Nguyên quán và quê quán là gì năm 2024

Trên các giấy tờ cá nhân hoặc các hồ sơ nộp cho cơ quan nhà nước chúng ta thường thấy xuất hiện các từ như nguyên quán, quê quán, thường trú, tạm trú… Nhìn chung các từ này đều nói về nguồn gốc, quê hương, nơi sinh trưởng của công dân và gia đình của họ.

Vậy sự khác nhau giữa các từ này như thế nào?

Sự khác nhau giữa nguyên quán và quê quán

Nguyên quán là gì?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA (được thay thế bởi Thông tư 56/2021/TT-BCA) quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú có hướng dẫn cách ghi thông tin về “nguyên quán” như sau:

  • Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà bội hoặc ông, bà ngoại.
  • Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
  • Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

Như vây, nguyên quán được dùng để xác định nguồn gốc của một người dựa vào những căn cứ như nơi sinh của ông bà, cha mẹ. nguyên quán được Bộ Công an sử dụng trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, giấy chứng hộ khẩu,,, và chứng minh nhân dân.

Tuy nhiên, hiện hành tại Thông tư 56/2021/TT-BCA thì nội dung thông tin về nguyên quán đã bị bỏ.

Quê quán là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì khái niệm quê quán được định nghĩa như sau:

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào?

Theo nội dung trên thì nhìn chung nguyên quán và quê quán dùng để xác định nguồn gốc của công dân. Tuy nhiên, có thể phân biệt sự khác nhau qua bảng sau:

Nguyên quán Quê quán Khái niệm

  • Nguồn gốc, xuất xử của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại
  • Chỉ khi không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì nguyên quán được xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai đăng ký khai sinh. Cách ghi thông tin trên giấy tờ Dựa trên giấy khai sinh Căn cứ pháp lý Dựa trên tinh thần của điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014

Có thể hiểu một cách đơn giản là nguyền quán của một người được xác định theo nguồn gốc, xuất sứ của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn quê quán của một người thì xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha, mẹ.

Như vậy, nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán.

Nguyên quán và quê quán là gì năm 2024

Phân biệt nơi cư trú và nơi thường trú

Phân biệt nơi cư trú và nơi thường trú

Căn cứ Khoản 8 Điều 2 Luật sư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; còn tại khoản 1 Điều 11 Luật cư trú 2020 quy định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

Như vậy, nơi cư trú bao hàm luôn cả nơi thường trú và nơi tạm trú.

Một số điểm khác nhau giữa nơi thường trú và nơi tạm trú

Nơi thường trú Nơi tạm trú Khái niệm Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú Thời hạn thực hiện đăng ký Trong thời hạn 12 tháng kế từ ngày đủ điều kiện đăng ký Đến nơi khác nơi đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú Điều kiện đăng ký

  • Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp.
  • Đăng ký thường trí tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
  • Đăng ký thường trú tại chõ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.
  • Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
  • Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
  • Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó.
  • Việc đăng ký thường trú của người chưa thành viên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người thành niên do Tòa án quyết định. Đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên. Thời hạn đăng ký Không quy định thời hạn Tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

Nguyên quán và quê quán khác nhau thế nào?

- Nhưng nguyên quán được xác định sâu và xa hơn so với quê quán vì nguyên quán là từ nơi sinh của ông bà còn quê quán thì chỉ là nguồn gốc của cha mẹ. Cũng có thể dễ hiểu hơn là quê quán là nơi sinh ra của bố hoặc mẹ của người đó còn nguyên quán là quê gốc, nơi sinh ra của ông bà.

Quê quán là nơi sinh của ai?

Theo đó, quê quán và nguyên quán đều được hiệu là quê của công dân. Tuy nhiên, hai từ ngữ này không hoàn toàn được hiểu giống nhau. Hiểu một cách đơn giản, nguyên quán được xác định theo nơi sinh của ông bà nội hoặc ông bà ngoại, còn quê quán thì được xác định theo nơi sinh của cha, mẹ.

Quê quán tính thế nào?

Cụ thể: “quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh”. Do đó, nếu trong giấy khai sinh của bố hoặc mẹ là Nghệ An thì con cũng phải ghi quê quán là Nghệ An.

Nguyễn Quân theo ai?

Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ.