Tài nguyên học tập là gì

TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ VỚI VIỆC HỌC TẬP

SUỐT ĐỜI TẠI VIỆT NAM

Tóm tắt:

            Có thể nói sự ra đời của tài nguyên giáo dục mở đã mang lại rất nhiều những đóng góp cho sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục suốt đời nói riêng. Tại Việt Nam, các tài nguyên này cũng đã được triển khai từ năm 2005, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đạt được những thành công như kỳ vọng ban đầu. Bài viết này đưa ra với mong muốn chia sẻ một số khái niệm cơ bản, các kinh nghiệm triển khai tài nguyên giáo dục mở tại các nước trên thế giới và một số kiến nghị, đề xuất cho mô hình triển khai tại Việt Nam trong thời gian tới.

I.  Giới thiệu chung

I.1.  Học tập suốt đời

Trong xã hội hiện nay việc học tập trong suốt cuộc đời đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại, điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong nhiều tài liệu nói về giáo dục trên thế giới, cụ thể là khái niệm này được nhắc đến trong nhiều nhiều nền văn hóa, nền văn minh cổ đại và các tôn giáo ở Châu Á[1]. Hay chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng viết: “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”; “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Bác Hồ khuyên chúng ta: “Học mọi nơi, mọi lúc, học mọi người và học suốt đời cho đến khi quả tim ngừng đập”. Có thể nói, những lời dạy của Người là cơ sở xây dựng lý luận cũng như thực tiễn để thực hiện ý tưởng học tập suốt đời ở Việt Nam. Học tập suốt đời để thực hiện được: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”[2]. Học tập suốt đời là quá trình liên tục của mỗi con người nhằm bổ sung và thích ứng những kiến thức và kỹ năng, sự xét đoán và năng lực hành động của người đó. Học tập suốt đời phải làm cho con người có ý thức đầy đủ về bản thân mình và môi trường xung quanh, có một vai trò xã hội trong việc làm và trong cộng đồng. Học tập suốt đời là việc tích lũy hàng ngày những kinh nghiệm xã hội – lịch sử. Trong quá trình học tập suốt đời, mỗi người phải biết phát triển những năng khiếu bẩm sinh, đồng thời lại phải tập luyện để có được những năng lực mới. Học tập suốt đời chỉ việc học tập diễn ra liên tục, từ lúc sinh ra cho đến khi kết thúc cuộc đời. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của thời đại, nhất là do tiến bộ của khoa học – công nghệ, học tập suốt đời của thế kỷ XXI đã mang nhiều đặc trưng mới, đó là: Học tập là một khái niệm rộng, được hiểu là bất cứ quá trình, hoạt động nào đem lại sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của cá nhân đều được coi là học tập; học tập suốt đời là nhu cầu của tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi.

Trong tài liệu này, học tập suốt đời được hiểu là quá trình học tập thường xuyên, liên tục, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, cập nhật kiến thức, kỹ năng của người học ở mọi lứa tuổi trong từng giai đoạn cụ thể.

I.2.  Tài nguyên giáo dục mở

I.2.1.  Định nghĩa giáo dục mở

Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition), một liên minh toàn cầu với cam kết làm cho Mở thành mặc định cho nghiên cứu và giáo dục, định nghĩa giáo dục mở như sau:

Giáo dục Mở xoay quanh các tài nguyên, các công cụ và các thực hành là tự do, không có các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, được chia sẻ và được tùy biến thích nghi trong môi trường số. Giáo dục Mở tối đa hóa sức mạnh của Internet để làm cho giáo dục kham được hơn, truy cập được hơn và hiệu quả hơn.

Bộ Giáo dục Mỹ, trên website của mình, định nghĩa giáo dục mở như sau:

Chúng tôi tin tưởng các cơ hội giáo dục nên là sẵn sàng cho tất cả những người học. Việc tạo ra hệ sinh thái giáo dục mở có liên quan tới việc tạo ra các tư liệu, dữ liệu học tập và các cơ hội giáo dục sẵn sàng, không có các hạn chế được các luật bản quyền, các rào cản truy cập, hoặc các hệ thống sở hữu độc quyền đặt ra làm cho thiếu tính tương hợp và hạn chế sự trao đổi thông tin một cách tự do.

I.2.2.  Định nghĩa tài nguyên giáo dục mở

Tài nguyên Giáo dục Mở (OER)  hứa hẹn tạo ra nhiều chuyển biến lớn. OER là công cụ hiệu quả giúp đạt mục tiêu thứ tư về phát triển bền vững: bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được tiếp cận bình đẳng với một nền giáo dục chất lượng đồng thời tạo dựng thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời. Trong bối cảnh hoạt động truyền thông về OER ngày càng phổ biến, cung cấp cho tất cả mọi người công cụ phù hợp để thay đổi thói quen học tập một cách cơ bản và lâu dài là việc cần thiết.

