Sự khác nhau giữa bộ lạc và thị tộc

- Thị tộc: là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.

- Bộ lạc: là tập hợp những thị tộc sống gần nhau ở ven sông suối có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau,..... Đứng đầu là tù trưởng và tính "cộng đồng" rất cao.

Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?

Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc ?

Mục a

a) Thị tộc

- Là nhóm người cùng chung sống, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu (những người “cùng họ”).

- Con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà cha mẹ đều chăm lo bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

Sự khác nhau giữa bộ lạc và thị tộc

Mục b

b) Bộ lạc

- Là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

- Công việc thường xuyên, hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

=> Đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người một việc và phối hợp ăn ý => Những yêu cầu của công việc và trình độ lao động đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của các thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống => cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

Như vậy, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.

Thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc, dân tộc là những khái niệm thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn về mặt ý nghĩa người dùng. Trong bài viết dưới đây, Khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc, dân tộc. Tham khảo ngay nhé!

1. Khái niệm

Một trong những tiêu chí đầu tiên giúp bạn phân biệt thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc, dân tộc chính là khái niệm của chúng.

Cụ thể, thị tộc là cộng đồng người (gồm khoảng vài trăm người) có cùng một huyết thống. Thị tộc là một hình thức tồn tại cơ bản và là một đơn vị sản xuất của xã hội nguyên thuỷ.

Sự khác nhau giữa bộ lạc và thị tộc
Bộ tộc là cộng đồng dân cư được hình thành liên kết từ nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định.

Một tổ chức xã hội thuộc thời đại nguyên thuỷ là Bào tộc, bao gồm nhiều thị tộc gần gũi với nhau và không được phép kết hôn trong nội bộ.

Là cộng đồng dân cư được liên kết từ nhiều bộ lạc cũng như liên minh các bộ lạc, bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc. Mỗi bộ lạc có những đặc điểm kinh tế văn hoá riêng cũng như có tên gọi riêng. 

Trong khi đó, bộ tộc lại có lãnh thổ ổn định với dân cư đa dạng đa ngôn ngữ, đa văn hoá sống đan xen cùng nhau. Ngôn ngữ của bộ lạc nào được sử dụng nhiều nhất và đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu và phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc.

Một cộng đồng dân cư được hình thành từ một bộ tộc hoặc sự liên kết của tất cả các bộ tộc được gọi là dân tộc khi sống trên cùng một lãnh thổ.

Sắc tộc là một nhóm được định nghĩa theo đặc tính xã hội. Dựa trên di sản văn hoá, lịch sử chung, nguồn gốc tổ tiên, ngôn ngữ, nơi ở, nguồn gốc tổ tiên, nghi lễ, đặc điểm cơ thể, phong cách trang phục,…

2. Thời gian hình thành

Thời gian hình thành thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc và dân tộc cũng hoàn toàn khác nhau. Theo đó, thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử. Bởi vì lực lượng sản xuất chưa có trình độ phát triển, nguồn sống phụ thuộc chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi nên vai trò của người phụ nữ trong thị tộc có một vị trí đặc biệt. 

Phụ nữ có địa vị độc tôn trong chế độ quần hôn thời kỳ đầu với hình thức thị tộc mẫu quyền. Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi vị trí của người đàn ông trong chế độ. Hình thức phụ quyền dần thay thế cho hình thức mẫu quyền thị tộc.

Sự khác nhau giữa bộ lạc và thị tộc
Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử.

Trong khi đó, thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã hội công xã nguyên thuỷ, sở hữu tập thể của thị tộc, bộ lạc dần bị thay thế bởi sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời. Các nhà nước có tổ chức chính trị, giai cấp xã hội dần được hình thành. Phạm vi thống trị thay đổi. Có thể nói bộ tộc chính là hình thái xã hội phát triển cao hơn thị tộc.

Dân tộc được hình thành từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc hoặc chỉ từ một bộ tộc sống cùng trên một lãnh thổ. 

