Thanh lý hàng tồn kho hạch toán như thế nào năm 2024

Căn cứ theo Công văn 90275/CT-TTHT năm 2019 hướng dẫn về chính sách thuế khi bán thanh lý hàng tồn kho như sau:

Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính, quy định:
....
Căn cứ Khoản 1, Khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định về giá tính thuế GTGT:
.....
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN:
.....
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định:
.....
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty bán thanh lý hàng hóa tồn kho thì phải lập hóa đơn, kê khai tính nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Khoản chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý hàng tồn kho của công ty nếu đáp ứng điều kiện khoản chi được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Công ty bán thanh lý hàng hóa tồn kho cần đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật làm cơ sở kê khai, tính nộp thuế theo quy định.

Thông qua các căn cứ trên, doanh nghiệp thanh lý hàng tồn kho thì phải xuất hóa đơn kê khai thuế theo hướng dẫn như sau:

[1] Đối với thuế GTGT:

- Giá bán hàng hóa chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế thuế GTGT.

*Giá tính thuế trên đã bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

[2] Đối với thuế TNDN:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền thanh lý hàng tồn bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

Thanh lý hàng tồn kho hạch toán như thế nào năm 2024

Thanh lý hàng tồn kho kê khai thuế như thế nào? (Hình từ Internet)

Hàng tồn kho của doanh nghiệp theo Thông tư 200 là các tài sản nào?

Theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hàng tồn kho của doanh nghiệp là các tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

- Hàng mua đang đi trên đường.

- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ.

- Sản phẩm dở dang.

- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán.

- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.

Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp nào của Thông tư 200?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thực hiện theo các phương pháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh.

- Phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO).

Tương ứng với mỗi phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin của doanh nghiệp.

Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.