Tài nguyên giáo dục mở được cho là đã tồn tại được hơn 10 năm qua trên thế giới, kể từ khi một trường đại học ở Đức đã xuất bản một loạt video bài giảng của trường lên trực tuyến vào tháng 1/1999 hoặc nổi bật hơn khi Viện Công nghệ Massachusette (MIT) ở Mỹ đã đưa lên mạng bộ 32 khóa học của trường vào tháng 9/2002 với cái tên mà sau nay đã trở nên nổi tiếng, OpenCourseware, hay khóa học mở. Có rất nhiều đơn vị tổ chức đã đưa ra các định nghĩa hay khái niệm về OER như sau:

Định nghĩa OER của UNESCO:

Tài nguyên giáo dục mở là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới thiệu với một giấp phépmở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở ngụ ý bất kỳ ai cũng có thểhợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại chúng. Các OER trải từ các sách giáo khoa cho tới các chương trình giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, bài tập, bàikiểm tra, dự án, âm thanh, video và hoạt hình.

Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm (SPARC) định nghĩaOER như sau:

Giáo dục Mở xoay quanh các tài nguyên, các công cụ và các thực hành là tự do, không có các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, được chia sẻ và được tùy biến thích nghitrong môi trường số.Nền tảng của Giáo dục Mở là Tài nguyên Giáo dục Mở – OER (OpenEducational Resources), chúng là các tài nguyên dạy, học và nghiên cứu không có các chi phí và không có các rào cản truy cập, và chúng cũng mang sự cho phép về pháp lý để sử dụng mở. Thông thường, sự cho phép này được trao thông qua việc sử dụng một giấy phép mở (ví dụ, các giấy phép Creative Commons) cho phép bất kỳ ai tự do để sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ tài nguyên đó – bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Sự cho phép “Mở” thường được định nghĩa theo “5R”[3]:người sử dụng được tự do để Giữ lại, Sử dụng lại, Làm lại, Pha trộn và Phân phối lại các tư liệu giáo dục đó.

Với định nghĩa OER dưới góc độ của SPARC là rất mạch lạc. Qua định nghĩa đó không chỉ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục mở và OER, định nghĩa trên còn đưa ra được nguyên tắc cơ bản 5R của OER.

Trên website của mình, Bộ giáo dục Mỹ nêu rằng trong Kế hoạch Công nghệ Giáo dục Quốc gia năm 2017 của Bộ, định nghĩa OER như là các tài nguyên giáo dục được cấp phép mở, cụ thể như sau:

Tài nguyên giáo dục được cấp phép mở là tài nguyên dạy, học, vànghiên cứu nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theomột giấy phép cho phép tự do sử dụng, sử dụng lại, sửa đổi, và chia sẻ với những người khác. Tài nguyên số được cấp phép mở có thể bao gồm các khóa học hoàn chỉnh, các sách giáo khoa số theo module cũng như các tài nguyên chi tiết hơn như các hình ảnh, video, và các hạng mục đánh giá.

Ngoài những định nghĩa được nêu trên, định nghĩa OER cũng được nêu trong một loạt chính sách giáo dục mở và OER qua tài liệu khác nhau như: ‘Chỉ dẫn xây dựng luật các bang về OER’ (OER) do tổ chức Creative Commons Mỹ xuất bản vào tháng 01/20185, một trong số đó là định nghĩa OER của bang Texax được nêutrong luật Texas SB 8106 đã được ban hành năm 2017, cụ thể về định nghĩa được tóm tắt như sau:

Tài nguyên giáo dục mở ngụ ý các tài nguyên dạy, học và nghiên cứu nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép tự do sử dụng, sử dụng lại, sửa đổi, và chia sẻ với những người khác, bao gồm các khóa học đầy đủ, các tư liệu khóa học, các module, các sách giáo khoa, các video thời gian thực, các bài tập,các phần mềm, và bất kỳ các công cụ, tư liệu hoặc kỹ thuật nào khác hỗ trợ truy cập tới tri thức.

Tóm lại về tài nguyên giáo dục mở có thể định nghĩa một cách ngắn gọn như sau:

Tài nguyên giáo dục mở (OER) là tài liệu khóa học có sẵn và phân phối miễn phí. Mặc dù thường xuyên nhấn mạnh vào sách giáo khoa truy cập mở, OER có thể và bao gồm tất cả các vấn đề về tài liệu, từ giáo trình đến thuyết trình hay các tài liệu liên quan đến khóa học. Có nhiều định nghĩa và giải thích về OER như đã đưa ra ở trên, nhưng với mục đích của tài liệu này, trọng tâm sẽ được đặt vào các tài liệu OER đó là:

  • có sẵn miễn phí cho giảng viên và sinh viên
  • có thể được sửa đổi bởi các giảng viên và / hoặc sinh viên
  • có thể được phân phối lại bởi các giảng viên đã thực hiện các thay đổi cho công việc OER ban đầu