Bào tộc và sắc tộc hiện chưa có thời gian phát triển rõ ràng, hoặc thời điểm nào người ta bắt đầu sử dụng hai khái niệm này.

3. Đặc trưng của từng hình thái

Đặc trưng của từng hình thái là tiêu chí rõ ràng nhất để phân biệt thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc, dân tộc.

Bên cạnh huyết thống, thị tộc còn bao gồm những quan hệ về ngôn ngữ, tín ngưỡng, văn hoá, tập quán có tính cộng đồng. Mỗi thị tộc có vùng săn bắt, khu vực cư trú và tên gọi riêng. 

Thị tộc có cơ sở tồn tại về kinh tế bao gồm quyền sở hữu chung về tài sản và tư liệu sản xuất. Những người trong thị tộc cùng lao động, các sản phẩm được chia đều cho các thành viên trong cùng thị tộc.

Tộc trưởng là người lãnh đạo thị tộc được mọi người bầu ra. Việc quản lý, điều thành thị tộc dựa trên những quyết định của hội nghị bao gồm các thành viên trong thị tộc chấp hành và tôn kính cùng sự điều hành của tộc trưởng một cách tình nguyện.

Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có dân cư đa dạng, vùng lãnh thổ tương đối ổn định, đa ngôn ngữ và văn hoá, trong đó ngôn ngữ của bộ lạc nào chiếm vị thế chủ yếu của sự phát triển kinh tế cũng như giao lưu sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc.

Nhà nước có phạm vi thống trị không trùng với bộ tộc. Có nhà nước một bộ tộc cũng có nhà nước nhiều bộ tộc, sắc tộc. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sự xuất hiện của nhà nước giúp thống nhất nền kinh tế và văn hoá, mở rộng giao lưu giữa các bộ tộc, đặc biệt là quan hệ giao lưu về phát triển kinh tế. 

Sự khác nhau giữa bộ lạc và thị tộc
Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hoá.

Nếu trong bộ tộc, các cộng đồng dân cư liên kết với nhau dựa trên những nguyên tắc pháp lý và chưa phải là một cộng đồng dân cư bền vững thì dân tộc có hình thức cộng đồng người gắn liền với các giai cấp xã hội, có tính thống nhất cao, ổn định dựa trên những nguyên tắc pháp lý cao.Đây được xem là hình thái phát triển cao nhất của tộc người.

Dân tộc được đánh giá là bền vững và độ chặt chẽ hơn về kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ và các đặc điểm về ý thức tự giác cũng như văn hoá.

So với bộ tộc thời phong kiến, dân tộc trong thời kì phát triển tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển với đặc trưng hàng hóa, hình thành thị trường quốc gia thống nhất, lãnh thổ bền vững không có tình trạng cát cứ.

Trong khi đó, sắc tộc dựa trên nguồn gốc tổ tiên, di sản văn hóa lịch sử chung, ngôn ngữ, nơi ở, và có thể những khía cạnh khác như tôn giáo, thần thoại và nghi lễ, ẩm thực, phong cách trang phục, đặc điểm cơ thể… Sắc tộc được phân loại dựa trên những đặc điểm chung kể trên.

Sự khác biệt nhỏ nhất trong phát âm cũng đủ trở thành yếu tố để phân biệt con người theo các sắc tộc khác nhau. Mặt khác, với những người khác nhau về tín ngưỡng, nhân cách, nơi cư trú, thời gian, thậm chí cả ngôn ngữ vẫn có thể xem nhau như cùng sắc tộc, và điều này được nhiều người công nhận. 

Người dân cùng sắc tộc có chung quy tắc ứng xử, có trách nhiệm với các thành viên khác, có quy tắc ứng xử cũng như chịu trách nhiệm về hành động của những người trong cùng tộc.

Trên đây là một số điểm khác nhau của thị tộc, bào tộc, bộ tộc, sắc tộc, dân tộc mà Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại được. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, vui lòng gửi câu hỏi về cho Khacnhaugiua.vn bạn nhé!

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc ?

Các câu hỏi tương tự