So sánh top down và semi top down năm 2024

Biện pháp thi công top down là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thi công xây dựng. Tuy nhiên, đối với những kẻ ngoại đạo thì đây vẫn là khái niệm khá xa lạ. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về biện pháp thi công top down cùng những thông tin thú vị xung quanh hình thức xây dựng này. Tham khảo ngay nhé!

1. Công nghệ thi công top down là gì?

So sánh top down và semi top down năm 2024

Công nghệ thi công top down là công nghệ thi công phần ngầm của công trình từ trên xuống.

Công nghệ thi công top down được hiểu là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp thi công truyền thống: thi công từ dưới lên.

Trong công nghệ thi công top down, đơn vị thi công có thể vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00) và móng của công trình, đồng thời, thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất).

2. Biện pháp thi công top down chuẩn kỹ thuật

Biện pháp thi công top down chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

Các tầng hầm được thi công bằng cách thì công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Bên cạnh đó, tường vây được thi công dựa trên công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt).

Đơn vị thi công có thể bắt đầu thi công top down từ mặt nền hầm thứ nhất nếu hệ tường vây được thi công từ mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top down hay semi top down.

So sánh top down và semi top down năm 2024

Các tầng hầm được thi công bằng cách thì công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà và hệ cọc khoan nhồi.

Đối với các cọc khoan nhồi bê tông dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thi không tiến hành thi công tới mặt đất mà chỉ tối ngang cốt móng. Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cốt không (cốt nền ngay tại mặt đất).

Khi làm khuôn dầm, đơn vị thi công có thể dùng ngay đất để làm khuôn học một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không.

Khi tiến hành đổ bê tông sàn cốt, đơn vị thi công không phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm.

Sàn này phải được liên kết chắc chắn với các khối thép hình trụ đỡ chờ sẵn, và liên kết với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này).

Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt không đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt không.

Tiếp tục thi công các tầng hầm bên dưới dưới như cách thi công tầng hầm đầu tiên. Tuy nhiên, tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì đơn vị thi công tiến hành làm kết cấu móng và đài móng. Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường.

Những thông tin về biện pháp thi công top down được Xây dựng Hoà Bình giới thiệu trên đây hy vọng có thể giúp các bạn độc giả có những kiến thức hữu ích về loại hình này, từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi xây dựng tầng hầm cho công trình của mình.

Công nghệ thi công Top-down (Top-down construction method) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống – thi công từ dưới lên.

Hiểu một cách đơn giản, nếu với phương pháp truyền thống đào mở thông thường, nhà thầu thi công sẽ phải hoàn thành đào hố móng đủ độ rộng và sâu theo thiết kế, rồi từ đáy hố móng thi công BTCT (bê tông cốt thép) các tầng hầm. Trong khi đó, phương pháp Top-down được thực hiện theo quy trình ngược lại.

Bắt đầu từ “cốt không” của công trình (tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà), nhà thầu thi công BTCT trần của tầng hầm thứ nhất đồng thời là sàn của tầng nổi (tầng trệt). Trên sàn của tầng này, nhà thầu chừa lại một khoảng để từ đây, thiết bị chuyên dụng bắt đầu đào sâu xuống lòng đất, đến hết cao độ của tầng hầm thứ nhất. Thiết bị đào tiếp tục được đưa xuống hố móng, đào tiếp khu vực bao quanh hố móng trước. Đào đến đâu, đưa lồng thép xuống rồi tiến hành đổ bê tông tường vây. Tường này có tác dụng bảo vệ hố móng không bị sạt trượt bùn đất bởi lực tác động ngang, giảm nguy cơ gây sụt lún đối với các công trình xung quanh và chống nước ngấm thấm ngang trong quá trình thi công, đồng thời chính là tường bao của tầng hầm sau này.

Sau khi có tường vây vững chắc, hố móng tiếp tục được đào rộng ra hết diện tích thiết kế, sau đó mới tiến hành thi công bê tông sàn của tầng hầm thứ nhất (trần của tầng hầm thứ hai). Quy trình được lặp lại tương tự ở tầng hầm thứ hai, tầng thứ ba,… Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt không) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân (bên trên cốt không – trên mặt đất).