I.3.  Ý nghĩa của tài nguyên giáo dục mở với học tập suốt đời

I.3.1.  Ý nghĩa chung của tài nguyên giáo dục mở

Tài nguyên giáo dục mở (OER) có ý nghĩa rất quan trọng vì nhiều lý do. Một lý do, như biểu đồ trên minh họa, là chi phí của sách giáo khoa, đang tăng với tốc độ cao hơn hầu hết các hàng hóa tiêu dùng khác. Do chi phí học phí tăng ở nhiều cơ sở, nhiều sinh viên đơn giản là không thể mua sách giáo khoa. OER là một cách để đảm bảo mọi sinh viên đều có quyền truy cập vào tài liệu khóa học, với chi phí được đưa ra khỏi phương trình.

OER cũng cho phép giảng viên tạo tài liệu được tùy chỉnh cho các lớp học của họ. Trong đó hầu hết các sách giáo khoa sẽ có điểm mạnh và điểm yếu, tài liệu OER cho phép một giảng viên chỉ kéo tài liệu mạnh vào lớp học của họ.

OER cũng đại diện cho một cơ hội để nâng cao tài liệu của chính mình. Bằng cách cho phép sửa đổi tài liệu bởi các giảng viên khác trên khắp thế giới, một người tạo OER có cơ hội thấy tài liệu được sử dụng theo những cách không bao giờ tưởng tượng được. Các phần và chương mới có thể được thêm vào và nâng cao tạo ra một tác phẩm mạnh hơn bản gốc. Loại tiếp xúc và cộng tác đó đơn giản là không thể với tài liệu sống trên máy tính cục bộ hoặc chỉ in.

Cuối cùng, OER cung cấp cho giảng viên nhiều loại tài liệu để rút ra cho các lớp học của riêng họ. Hãy tưởng tượng bạn được giao một bài tập vào phút cuối cho một lớp học xa lạ – một cuốn sách giáo khoa có thể giúp bạn tăng tốc nhưng còn về giáo trình thì sao? Các bài tập? Những bài kiểm tra? OER cung cấp nhiều loại vật liệu để xây dựng một lớp mà không phải bắt đầu từ đầu.

OER rất quan trọng vì nó cung cấp tài liệu giá cả phải chăng cho sinh viên, cho phép giảng viên nâng cao công việc của chính họ và cung cấp cho giảng viên nội dung cho các lớp học.

I.3.2.  Ý nghĩa Tài nguyên giáo dục mở – OER với học tập suốt đời

Mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. OER tạo ra cơ hội để tất cả người học và người dạy tiếp cận đến nguồn học liệu chất lượng cao. Thông qua đó tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận tri thức và giáo dục.

Tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học sẽ được nâng cao khi có nhiều nguồn thông tin chất lượng miễn phí và dễ truy cập. OER thúc đẩy các trường đại học mạnh dạn đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.

Giảm giá thành phát triển học liệu của các trường đại học. Về tổng thể OER sẽ giảm giá thành xây dựng và phát triển học liệu của các trường đại học và tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đầu tư. Nếu các trường đại học cùng hợp tác xây dựng OER thì mỗi một trường đại học chỉ phải đầu tư cho một phần học liệu của mình, họ sẽ chia sẻ và sử dụng chung các phần học liệu của các trường đại học khác.

Giảm giá thành giáo dục. Ở cấp độ quốc gia có thể giảm giá thành đào tạo do người dùng có thể tự học tập, các tổ chức đào tạo và các trường đại học không phải bỏ một khoản ngân sách lớn của Chính phủ để phát triển học liệu.

Tri thức luôn được cập nhật và phát triển. Với tính mở của mình, một tài liệu như giáo trình, bài giảng hay sách tham khảo luôn được tái sử dụng và được phép sửa 5 đổi kịp thời cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như sự thay đổi của kinh tế xã hội.

Cung cấp nguồn học liệu có chất lượng. Với tính mở của mình, chất lượng các tài liệu được kiểm soát và đánh giá bởi cộng đồng và chuyên gia. Khi thực hiện việc xuất bản mở, tác giả sẽ nhận được những phải hồi, đánh giá của cồng đồng các chuyên gia, những phản biện này sẽ giúp nâng cao chất lượng của tài liệu đó.

Thúc đẩy sự minh bạch trong học thuật. Các kết quả nghiên cứu (đề tài, luận văn, luận án…), các bài giảng, giáo trình hay tài liệu tham khảo được công khai, được cộng đồng sử dụng và đánh giá và ghi nhận. Bất cứ sự gian lận trong kết quả nghiên cứu, sự sao chép đều dễ dàng bị phát hiện. Cơ sở dữ liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng làm công cụ phòng chống đạo văn trong các trường đại học.

