Phận yếu đuối bao lần sai lỗi từng ngày năm 2024

GIỜ CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN – NĂM A

  1. KHAI MẠC 1. Hát Kinh Chúa Thánh Thần 2. Kinh Tin, Cậy, Mến và Ăn Năn Tội II. TÔN VINH THÁNH THỂ 1. Tâm tình khởi đầu trước Thánh Thể Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hiện diện trước nhan thánh Chúa, chúng con đều là tội nhân, yếu đuối và hay lầm lỗi. Nhưng tình thương Chúa luôn ấp ủ, bao bọc, chở che và đón nhận dù chúng con bất xứng. Chúa cũng mời gọi chúng con yêu thương tha nhân qua việc đón nhận và sửa lỗi. Xin cho chúng con biết lấy tinh thần bác ái và tôn trọng nhân vị mà cư xử, nâng đỡ nhau; biết rộng lượng, bao dung với người khác vì tin rằng Chúa vẫn tha thứ cho chúng con từng ngày. Xin cho chúng con siêng năng cầu nguyện, đến với Thánh Thể để biết rõ và thi hành ý muốn của Chúa. Lạy Chúa, xin thánh hóa hồn xác chúng con để chúng con xứng đáng thờ lạy, tôn vinh, cảm tạ tình yêu và lòng thương xót Chúa trong giờ Chầu này. 2. Hát Bài Thánh Thể III. SUY NIỆM LỜI CHÚA 1. Công Bố Lời Chúa: Mt 18, 15-20 2. Suy Niệm Mang thân phận yếu đuối, con người không thể tránh khỏi những khuyết điểm, sai lỗi. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta ý thức bổn phận giúp đỡ anh chị em mình, tạo cơ hội và giúp nhau sửa lỗi vì ích lợi chung của Giáo Hội. “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi” (c.15a) Sửa lỗi là trách nhiệm của mỗi người. Đây là việc làm tế nhị, kín đáo, đầy tôn trọng, yêu thương, và cũng đòi hỏi sự hy sinh, kiên nhẫn. Vì khi sửa lỗi cho ai đó, chúng ta đang can thiệp, đụng chạm đến sự tự do và nhân vị của họ. Chúng ta cần có trái tim yêu thương của Chúa để luôn thao thức và quyết tâm đưa người lầm lạc trở về. Chính thái độ nhẫn nại, bao dung sẽ giúp tội nhân có dịp hồi tâm mà nhận ra sự thiếu sót, lỗi lầm của mình. Việc sửa lỗi luôn nhắm tới tình huynh đệ, thực thi bác ái với anh chị em mình. Còn đối với những sai lỗi của bản thân, khi được người khác nhắc bảo, chúng ta nên can đảm nhận lỗi và cố gắng uốn nắn sửa đổi để nhờ đó đổi mới cuộc đời. “Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em” (c. 15b) Chúng ta là những chi thể của một Thân Thể, tuy khác nhau, nhưng cùng quy về Giáo hội, liên đới với nhau như một bản giao hưởng tình bác ái. Để cộng đoàn ngày càng triển nở hơn trong tình huynh đệ, Chúa Giêsu đưa ra những hướng dẫn cần thiết giúp việc sửa lỗi có kết quả. Đó là sự quan tâm, can đảm, trân trọng, tế nhị và kiên trì. Quan tâm vì đó là người anh chị em, là một thành phần của đời sống chúng ta. Can đảm vì dám nói sự thật về lầm lỗi của người khác trong đức ái.Trân trọng vì tin vào người anh chị em tuy lầm lỗi, vẫn có khả năng sửa đổi, tin vào thiện chí, vào mầm mống tốt đẹp Chúa gieo vào lương tâm mỗi người. Sự tế nhị tạo nên cảm giác an toàn, kính trọng và yêu thương. Sự tế nhị chính là chiếc cầu nối đưa người lầm lỗi trở về cộng đoàn. Kiên trì để vẫn tiếp tục dù đã một lần thất bại. Kiên trì tìm nhiều phương án để chinh phục được tha nhân. Chính bầu khí tin yêu đó sẽ khiến cộng đoàn phát triển, khiến người sai lỗi dễ dàng lắng nghe, đón nhận và trở về. Ai cũng mong được sống trong một cộng đoàn yêu thương như thế. Vì khi lầm lỡ ta biết mình không bị loại trừ nhưng sẽ được quan tâm giúp đỡ, một sự giúp đỡ chân thành, tế nhị và đầy yêu thương. Và Thiên Chúa cũng không muốn một ai phải hư mất. IV. CẦU NGUYỆN KẾT THÚC Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, những giây phút cận kề bên Chúa giúp chúng con nhận ra con người bất toàn của mình trước tình yêu vô bờ bến của Chúa. Xin giúp mỗi người chúng con ý thức bổn phận và trách nhiệm của mình là trở nên hoàn thiện mỗi ngày, không những hoàn thiện cho bản thân mà còn giúp anh chị em nên hoàn thiện như Chúa mong muốn. Chúng con quyết tâm từ nay sống tương trợ, yêu thương, hiệp nhất với mọi người, để đời sống chúng con trở nên nhân chứng cho công cuộc loan báo Tin Mừng của tình yêu thương, tha thứ và hiệp nhất, đồng thời tình yêu thương được lan tỏa và thấm sâu vào lòng nhân loại hôm nay. Amen.
  2. PHÉP LÀNH

