So sánh hình vị trong tiếng việt và tiếng hàn năm 2024

So sánh hình vị trong tiếng việt và tiếng hàn năm 2024

Nguyễn Thành Quân - 2257041040

Học từ hay học ngữ tố/hình vị/từ tố trong quá trình học tập chữ Hán?

  1. Định nghĩa

-Từ là gì? Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên từ vựng, câu,

đoạn văn, bài văn.

-Ngữ tố/Từ tố/ Hình vị là gì? Là các đơn vị 2 mặt, nghĩa là có hình thức và âm thanh và có

ý nghĩa nhưng tự mình chưa có chức năng kết hợp trực tiếp với nhau tạo thành câu. Chức

năng của các hình vị này về cơ bản là chức năng cấu tạo từ. Chúng là những đơn vị nhỏ

nhất có thể kết hợp với nhau để tạo các từ; Hình vị là đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất, nghĩa là

nó không cho phép tiếp tục phân chia thành những đơn vị cũng có ý nghĩa mà nhỏ hơn

nữa: chia nhỏ các hình vị ra thì ta chỉ được các âm không có ý nghĩa – những đơn vị chỉ

có mặt âm thanh; mỗi hình vị là một chiết đoạn âm thanh. (ý nghĩa của từ). (trích Giáo

trình đại cương ngôn ngữ học – tập 1 – Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toản).

-Căn cứ vào ý nghĩa người ta chia các từ tố thành hai loại: chính tố và phụ tố. Chính tố là

hình vị mang ý nghĩa từ vựng (cái biểu đạt hoặc năng chỉ), còn phụ tố là hình vị mang ý

nghĩa bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp(cái được biểu đạt hoặc sở chỉ).

  1. Ví dụ

-Lấy ví dụ như trong tiếng anh, chúng ta có các từ:

Modern (hiện đại)  Modernism (chủ nghĩa hiện tại)

Minimal (tối giản)  Minimalism (chủ nghĩa tối giản)

Social (xã hội)  Socialism (chủ nghĩa xã hội)

Individual (cá nhân).  Individualism (chủ nghĩa cá nhân)

Như vậy -ism ở đây được chia nhỏ thành một từ tố, cụ thể là hậu tố mang ý nghĩa là chủ

nghĩa. Từ tố, hay cụ thể là hậu tố -ism mang nghĩa là “chủ nghĩa”, nhưng nếu từ tố này

(-ism) đứng độc lập thành một từ vựng thì từ vựng ấy không có nghĩa là “chủ nghĩa”, lại

càng nói đến là không có nghĩa.

-Lại nói đến tiếng Hán, trong Hán ngữ có bộ thảo đầu “艹” mang nghĩa là cây cỏ, ở đây ta có

thể hiểu bộ “thảo” chính là một từ tố/hình vị/ ngữ tố, bởi nó đáp ứng được các tiêu chí:

+ Cấu tạo nên từ

+ Là đơn vị có ý nghĩa nhỏ nhất, không thể chia nhỏ hơn

+ Không tạo thành từ/không có nghĩa khi đứng độc lập.

Thế nhưng khi cấu tạo thành từ, bộ thảo đầu lại rất phổ biến và xuất hiện trong rất nhiều

hán tự: 花 /hua/ (hoa),英 /ying/ (anh, tên một loại cỏ),茶 /chá/ (trà). Chúng ta thấy

rằng bộ “thảo” xuất hiện mang ý nghĩa là một loại thực vật, nhưng nó chỉ mang nghĩa là

“thực vật” khi nó kết hợp với các từ tố khác để tạo nên từ.

-Rõ ràng ta nhận thấy từ“妹”mặc dù có nghĩa nhưng trong tiếng hán hiện đại lại không để

được sử dụng độc lập mà chỉ có trùng điệp từ “妹”lên tạo thành“妹妹”mới có thể được sử

dụng 1 cách độc lập.Do đó từ “妹妹” là 1 từ,“妹”thì không phải là từ mà chỉ là từ tố.“不

Bạn rất yêu thích nền văn hóa Hàn Quốc. Bạn có ý định du học tại đất nước này. Hay đơn thuần chỉ là bạn muốn hiểu thêm về các oppa nơi đây. Việc bạn cần làm là học tiếng Hàn ngay lập tức. Tùy theo năng lực tiếp thu và điều kiện học tập mà mỗi cá nhân sẽ lựa chọn những phương pháp học tập phù hợp. Tuy nhiên, có một số đặc điểm bạn không thể bỏ qua khi tiếp xúc với tiếng Hàn. Để việc học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trở nên dễ dàng hơn, trước hết, người học cần phân biệt được 7 điểm khác nhau cơ bản giữa tiếng Hàn và tiếng Việt.