Giải quyết được vấn đề bản quyền trong quá trình sử dụng và chia sẻ học liệu. Áp dụng hệ thống giấy phép cho các tài liệu được tạo mới cũng như phái sinh sẽ giúp OER loại bỏ việc vi phạm bản quyền, đồng thời qua đó thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng.

Tạo nền tảng cơ sở phát triển bền vững và tự chủ cho các trường đại học. OER tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững của các trường đại học Việt Nam. Sử dụng công nghệ mở và cung cấp các dịch vụ trên nền tảng mở là xu hướng chủ đạo của các trường đại học trên thế giới. Trong xu thế tự chủ của các trường đại học, hợp tác cùng phát triển để giảm giá thành đầu tư và mang lại hiệu tốt nhất sẽ là lựa chọn của các trường đại học

II.  Kinh nghiệm triển khai quốc tế

II.1.  Lịch sử ra đời

Tài nguyên giáo dục mở (OER) được cho là đã tồn tại được hơn 10 năm qua trên thế giới, kể từ khi một trường đại học ở Đức đã xuất bản một loạt video bài giảng của trường lên trực tuyến vào tháng 1/1999 hoặc nổi bật hơn khi Viện Công nghệ Massachusette (MIT) ở Mỹ đã đưa lên mạng bộ 32 khóa học của trường vào tháng 9/2002 với cái tên mà sau nay đã trở nên nổi tiếng, OpenCourseware, hay khóa học mở.

Khái niệm “tài nguyên giáo dục mở” lần đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc – UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) đưa ra tại Diễn đàn 2002 về Khóa học mở (2002 Forum on OpenCourseware). Tài nguyên giáo dục mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng (public domain) hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này. Tài nguyên giáo dục mở có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiếm tra, các kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các video và hình ảnh động (UNESCO & COL, 2015)

II.2.  Kinh nghiệm triển khai tại châu Âu

Bộ Giáo dục Mỹ phát động chiến dịch khuyến khích các trường học Đi với Mở (#GoOpen) bằng các Tài nguyên Giáo dục năm 2015. Chiến dịch #GoOpen nhằm khuyến khích các bang, các khu trường học và các nhà giáo dục sử dụng các tư liệu giáo dục được cấp phép mở. Như một phần của chiến dịch, Bộ đang đề xuất một quyết định mới có thể yêu cầu tất cả tài sản sở hữu trí tuệ có bản quyền được tạo ra từ các nguồn tiền trợ cấp của liên bang sẽ có giấy phép mở. “Để đảm bảo rằng tất cả các học sinh – bất kể mã ZIP của họ – có sự truy cập tới các tài nguyên học tập chất lượng cao, chúng tôi khuyến khích các khu trường và các bang chuyển khỏi các sách giáo khoa truyền thống và hướng tới các tư liệu truy cập được tự do, được cấp phép mở”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Arne Duncan nói. “Các khu trường trên khắp đất nước đang chuyển tiếp việc học tập bằng việc sử dụng các tư liệu có thể được cập nhật liên tục và được tinh chỉnh để đáp ứng được các nhu cầu của các học sinh”.

Cùng với chính sách được đề xuất, Bộ đã ra nhập cùng với Bộ Lao động Mỹ, USAID, Bộ Ngoại giao, và các cơ quan khác của Liên bang trong việc dẫn dắt các sáng kiến chính phủ mở của Chính quyền. Sau khi chính sách đề xuất được xuất bản trong Đăng ký Liên bang (Federal Register), các thành viên nhà nước có thể đệ trình các bình luận trong vòng 30 ngày “Bằng việc yêu cầu một giấy phép mở, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các tài nguyên chất lượng cao được tạo ra thông qua các khoản tiền trợ cấp nhà nước của chúng tôi sẽ được chia sẻ với công chúng, vì thế đảm bảo sự truy cập công bằng cho tất cả các giáo viên và học sinh bất kể địa vị hoặc nền tảng của họ”. Bên cạnh đó, Bộ giáo dục Mỹ còn thuê cố gấn về giáo dục mở đầu tiên của bộ để làm việc các lãnh đạo khu trường, các nhà cung cấp công cụ, các tổ chức phi lợi nhuận, và các thành viên liên minh giáo dục mở để mở rộng nhận thức về các tài nguyên giáo dục được cấp phép.

