bán những sản phẩm, dịch vụ gì cho khách hàng.

Nhu cầu có khả năng thanh toán (demand)

Nhu cầu có khả năng thanh toán hình thành khi những người có mong muốn về một loại sản phẩm lại có khả năng mua được nó. Vì vậy, để có được khách hàng thực sự, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng.

Đây chính là khái niệm cầu trong kinh tế học. Cầu bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế (economic forces) bao gồm: Thu nhập, chi phí và các nguồn lực của một xã hội ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp và chi phí sinh sống cuả các hộ gia đình.

Đồng thời cầu cũng phụ thuộc vào nền tảng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế bao gồm hệ thống thông tin, hệ thống vận tải, hệ thống tài chính và mạng lưới phân phối.

Muốn bán được sản phẩm, các doanh nghiệp làm marketing phải cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mà họ có thể mua được, nghĩa là với giá cả phù hợp với sức mua và có sẵn tại nơi họ có thể mua.

Marketing không chỉ dừng lại với những ý tưởng kinh doanh nảy sinh từ phát hiện nhu cầu thị trường. Bởi vì, doanh nghiệp tất nhiên không thể thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu của tất cả mọi người tiêu dùng, họ phải tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của một hoặc một số nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể.

Đó chính là những khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu của doanh nghiệp - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể phục vụ một cách hiệu quả nhất. Các chiến lược và chương trình marketing của doanh nghiệp sẽ trực tiếp nhằm vào các thị trường mục tiêu cụ thể đã chọn.

Nguyên tắc Marketing là gì? Nguyên tắc Marketing cơ bản Marketers cần tuân thủ là gì? Có những nguyên tắc Marketing nào và có ý nghĩa ra sao? Tìm hiểu cùng CleverAds tại bài viết sau.

Yêu cầu trong marketing là gì năm 2024

1. Nguyên tắc Marketing là gì?

Nguyên tắc Marketing là những những quan điểm, quy định về Marketing mà bất kỳ ai tham gia vào hoạt động Marketing trên thị trường cần phải tuân theo.

  • Nguyên tắc: những điều được đặt ra, có tính bắt buộc, cần phải tuân theo. Là tập hợp hệ thống quan điểm, tư tưởng xuyên suốt một giai đoạn nhất định.
  • Marketing: hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi thông tin về sản phẩm dịch vụ nào trên thị trường.

2. 06 nguyên tắc Marketing cơ bản

Marketing có rất nhiều các nguyên tắc cần tuân thủ.

Tập trung vào 6 nguyên tắc Marketing cơ bản nhất mà ai cũng cần tìm hiểu và nắm chắc dưới đây:

Yêu cầu trong marketing là gì năm 2024

3. Giải nghĩa các nguyên tắc Marketing

3.1. Nguyên tắc chọn lọc – Principle Of Selectivity

Đây là nguyên tắc chủ đạo trong Marketing. Theo nguyên tắc này doanh nghiệp cần thực hiện 2 việc:

  • Nghiên cứu
  • Chọn lọc khách hàng để tập trung nguồn lực

Cuối cùng là chọn lọc thị trường mục tiêu phù hợp. Theo đó, doanh nghiệp tập trung phát huy được nguồn lực tốt nhất và tạo ra được giá trị khách hàng. Giá trị khách hàng tốt sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh. Độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp được đẩy mạnh và thúc đẩy phát triển.

3.2. Nguyên tắc tập trung – Principle Of Concentration

Khi đã xác định được mục tiêu, các công ty cần tập trung toàn bộ nguồn lực, vật lực nhằm đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có thể Marketing đạt hiệu quả nhất.

3.3. Nguyên tắc giá trị khách hàng – Principle Of Consumer

Một thương hiệu thành công khi nó đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng về cả vật chất lẫn tinh thần. Nói cách khác, giá trị mà doanh nghiệp đem lại cho khách hàng vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.

3.4. Nguyên tắc đặc biệt – Principle Of Differential Advantage

Nguyên tắc đặt nền móng cho Marketing. Doanh nghiệp cần:

  • Tạo khác biệt sản phẩm cho khách hàng.
  • Tạo khác biệt thương hiệu của doanh nghiệp và đối thủ.