Như vậy, phương pháp Top-down có quy trình xây dựng như sau:

  1. Xây dựng tường vây – để chống đỡ bên hông của tầng hầm, ngăn sạt lở đất, chống thấm nước;
  2. Khoan cọc nhồi – khoan cọc đến độ sâu thiết kế, đổ BTCT cọc đến cao độ đáy tầng hầm;
  3. Lắp đặt Kingpost – thanh thép chịu lực tạm thời trong quá trình thi công tầng hầm;
  4. Đổ BTCT sàn tầng trệt dựa trên hệ thống Kingpost chịu lực;
  5. Đào đất để tiếp tục làm tầng hầm B1, sau đó là những tầng hầm tiếp theo và móng nhà, song song đó là xây từ tầng trệt lên các tầng lầu trên cao. Các thanh Kingpost được đổ BTCT bọc xung quanh trở thành cột chống đỡ cho tòa nhà.

So sánh top down và semi top down năm 2024

Đối với nhà ở cao tầng, theo công nghệ Top-down, tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi BTCT tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt (cốt không). Trong trường hợp hệ tường vây được thi công tới mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt thì, thay vì thi công Top-down ngay từ tầng trệt, có thể bắt đầu thi công Top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay “Sơ mi” Top-down (Semi-top-down).

BẠN CÓ NHU CẦU THIẾT KẾ HOẶC THI CÔNG ? LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY!

So sánh top down và semi top down năm 2024

Một số ưu và nhược điểm của phương pháp thi công tầng hầm theo công nghệ Top-down:

(1) Ưu điểm:

  • Các vấn đề về mặt bằng và tiến độ thi công – không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập;
  • Tiến độ thi công nhanh – khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm phần trên được để tiết kiệm thời gian;
  • Không cần dùng hệ thống chống tạm (Bracsing system) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải chi phí cho hệ thống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp, vướng không gian thi công và rất tốn kém.
  • Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ ổn định cao.
  • Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn vì thi công trên “mặt đất”;
  • Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm,…) – trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún nứt,…), phương án thi công Top-down giải quyết được vấn đề này;
  • Khi thi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt nên giảm ảnh hưởng của thời tiết.

(2) Nhược điểm:

  • Kết cấu cột tầng hầm phức tạp;
  • Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công;
  • Thi công cần phải có nhiều kinh nghiệm;
  • Thi công đất trong không gian kín khó cho cơ giới hóa;
  • Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động;
  • Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo.

Công nghệ Top-down được ứng dụng cho các nhà ở thường có một vài tầng hầm để làm tầng kỹ thuật, chứa đựng máy móc thiết bị, hệ thống kỹ thuật và xử lý (bể nước thô, hệ thống bơm nước, thiết bị lọc, bể nước sạch, hệ thống bể chứa phế thải và xử lý, hệ thống biến áp và tủ điều khiển, tủ phân phối điện,…), làm kho chứa hàng hóa, vật liệu và garage ô tô,… Về góc độ chịu lực, tầng hầm giúp công trình đỡ bớt tải nền đất phía trên, đưa trọng tâm công trình thấp xuống, giúp công trình chịu lực ngang của gió, bão, động đất tốt hơn.

Top Down trong xây dựng là gì?

Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống), tiếng Anh là Top-down construction method, là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên.

Cột chống tâm Kingpost là gì?

Hệ shoring kingpost, hay còn gọi là hệ giằng chống đỡ, là một hệ thống được sử dụng để gia cố phần đào dưới mặt đất trong các dự án xây dựng hoặc để tạm thời gia cố cho các công trình đang trong quá trình thi công trên mặt đất. Hệ giằng này có ứng dụng phổ biến trong hai tình huống chính.

Top Down Management là gì?

Top-down là chiến lược đầu tư từ trên xuống. Phương pháp phân tích này bắt đầu bằng việc xem xét từ tình hình thị trường tổng thể và kinh tế vĩ mô rồi mới đến các yếu tố thấp hơn như thực trạng từng ngành, tiềm lực doanh nghiệp và cuối cùng là kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư.

Top down và bottom up nghĩa là gì?

– Top down: Tiếp cận từ trên xuống, tất cả các hướng đi đều xuất phát từ nhà quản lý. – Bottom up: Tiếp cận từ dưới lên, thành viên của nhóm chủ động trong quá trình thực hiện dự án.