Sau chiến dịch đã có công ty, tổ chức và các khu trường cam kết làm nhiều hơn để đảm bảo các trường học có sự truy cập các tài nguyên giáo dục mở. Một số nhóm các Khu trường Đại sứ của #GoOpen (#GoOpen Ambassador Districts) đã cam kết giúp các khu trường khác chuyển sang các tư liệu được cấp phép mở. Các Khu trường Đại sứ của #GoOpen hiện đang sử dụng các tư liệu được cấp phép mở và sẽ giúp các khu trường khác hiểu cách thức để phát hiện và giám tuyển các tài nguyên đó một cách có hiệu quả như trường Bethel School District, Spanaway, WA; Bethel School District, Spanaway, WA; Chesterfield County Public Schools, Chesterfield, VA; Bristol Tennessee Schools, Bristol, TN…

II.3.  Kinh nghiệm triển khai tại châu Á

Ấn Độ là nơi của các trường đại học mở lớn nhất thế giới Site OpenCourseWare của Đại học Capilano là tài nguyên giáo dục tự do và mở cho giáo viên, sinh viên và những người tự học khắp thế giới, đây là trường đại học tích cực trong việc triển khai OER. Sự tích cực của đất nước Ấn độ về OER đã đóng góp rất nhiều và sự khao khát có tính mở ở nơi đây. Ví dụ, năm 2008 Ủy ban Tri thức Quốc gia của Chính phủ Ấn Độ – NKC (National Knowledge Commission) đã có tuyên bố: Thành công của chúng ta trong nền kinh tế tri thức xoay quanh mức độ lớn trong việc nâng cấp chất lượng của, và việc cải thiện sự truy cập tới, giáo dục. Một trong các cách thức có hiệu quả nhất trong việc đạt được điều này có thể là khuyến khích phát triển và phổ biến các tư liệu Truy cập Mở – OA (Open Access) có chất lượng và Tài nguyên giáo dục Mở”.

Một dự án khác tại Ấn Độ cũng vô cùng nổi bật về các sáng kiến OER nhằm phục vụ cho các cộng đồng học tập đa dạng và kéo gần các khoảng cách về tri thức như dự án TESS-India (Teacher Education through School-based Support). Dự án đã được Bộ Phát triển Quốc tế – DFiD (Department for International Development) của Chính phủ Anh trợ cấp và đang làm việc trong quan hệ đối tác với một số bang của Ấn Độ và Chính phủ quốc gia Ấn Độ để tạo ra một mạng lưới tài nguyên giáo dục của các giáo viên có chất lượng cao, cùng sự phối hợp với các nhà nghiên cứu hàn lâm của Anh và Ấn Độ, được sử dụng dưới dạng sách in hoặc trực tuyến. OER của TESS-India bao gồm các đơn vị phát triển giáo viên – TDUs (Teacher Development Units) trong các môn toán học, khoa học và tiếng Anh các trường tiểu học và trung học cơ sở, cũng như các đơn vị phát triển lãnh đạo – LDUs (Leadership Development Units) cho các giáo viên và các lãnh đạo các trường học. Các TDU là các phương tiện pha trộn, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và video, và đã và đang được phát triển bằng việc sử dụng một hệ thống nội dung có cấu trúc để xúc tác cho tính mềm dẻo và sự phân phối chúng ở nhiều định dạng. TESS-India nhằm sử dụng các TDU cả trong việc tập huấn các giáo viên mới và trong việc cải thiện thực hành của các giáo viên đang có.

TESS-India đã trải qua sự thực thi định hình lại khuôn khổ ở phạm vi rộng vào đầu năm 2014, nhằm cải thiện sự truy cập của các nhà giáo dục là các giáo viên, các nhà giáo dục hàng đầu và các nhà giáo dục về các tư liệu giáo dục chất lượng cao, tự do. Dự án lan rộng sang nhiều bang và các tài nguyên của Ấn Độ với sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, vì thế, đòi hỏi sự bản địa hóa để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và sự phạm. TESS-India đã áp dụng mô hình bản địa hóa 2 lớp. Một giấy phép CC BY-SA cho tất cả các tài nguyên cho phép những người sử dụng tùy miễn là tác giả ban đầu được công nhận về bản quyền và tài nguyên đó được chia sẻ theo cùng giấy phép y hệt như phiên bản gốc ban đầu. Dự án TESS-India đã góp phần giúp cho Ấn Độ nâng cao chất lượng giáo dục mở, bám theo sự phát triển OER của quốc tế.

Ngoài dự án TESS-India, tại Ấn Độ cũng phát triển rất nhiều các dự án về OER,  có thể kể đến như Đại học Mở quốc ga Indira Gandhi – IGNOU (Indira Gandhi National Open University) là một đại học mở quốc gia chào giáo dục từ ở xa và mở ở Ấn Độ và các nước khác. IGNOU đã khởi tạo thành lập một Kho Số Quốc gia các tài nguyên học tập eGyankosh. Kho này có kế hoạch lưu trữ, đánh chỉ số, lưu giữ, phân phối và chia sẻ các tài nguyên học tập số của các cơ sở học tập mở và từ ở xa (ODL) của nước này. Kho hỗ trợ trong suốt sự tổng hợp và tích hợp các tài nguyên học tập trong các định dạng khác nhau như các tư liệu học tập tự hướng dẫn, các chương trình tiếng – nghe nhìn, và các kho lưu trữ các phiên tương tác sống động dựa vào radio và truyền hình. Có thể nhắc đến dự án Chương trình Dạy học Kinh tế học Fulbright (Fulbright Economics Teaching Program – FETP) tại Việt Nam.  FETP OpenCourseWare là tài nguyên cho những người làm việc hoặc nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan tới chính sách để nâng cao tri thức và khai thác các tiếp cận mới cho sự phát triển học tập và chương trình giảng dạy. Những người chỉ dẫn được khuyến khích tùy biến thích nghi các tư liệu chương trình giảng dạy của FETP để sử dụng trong các khóa học của riêng họ. Các sinh viên có thể sử dụng các tư liệu của FETP để chỉ dẫn nghiên cứu độc lập. Các kế hoạch học tập của khóa học, các ghi chép bài giảng, các danh sách đọc và các tập hợp các vấn đề được sử dụng trong nhiều chương trình giữa sự nghiệp trong 1 năm và các khóa học giáo dục lãnh đạo là có sẵn trên trực tuyến.

III.  Thực trạng triển khai tại VN

III.1.  Toàn cảnh triển khai OER tại các trường Đại học Việt Nam

Năm 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của phong trào khoá học mở (Open Course Ware – OCW)/ OER toàn cầu. Chương trình OER của Việt Nam đã giúp cho các cơ sở giáo dục, đội ngũ giảng viên và người học có nhiều cơ hội hơn để truy cập tự do các nguồn học liệu mở ở trong và ngoài nước, đóng góp vào kho tàng OER tiếng Việt.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với hơn 65% dân số dưới độ tuổi 30. Đây là một lợi thế lớn cho quốc gia vì đội ngũ lao động trẻ là yếu tố quan trọng góp phần đưa đất nước phát triển mạnh. Việt Nam có kết nối Internet vào năm 1997 và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Á về công nghệ thông tin và truyền thông. Tận dụng lợi thế này, một số trường đại học lớn ở Việt Nam đã dần dần áp dụng các hệ thống học tập điện tử vào trong các hoạt động dạy và học của họ. Từ 2008 tới nay, số lượng các trường đại học có các hệ thống học tập điện tử dựa vào hệ thống phần mềm nguồn mở Moodle đã gia tăng. Cùng với sự phát triển của học tập điện tử ở Việt Nam, các OCW/OER đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các giảng viên và sinh viên có thể truy cập tự do tới các tài nguyên có giá trị trên môi trường trực tuyến.

Theo các nghiên cứu và tham khảo trên thế giới, trang web OER (www.voer.edu.vn) cho cộng đồng giáo dục Việt Nam, dựa vào phần mềm Connexions, đã được khởi xướng đầy đủ vào năm 2008 để chia sẻ tiếp các tư liệu giáo dục. Sau 4 năm vận hành, đội chương trình OER Việt Nam (VOER) đã phổ biến tập huấn phần mềm cho hơn 1.000 giáo viên ở khoảng 25 trường đại học. Hiện nay, trang web đó lưu trữ hơn 20.000 module, cho phép các giảng viên dễ dàng tìm kiếm và truy xuất các tư liệu tài nguyên thích hợp để xây dựng các bài giảng hoặc các cuốn sách giáo khoa của họ. Các tư liệu đó sẵn sàng tự do theo giấy phép Creative Commons Attribution (CC BY phiên bản 3.0) và đã được chuyển ngữ thành công sang ngôn ngữ tiếng Việt vào năm 2007.

Theo các thống kê qua các hội thảo và toạ đàm về tài nguyên giáo dục mở trên cả nước, chủ yếu hình thức và kết quả triển khai tại các trường Đại học tại Việt Nam mới đang ở mức tập huấn tìm kiếm, sử dụng, đào tạo nâng cao nhận thức và từng bước tạo lập OER và hầu hết từ năm 2015 cho tới nay. Một số hoạt động nổi bật như:

  • Dự thảo Luật Giáo dục với “Hệ thống Giáo dục Mở” được đưa vào và đang trong giai đoạn góp ý.
  • Các hội thảo Quốc tế về OER do Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – ĐHQG Hà Nội (Trung tâm Thông tin – Thư viện) chủ trì vào các năm 2015-2016-2017
  • Hội thảo Quốc gia Giáo dục mở do AVNUC tổ chức vào 16/05/2018
  • Hội thảo Giáo dục Nghề nghiệp Mở do VVTA tổ chức từ 3-5/10/2018
  • Hội thảo Giáo dục Nghề nghiệp Mở do Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB – XH tổ chức vào 22/11/2018
  • Và một loạt các chương trình toạ đàm, hội thảo tổ chức trong năm 2019

Việt Nam có thể tận dụng đầy đủ các cơ hội để cải tiến hệ thống giáo dục của mình với chi phí thấp nhất [3]. Cùng với sự phát triển của các dịch vụ giải trí công nghệ cao và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, các trò chơi trực tuyến trên các mạng xã hội đã nắm bắt được mối quan tâm của công chúng và thời gian trực tuyến của họ. Kết quả là, có nhu cầu ngày một gia tăng về tầm nhìn lâu dài cho việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục và huấn luyện. Việt Nam cần nhận diện ra những vấn đề chính ảnh hưởng tới hệ thống giáo dục và đưa ra sự hỗ trợ nhiều hơn cho sự phát triển hệ thống giáo dục nói chung.

