Ví dụ giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư siêu ngạch (tiếng Anh: Extra surplus value) là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Ví dụ giá trị thặng dư siêu ngạch

Hình minh hoạ (Nguồn: imperialism)

Khái niệm

Giá trị thặng dư siêu ngạch trong tiếng Anh được gọi là Extra surplus value.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.

Như thế nhà tư bản chỉ phải bỏ ra ít chi phí hơn các nhà tư bản khác mà vẫn bán được với giá như các nhà tư bản khác, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn. 

Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kĩ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.

Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xuyên tồn tại. 

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.

C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.

Trong đó

Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

C. Mác viết: "Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản qui lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác".

(Theo C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội)

Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

Diệu Nhi

4.1.a. Giá trị thặng dư tương đối và giá trịthặng dư siêu nghạchKhái niệm- giá trị thặng dư tương đối: Là giá trị thặng dư được tạo rado rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng caonăng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao độngthặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫnnhư cũ.- giá trị thặng dư siêu ngạch: Là phần giá trị thặng dư thuđược do tăng năng suất lao động cá biệt,làm cho giá trị cábiệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó4.1.b. So sánh giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dưsiêu nghạchGiá trị thặng dư tương đốiGiá trị thặng dư siêu nghạchGiống nhau- Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động- Các giá trị thặng dư đều bị giai cấp tư bản chiếm hữu và bóc lột laođộngKhác nhau- Tăng năng suất lao động xã hội- Giảm thời gian lao động tất yếuđồng thời tăng thời gian lao độngthặng dư khi độ dài ngày lao độngkhông đổi- Thể hiện quan điểm bóc lột củatoàn bộ giai cấp tư bản đối với giaicấp công nhân- Nâng cao trình độ bóc lột côngnhân của giai cấp tư bản- Phương pháp chủ yếu trong quátrình phát triển của TBCN- Tăng năng suất lao động cá biệt- Cải tiến kỷ thuật, áp dụng côngnghệ mới, hợp lý hóa sản xuất, tăngnăng suất làm cho giá trị cá biệt củahàng hoá thấp hơn giá trị thị trườngcủa nó.- Biểu hiện mối quan hệ giữa tư bảnvà công nhân và mối quan hệ cạnhtranh giữa các nhà tư bản- Hiện tượng tạm thời đối với đơnvị sản xuất TBCN,là hiện tượngthường xuyên trong quá trình pháttriển của TBCN- Động lực trực tiếp thúc đẩy quá4.1.c.Ý nghĩa của lý thuyết giá trị thặng dư siêungạch đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản►Theo đuổi giá trị thặng dư siêu nghạch là khát vọng của nhà tưbản nhằm tăng năng suất lao động xã hội lên nhanh chóng.►Là động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật,áp dụngcông nghệ mới vào sản xuất,hoàn thiện tổ chức lao động và tổchức sản xuất để tăng năng suất lao động giảm giá trị của hànghóa.►C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu nghạch là hình thức biến tướngcủa giá trị thặng dư tương đối.Là động lực vận động, phát triển củaCNTB thông qua mối quan hệ cạnh tranh,mâu thuẫn ngày càng sâusắc đưa đến sự thay đổi tất yếu CNTB bằng một XH cao hơn.4.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết giá trị thặng dư siêu ngạch của C.Mácđối với việc xây dựng cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta.► Lý thuyết giá trị thặng dư siêu nghạch giúp chúng ta thấyrõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay củađất nước.Một là: Trong thời kỳ quá độ của nền kinh tế Việt Nam việcxây dựng cơ chế quản lý kinh tế đóng vai trò rất quan trọngtrong quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.Càng phát triển nền kinhtế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệbóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩylực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phảichấp nhận sự hiện diện của nó.Hai là: trong thực tế nền kinh tế nhiều thành phần Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy luật làm công cụ và cơ sởđể điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung và hành vi bóclột nói riêng. Chấp hành đúng pháp luật được xã hội thừanhận theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh.Là một hướng tiếp cận vấn đề bóclột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phibiện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nótrong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sứcsản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hộinhập thành công với nền kinh tế quốc tế.Ba là: mặt khác bảo vệ quyền chính đáng của cả người laođộng lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng cácchế tài cụ thể những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, củatất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm choviệc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điềukiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bảnnhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam►Ý nghĩa: Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lýluận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếukém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác phân hóa XH thành kẻ giàungười nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong XH.