1. Về chữ viết

Về mặt chữ viết, tiếng Việt sử dụng bảng chữ cái Latinh, trong khi đó, người Hàn lại sử dụng bảng chữ cái riêng, thuộc dạng chữ tượng thanh, được gọi là bảng chữ “Hangul”.

So sánh hình vị trong tiếng việt và tiếng hàn năm 2024

Bảng chữ cái tiếng Hàn so sánh với bảng chữ cái tiếng Việt

2. Về trật tự từ trong câu

Trật tự từ trong câu tiếng Hàn có sự khác biệt hoàn toàn so với trật tự từ trong câu tiếng Việt. Trong tiếng Việt (và cả trong tiếng Anh), cấu trúc câu được sắp xếp theo quy tắc:

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

Trong tiếng Hàn, cấu trúc này hoàn toàn trái ngược. Động từ của tiếng Hàn luôn nằm ở cuối câu. Cú pháp câu tiếng Hàn được quy định như sau:

Chủ ngữ + tân ngữ + động từ

Lấy một ví dụ cụ thể, nếu tiếng Việt sử dụng cách nói “Tôi đi học” thì sang tiếng Hàn, “Tôi đi học” sẽ biến đổi thành “Tôi học đi”.

3. Về từ loại

Tiếng Hàn có một loại từ gọi là “hậu giới từ”. Loại từ này đứng sau các danh từ hoặc đại từ đóng vai trò là tân ngữ của câu. Ngược lại, trong tiếng Việt, hoàn toàn không có sự xuất hiện của cái gọi là “hậu giới từ”.

4. Về ngữ pháp

Trong khi tiếng Việt sử dụng các từ “đã”, “đang” và “sẽ” để biểu thị các thì của câu thì trong tiếng Hàn, tương tự như tiếng Anh, các động từ được sử dụng trong câu sẽ biến đổi để biểu thị các thì được sử dụng. Và các câu trong tiếng Hàn cũng luôn tuân theo những cấu trúc nhất định.

5. Về ngữ điệu

Tiếng Việt thể hiện ngữ điệu thông qua 6 thanh điệu cơ bản. Tiếng Hàn, hoàn toàn không có thanh điệu, ngữ điệu của tiếng Hàn được thể hiện qua các âm trầm – bổng. Tuy nhiên, các âm trầm – bổng này không tuân theo những quy tắc cố định như trong tiếng Việt nên người Việt thường gặp một chút khó khăn khi học về ngữ điệu tiếng Hàn.

So sánh hình vị trong tiếng việt và tiếng hàn năm 2024

6. Cách phát âm

Không dễ để phát âm chính xác tiếng Hàn bởi quá trình phát âm phải được phối hợp nhuần nhuyễn giữa các hoạt động của môi và lưỡi. Nhưng cần lưu ý, việc phát âm chính xác tiếng Hàn rất quan trọng. Bởi lẽ đây là yếu tố giúp phân biệt rõ các từ trong tiếng Hàn, đặc biệt là những từ có âm gần giống nhau, như kiểu ‘s’ – ‘x’ hay ‘ch’ – ‘tr’ trong tiếng Việt vậy.

7. Về thanh điệu

Tiếng Việt có đến 6 thanh điệu, trong khi đó, tiếng Hàn hoàn toàn không sử dụng thanh điệu.

So sánh hình vị trong tiếng việt và tiếng hàn năm 2024

Thanh điệu trong tiếng Việt và sự khác biệt so với tiếng Hàn

Hiểu rõ những khác nhau cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng Hàn là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc học tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, người học sẽ lựa chọn cho mình được những phương pháp học tập phù hợp và nhanh chóng đạt thành quả.

Bạn đừng quên truy cập vào website https://trangkorean.com để download các Giáo Trình, Tài Tiệu (miễn phí) và tham khảo kinh nghiệm, lộ trình, phương pháp để có thể tự học tiếng Hàn đạt Topik 5 và đi làm phiên dịch của mình. Cũng như đăng ký các khóa học ”tự học tiếng Hàn cùng Trang Korean” nhé!