Để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn OER, các trường đại học ở Việt Nam cần có các kỹ năng cốt lõi. Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng nguồn OER là chưa đủ, trường đại học cần có các phương pháp và chiến lược thực hiện cụ thể. Trước tiên, trường đại học phải nắm vững mục tiêu và thúc đẩy sự phát triển của OER. Tư tưởng này rất quan trọng và nó phải luôn được dùng như kim chỉ nam hành động. Song song đó, các trường đại học phải nắm vững tính pháp lý để phục vụ cho việc cấp phép các tài nguyên mở. Tuy rằng ít hạn chế, nhưng các tài nguyên mở cũng cần có những giấy phép quy định một số quyền hạn và cấp quyền sử dụng [1].

Một vấn đề khác không thể thiếu là trường đại học cần tinh thông trong thiết kế và phát triển chương trình, khoá học và các OER. Họ cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện việc này. Một số điểm quan trọng khác mà trường đại học cần chú ý là: quản lý và chia sẻ OER có hiệu quả, giám sát và xây dựng các quy trình đánh giá, quản lý tốt đội ngũ tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng của làm việc hợp tác [8].

III.2.  Các tồn tại

Phần lớn trong các trường Đại học, thói quen dạy học của giảng viên còn theo phương pháp truyền thống, thái độ thờ ơ, sự thiếu chia sẻ là các thách thức không nhỏ trong việc sử dụng rộng khắp nguồn OER ở Việt nam. Mặc dù việc triển khai các hệ thống quản lý học tập (LMS) đã có sự gia tăng đáng kể trên cả nước nhưng thiếu đi chính sách vận hành đào tạo có hiệu quả, không lôi cuốn được đội ngũ giảng viên sử dụng hệ thống trong việc dạy học hàng ngày của họ. Tương tự là các công cụ diễn đàn vẫn chưa phát huy hết tác dụng trong việc xây dựng một cộng đồng giữa người dạy và người học, chủ yếu các diễn đàn chuyên biệt về học tập ở trường đại học thì sự tham gia của sinh viên là phần lớn, giảng viên chưa tham gia nhiều vào các hoạt động này cùng sinh viên của họ. Bên cạnh đó, rào cản ngoại ngữ của sinh viên khi tham khảo các nguồn OER trực tiếp của các trường nổi tiếng trên thế giới cũng vô hình chung giảm tính khai thác hiệu quả và đa dạng về các phương pháp luận dạy và học khác nhau.

IV.  Đề xuất, kiến nghị

Các tổ chức giáo dục đại học có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đội ngũ giảng viên của họ trong việc tạo ra môi trường giảng dạy và học tập hiệu quả cho sinh viên và cung cấp các cơ hội liên tục để phát triển chuyên nghiệp. Xác định và phát triển tài nguyên học tập là cả hai phần không thể thiếu của quá trình này.

Các tài nguyên học tập được thiết kế tốt khuyến khích sự tham gia nhiều hơn bởi các sinh viên với thông tin, ý tưởng và nội dung mở rộng hơn việc chỉ với các bài giảng thuần tuý. Bằng cách biến những tài nguyên đó thành một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học,  việc giảmthời gian giảng dạy trực tiếp với học sinh có thể được sử dụng hiệu quả hơn để thúc đẩy sự tham gia và nuôi dưỡng thảo luận, sáng tạo, ứng dụng thực tế và hoạt động nghiên cứu. Trong việc phát triển các khóa học và tài nguyên học tập, đội ngũ giảng viên sử dụng một cách tự nhiên những gì có sẵn. Nhóm OER ngày càng tăng không chỉ mở rộng sự lựa chọn của họ, mà còn tạo cơ hội cho các nguồn lực mới được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh địa phương về văn hóa và nhu cầu học tập – mà không cần phải đàm phán bản quyền kéo dài hoặc sao chép phát triển nội dung. làm cho các khóa học và tài liệu chất lượng tốt có sẵn công khai trực tuyến, họ có thể thu hút sinh viên mới, mở rộng danh tiếng của tổ chức và nâng cao vai trò dịch vụ công cộng của họ. Các tổ chức như vậy cũng có thể tiếp tục phổ biến kết quả nghiên cứu và do đó thu hút tài trợ nghiên cứu. Tuy nhiên, các tổ chức phải định vị OER trong thương hiệu tổ chức của họ và tính đến bất kỳ thu nhập nào mà việc bán tài liệu giáo dục của họ có thể tạo ra

Trong bối cảnh này, một số khuyến nghị được đưa ra cho các tổ chức giáo dục đại học như:

(a) Phát triển các chiến lược thể chế cho việc tích hợp OER. Các Nguyên tắc này đề xuất các yếu tố mà các tổ chức có thể muốn xem xét trong việc phát triển các chiến lược của hợp tác để tích hợp OER vào một loạt các hoạt động dạy và học.