►Như vậy: quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Thấy đượcđiều đó, đồng thời với việc thúc đẩy SXHH phát triển, Nhà nước cần có những biện phápđể phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của nó, đặc biệt là trong đk phát triểnnền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.► Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại nhằmtăng năng suất lao động,tăng giá trị lao động thặng dư.►Nhìn nhận đúng đắn bản chất bóc lột,chấp nhận sự hiệndiện của nó► Thúc đẩy quá trình chuyển hóa cơ cấu lao động phù hợpvới yêu cầu thay đổi tất yếu của xã hội5.1. Tích lũy tư bảna. Khái niệm tích luỹ tư bản :- Là quá trình biến một phần giá trị thặng dư thành tư bảnphụ thêm để mở rộng sản xuất.- Là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư.b. Tính tất yếu khách quan của tích luỹ tư bản- Đáp ứng nhu cầu của tái sản xuất mở rộng nền kinh tế TBCN.- Để có ưu thế trong cạnh tranh.- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật, đổi mới công nghệ.- Bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp côngnhân.5.2. Tái sản xuấta. Khái niệm tái sản xuấtLà quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới khôngngừng.b. Nội dung của tái sản xuất:+ Tái sản xuất ra của cải vật chất.+ Tái sản xuất ra sức lao động.+ Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.c. Loại hình tái sản xuất:Tái sản xuất được chia thành tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng.+ Tái sản xuất giản đơn:là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ.Tái sản xuất giản đơn TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô tư bảnnhư cũ, nhà tư bản tiêu dùng hết giá trị thặng dư.+ Tái sản xuất mở rộng:là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước.Tái sản xuất mở rộng TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô tư bảnlớn hơn trước, nhà tư bản không tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà biến một phần giátrị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất.5.3.Thực chất của tích lũy tư bảnLà sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư hay quá trình tưbản hóa giá trị thặng dư được thể hiện thông qua quá trình táisản xuất ra tư bản với quy mô ngày một lớn hơn.- Số tư bản ứng ra ban đầu dù là tài sản chính đáng của nhàtư bản thì qua quá trình tích luỹ tư bản (tái sản xuất mở rộng)nó cũng vô cùng nhỏ bé so với số tư bản đã tích lũy được.- Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư5.4. Các nhân tố làm tăng quy mô tích lũy tư bản► Quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào hai nhân tố chính:+ Quy mô tiêu dùng phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư+ Khối lượng giá trị thặng dưDo đó, để tăng quy mô tích luỹ tư bản, nhà tư bản phảitác động vào hai nhân tố đó.<1> Quy mô tiêu dùngGiả định khối lượng giá trị thặng dư không đổi, khi đó quy mô tích luỹtư bản sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dưthành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Do đó, để tăng quymô tích luỹ, nhà tư bảnsẽ phải giảm tiêu dùng<2> Khối lượng giá trị thặng dưGiả định tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư không đổi,khi đó quy mô tích luỹ tư bản sẽ phụ thuộc vào khối lượng giátrị thặng dư. Do đó, để tăng quy mô tích luỹ tư bản, nhà tư bảnphải tăng khối lượng giá trị thặng dư.Bốn nhân tố làm tăng khối lượng giá trị thặng dư:– Tăng quy mô tư bản ứng trước (c + v).– Nâng cao trình độ bóc lột công nhân (cắt xén tiền lương; tăngcường độ lao động hay kéo dài thời gian lao động);– Tăng năng suất lao động (xã hội và cá biệt);– Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bảntiêu dùng.5.5.Vận dụng những lý luận trên vào việc tăngcường tích lũy cho nền kinh tế nước taViệt Nam sẽ có tốc độ tăng trưỡng như thế nào trong nhữngthập niên sắp tới phụ thuộc vào khả năng áp dụng thành tựukhoa học kĩ thuật,cải tiến máy móc mà cơ sở của nó là quátrình tích lũy vốn.Việc tích lũy tư bản có ý nghĩa rất lớn đốivới nền kinh tế đang phát triển của nước ta,để giải quyết vấnđề tích lũy ta cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:a. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy – tiêu dùngMối quan hệ tích lũy-tiêu dùng là mối quan hệ giữa xây dựngkinh tế và cải thiện đời sống,việc phân chia tỉ lệ này sao chohợp lý và hiệu quả là vấn đề chung của nhà nước và nhândân.Vì vậy giải pháp đưa ra là nhà nước bằng cách thông quatuyên truyền tiết kiệm khuyến khích tích lũy là hữu hiệu nhấtb.Sử dụng hiệu quả các nguồn vốnViệc sử dụng tốt các nguồn vốn để mang lại nhiều lợi ích làbiện pháp tốt nhất để gia tăng giá trị thặng dư và tích lũyYếu tố quan trọng trong vấn đề này là con người,trình độnăng lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, và mô hình tổ chứcquản lýTạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy nộilực và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcCơ cấu nguồn chi nhà nước theo hướng tích cực và có hiệuquả hơnc. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thuhút vốn đầu tư nước ngoàiThống nhất các thành phần kinh tế,tạo bình đẳng trong cạnhtranh giữa các doanh nghiệp, giữa đầu tư trong nước vànước ngoàiThúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán và trái phiếuchính phủ phát triểnd.Quản lý có hiệu quả các nguồn thuCải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với cơ chế thị trườngtheo hướng hợp lý thống nhất và đồng bộ để bảo đảm côngbằng.