Quà tặng cho nhân viên có phải xuất hóa đơn năm 2024

QUÀ TẶNG CHO KHÁCH HÀNG, NHÂN VIÊN CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN, CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN PHẢI NỘP.

Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC)

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19/6/2013 của Quốc hội (sửa đổi Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 3/6/2008 của Quốc hội) quy định:

“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

  1. Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;”.

Căn cứ theo các quy định trên, đối với chi phí quà tặng cho khách hàng, nhân viên thì phải xuất hóa đơn GTGT, đồng thời thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tham khảo công văn số 477/TCT-DNL ngày 16/02/2023 của Tổng Cục thuế:

“Trường hợp Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện có các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ thì thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Nhân các dịp lễ, Tết, nhiều doanh nghiệp phát sinh khoản chi phí quà tặng nhân viên người lao động. Vậy chính sách với khoản này cần lưu ý như thế nào? Hạch toán như thế nào?

1/ Về chứng từ

Về nguyên tắc, khoản chi phí cho người lao động cần chuẩn bị 1 số hồ sơ là

  • \> Doanh nghiệp có quy định cụ thể về điều kiện và mức hưởng với chi phí này
  • \> Quy chế, quyết định của giám đốc về việc trao quà tặng
  • \> Hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào quà tặng hợp pháp
  • \> Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu giá trị hóa đơn từ 20 triệu trở lên
  • \> Ngoài ra cần lưu ý phải xuất hóa đơn đầu ra khi tặng quà cho người lao động. Thời điểm lập hóa đơn là khi giao quà cho người lao động

2/ Hạch toán

Căn cứ theo hồ sơ quà tặng người lao động, công ty ghi nhận

Nợ TK Chi phí liên quan (641, 642…)

Có TK 331

Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra của hóa đơn quà tặng

3/ Chính sách thuế áp dụng

  • \> Trường hợp Công ty có phát sinh các hóa đơn mua vào của hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu đáp ứng quy định
  • \> Chi phí tặng quà người lao động là chi phí được trừ nếu có đủ hồ sơ
  • \> Trường hợp Công ty có phát sinh tặng quà cho cán bộ nhân viên thì khi tặng quà Công ty phải lập hóa đơn
  • \> Trường hợp cán bộ nhân viên của Công ty nhận được các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do Công ty trả thì các khoản lợi ích này thuộc các khoản thu nhập chịu thuế TNCN

Xem bộ 03 công văn hướng dẫn hóa đơn quà tặng nhân viên

https://manaboxvietnam.com/product/cong-van-1343-huong-dan-xuat-hoa-don-qua-tang-nhan-vien/

Phân biệt hàng khuyến mại và hàng hóa cho biếu tặng

Lưu ý về tính thuế TNCN

Chính sách thuế TNCN – Quà tặng cho nhân viên
Thu nhập từ tiền lương, tiền công – P2/3 (Thuế TNCN)

Cơ sở pháp lý

  • Công văn số63653/CTHN-TTHT
  • Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

+ Tại Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ quy định như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

…”

+ Tại Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn quy định như sau:

“Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

…”

+ Tại Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào quy định như sau:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

  1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.…”

– Căn cứ Khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.…”

– Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015TT-BTC: :

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.…”

– Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2018 của Bộ Tài chính:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

  1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

…đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

Trước đây công ty đã tặng quà cho nhân viên nhưng chưa lập hóa đơn thì xử lý như thế nào?

3. Trước đây công ty đã tặng quà cho nhân viên nhưng chưa lập hóa đơn thì xử lý như thế nào? Công ty sẽ tiến hành lập hóa đơn bổ sung theo quy định (Công văn 9648/CT-TTHT ngày 26/10/2015 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh).

Hóa đơn qua tăng xuất khi nào?

Quy định về xuất hóa đơn đối với quà tặng nhân viên Theo Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, người bán phải xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, kể cả trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng để quảng cáo, làm hàng mẫu, hàng khuyến mại, hay để cho, biếu, tặng, trao đổi hoặc trả lương cho người lao động.

Quà tết cho nhân viên nên tặng gì?

Quà Tết cho công nhân viên nên tặng gì?.

Bao lì xì quà tết. Lì xì chính là tục lệ truyền thống và không thể thiếu của văn hóa Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. ... .

Giỏ quà tết. ... .

Đồ dùng nhà bếp. ... .

Giỏ quà tết các loại gia vị ... .

Các sản phẩm đặc sản vùng miền. ... .

Các loại mứt làm quà tết cho công nhân. ... .

Lịch Tết. ... .

Bộ chén đũa nhà ăn..

Kkknt nghĩa là gì?

Thuế GTGT (%): Nhập mức thuế suất tương ứng của hàng hóa, dịch vụ trong đó: Mức KCT: dành cho hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế. Mức KKKNT: Thuế suất trống và tiền thuế bằng 0 (hiển thị trên giao diện lập hóa đơn) Mức KHAC: Thuế suất trống và tiền thuế >0 (thường sử dụng trong lĩnh vực Hàng Hải)