(b) Cung cấp các khuyến khích để hỗ trợ đầu tư vào việc phát triển, mua lại và điều chỉnh các tài liệu học tập chất lượng cao. Các chính sách thể chế cần được xem xét để:

  • Khuyến khích lựa chọn hợp lý và điều chỉnh OER hiện có, cũng như phát triển các tài liệu mới khi cần thiết.
  • Thúc đẩy sinh viên xuất bản thành quả học tập, nghiên cứu của họ (với sự hướng dẫn của giảng viên và trong các quy định của tổ chức giáo dục) theo giấy phép mở là OER.
  • Xây dựng OER thành các cơ chế giám sát cá nhân và thể chế.
  • Thúc đẩy sự hợp tác cả trong và ngoài tổ chức trong việc phát triển tài liệu.
  • Cung cấp cho giảng viên những ưu đãi và phần thưởng phù hợp cho việc phát triển, thu nhận và điều chỉnh các tài liệu học tập.
  • Đảm bảo rằng các mô hình khối lượng công việc của giảng viên cho phép thiết kế và phát triển chương trình, khóa học và tài liệu.

(c) Nhận thức được vai trò quan trọng của tài nguyên giáo dục trong các quy trình đảm bảo chất lượng nội bộ. Điều này bao gồm thiết lập và duy trì một quy trình nội bộ nghiêm ngặt để xác nhận chất lượng của các tài liệu giáo dục trước khi xuất bản dưới dạng OER.

(d) Xem xét việc tạo các chính sách bản quyền linh hoạt. Các chính sách này có thể là một phần của quy trình thể chế rộng hơn để đảm bảo rằng các chính sách bảo mật, bản quyền và quyền riêng tư mạnh mẽ, có thể thi hành được áp dụng và được phản ánh chính xác trong tất cả các hợp đồng và điều kiện làm việc hợp pháp.

(e) Thực hiện vận động và nâng cao năng lực. Có thể tiến hành nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực (phát triển giảng viên) và kết nối / chia sẻ cho cả phụ nữ và nam giới để phát triển đầy đủ các năng lực cần thiết để tạo điều kiện sử dụng OER.6 hiệu quả hơn. tầm nhìn cho các hoạt động giáo dục mở trong tổ chức, lý tưởng sẽ phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức và liên kết với các khuyến khích.

(f) Đảm bảo truy cập CNTT cho giảng viên và sinh viên. Điều này có nghĩa là cố gắng đảm bảo rằng các giảng viên và sinh viên có quyền truy cập phổ biến vào cơ sở hạ tầng, phần mềm và kết nối CNTT cần thiết để truy cập Internet và phát triển hoặc điều chỉnh các tài liệu giáo dục thuộc các loại khác nhau. Điều này bao gồm các ứng dụng phần mềm, chẳng hạn như các công cụ chỉnh sửa nội dung Web, hệ thống quản lý nội dung, các mẫu và bộ công cụ tạo điều kiện cho việc tạo và sử dụng các tài nguyên giáo dục được thiết kế phù hợp, có thể điều chỉnh được. Nó cũng có thể yêu cầu phát triển một kho lưu trữ công việc của giảng viên học tập và sinh viên có thể phục vụ như một nguồn tài nguyên giảng dạy và học tập mạnh mẽ.

(g) Phát triển các chính sách và thực tiễn để lưu trữ và truy cập OER. Điều này bao gồm khả năng lưu trữ, quản lý và chia sẻ tài nguyên và nội dung, cả bên trong và bên ngoài, để các nỗ lực học tập được xây dựng trên cơ sở kiến ​​thức thực tế ngày càng tăng. Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất về chi phí như là một phần của chiến lược quốc gia được phối hợp hoặc hợp tác với các mạng và kho lưu trữ OER toàn cầu mới nổi dựa trên các tiêu chuẩn mở.

(h) Xem xét hiệu quả khai thác OER định kỳ. Những đánh giá như vậy sẽ giúp tổ chức xác định giá trị của các chính sách và thực tiễn của nó. Chúng có thể bao gồm xem xét mức độ sử dụng các tài liệu giáo dục được cấp phép công khai trong các chương trình giáo dục đại học. Chúng cũng có thể bao gồm việc đánh giá tác động của việc sử dụng này đối với chất lượng cung cấp giáo dục và tác động của nó đối với chi phí phát triển / mua sắm tài liệu giảng dạy và học tập chất lượng cao cho các chương trình đại học và sau đại học.

[1] Medel-Anoonuevo, 2001, trang 1

[2] Hồ Chí Minh (200), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[3] 5R: Retain, Reuse, Revise, Remix and Redistribute