3.5. Nguyên tắc phối hợp – Principle Of Integration

Phối hợp là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động Marketing.

Để đạt mục tiêu, doanh nghiệp cần có sự hợp tác, điều phối nhịp nhàng trong công tác quản trị trong công ty. Quản trị tài chính, nhân lực đến sản xuất và các đối tác ngoài công ty tốt để tạo tính vượt trội về giá trị sản phẩm cho khách hàng.

3.6. Nguyên tắc quá trình – Principle Of Process

Môi trường Marketing là quá trình hoạt động xuyên suốt quá trình sản xuất của thị trường.

Những giá trị mà doanh nghiệp đem tới cho khách hàng có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Những gì tạo nên giá trị cao cho khách hàng hôm nay có thể sẽ thay đổi trong ngày hôm sau.

“Một trong những điểm cốt lõi của Marketing là “thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh.”

4. Nguyên tắc Marketing Marketer cần tuân theo

4.1. Hiểu sản phẩm và khách hàng

Điều kiện tiên quyết khi bạn muốn bắt tay vào công việc chính là hiểu tường tận chi tiết sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình sản xuất, cung cấp và đối tượng khách hàng mục tiêu. Chỉ khi nắm rõ về sản phẩm và khách hàng thì mới có thể quảng cáo thành công.

4.2. Hiểu thị trường

Một nguyên tắc Marketing quan trọng: Nắm bắt bao quát về thị trường ngành mà doanh nghiệp tham gia.

Nhu cầu, mong muốn, yêu cầu hay hoàn cảnh của mỗi khách hàng là khác nhau. Chúng sẽ được xếp vào từng phân khúc thị trường. Do đó việc hiểu được tổng thể thị trường sẽ giúp các nhà marketing dễ dàng triển khai các hoạt động hướng tới khách hàng mục tiêu.

4.3. Xác định mục tiêu

Tất cả chiến lược Marketing cần đảm bảo tỷ suất ROI tốt. ROI: Return on Investment – Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư

Nó biểu thị rằng hoạt động tiếp thị đó đã đem lại giá trị lợi nhuận cho thương hiệu. Mục tiêu xác định có thể là: Doanh thu, khả năng hiển thị, tỷ lệ chuyển đổi. Cập nhật kịp thời thường xuyên để các chiến dịch hoạt động phù hợp với thương hiệu.

4.4. Đánh giá, phân tích chiến lược marketing

Yêu cầu trong marketing là gì năm 2024

Cần đánh giá và phân tích những chiến dịch marketing ngay cả khi nó đang chạy.

Điều đó giúp marketer đảm bảo chiến dịch được hoạt động thuận lợi. Các lỗ hổng được phát hiện kịp thời. Giúp chiến dịch triển khai trơn tru. Bên cạnh đó, đánh giá chiến dịch đã thực hiện giúp nhà tiếp thị tích lũy kinh nghiệm cho các hoạt động sau.

Tìm hiểu thêm: Marketing strategy là gì? 3 bài học cho chiến lược marketing thành công

4.5. Đón nhận phản hồi

Trở thành người làm marketing có nghĩa là bạn phải rộng mở những giác quan.

Đồng thời, cần chấp nhận sự khác biệt. Những ý kiến phản hồi dù tích cực hay tiêu cực cũng đều sẽ giúp ta có thể tiếp tục bồi dưỡng kiến thức. Từ đó chúng ta phát huy sáng tạo để xây dựng thương hiệu được hiệu quả hơn.

5. Kết luận Nguyên tắc Marketing

Nguyên tắc Marketing được sinh ra với ý nghĩa giúp các nhà làm Marketing luôn có thể đi đúng hướng giữa môi trường marketing với muôn vàn thông tin kiến thức bao la, luôn đổi mới phát triển từng ngày.

Mong rằng qua bài viết trên, CleverAds đã có thể đem lại những kiến thức căn bản, nền tảng cần thiết cho marketing giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về Marketing.