Sao Biển HD. Mến Thánh Giá Phan Thiết

tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con dành cho nhau. Khi Thánh Thần được thổi vào trong chúng ta, thì cả Ba Ngôi vào trong chúng ta, và sống sự sống của Ngài trong và qua chúng ta. Thánh giá vinh quang của Chúa Ba Ngôi vĩnh cửu và thánh giá đẫm máu trên đồi Canvê hòa quyện trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tham dự vào niềm vui nơi tình yêu Thiên Chúa và vào sự đau khổ mang lại ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Chúng ta không thể sống tốt nếu chúng ta từ chối nhìn nhận giới hạn của mình”. Quả đúng như vậy! Nếu chúng ta nhìn kỹ lại những gì đã trôi qua cuộc đời của mình, chúng ta sẽ thấy rằng, dù cố gắng đến đâu, mình vẫn hoàn toàn không hoàn hảo, và rất dễ bị tổn thương. Đó sẽ là chân lý muôn đời của các loài thụ tạo. Bởi vì bản chất của của loài thụ tạo là bất toàn. Tuy nhiên, con người chúng ta hiếm khi chịu chấp nhận sự bất toàn của mình.

SUY NIỆM LỜI CHÚA

THỨ BẢY TUẦN II MÙA PHỤC SINH

✠ Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 6,16-21)

Chiều đến, các môn đệ xuống bờ Biển Hồ, rồi xuống thuyền đi về phía Ca-phác-na-um bên kia Biển Hồ. Trời đã tối mà Đức Giê-su chưa đến với các ông. Biển động, vì gió thổi mạnh. Khi đã chèo được chừng năm hoặc sáu cây số, các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ và đang tới gần thuyền. Các ông hoảng sợ. Nhưng Người bảo các ông: “Thầy đây mà, đừng sợ!” Các ông muốn rước Người lên thuyền, nhưng ngay lúc đó thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến.

SUY NIỆM

YẾU ĐUỐI, GIỚI HẠN, CẬY TRÔNG

“Thầy đây mà, đừng sợ!” (Ga 6,20)

-//-

Sau sự việc hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng và họ tìm cách để tôn Chúa Giêsu lên làm vua. Chúa Giêsu đã lánh lên núi một mình để cầu nguyện cùng với Thiên Chúa Cha, còn các môn đệ thì lên thuyền để sang bờ bên kia trước.

Sự kiện xảy ra là trong khi các môn đệ ở trên thuyền thì sóng to gió lớn ập đến và các ông hoảng sợ. Trong lúc này, Chúa Giêsu đi trên mặt biển đến với các ông. Thấy các ông hoảng sợ vừa là vì sóng to gió lớn, vừa là thấy người đi trên mặt biển, thì Chúa Giêsu đã nói rằng: “Thầy đây mà, đừng sợ!” (Ga 6,20). Sự kiện này cho chúng ta rút ra một bài học cơ bản nhưng rất quan trọng: Con người thì yếu đuối mỏng dòn và cần đến sự chở che của Thiên Chúa. Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi người chúng ta có chịu thừa nhận là mình yếu đuối mỏng dòn để cậy trông vào Thiên Chúa hay không.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Chúng ta không thể sống tốt nếu chúng ta từ chối nhìn nhận giới hạn của mình”. Quả đúng như vậy! Nếu chúng ta nhìn kỹ lại những gì đã trôi qua cuộc đời của mình, chúng ta sẽ thấy rằng, dù cố gắng đến đâu, mình vẫn hoàn toàn không hoàn hảo, và rất dễ bị tổn thương. Đó sẽ là chân lý muôn đời của các loài thụ tạo. Bởi vì bản chất của của loài thụ tạo là bất toàn. Tuy nhiên, con người chúng ta hiếm khi chịu chấp nhận sự bất toàn của mình.

Chủ nghĩa vô thần loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi tương quan với con người. Với tư tưởng này, họ cho rằng con người chỉ đối diện với các biến cố mà thôi: Thành công hay thất bại là ở nơi con người. Đối với họ, thế giới là tập hợp những sức mạnh hoạt động một cách chính xác theo các định luật vật lý, sinh học, hoá học…, nghĩa là không do một ý thức tinh thần nào chi phối. Khi đó, các kết quả là điều tất yếu của các chuỗi đúng của các định luật. Với suy nghĩ như thế, thì họ không cần Thiên Chúa, hoặc Thiên Chúa không có nơi để can dự vào.

Còn trong niềm tin Tôn giáo của chúng ta, Thiên Chúa luôn hiện diện trong các biến cố mà con người trải qua. Tất cả các biến cố cho dù thành công hay thất bại, niềm vui hay nỗi buồn, bệnh tật hay chữa lành, đều là hoạt động của Thiên Chúa. Các biến cố không có tính tự lập, nhưng chứa đựng sức mạnh, sự khôn ngoan, chương trình của Thiên Chúa. Vì thế, đối với những người có niềm tin, họ luôn cậy trông và hy vọng vào Thiên Chúa trong mọi biến cố.

Vì thế, xét theo một khía cạnh nào đó, người không chịu chấp nhận sự yếu đuối và giới hạn của mình, là người mang dáng dấp của sự vô thần. Đối với họ, “không chấp nhận mình yếu đuối và giới hạn” có nghĩa là không được phép để cho mình trở nên yếu đuối và giới hạn. Trong suy nghĩ đó, họ cho rằng, chỉ cần nâng cao trình độ bản thân thì mọi chuyện đều có thể đạt được: Mọi sự thành công hay thất bại hoàn toàn là do yếu tố con người, không liên quan gì đến Thiên Chúa và Thiên Chúa cũng không đủ khả năng để cản trở sự thành công của họ khi họ đạt đủ tri thức.

Vì thế, có người khi có chút danh tiếng trong xã hội liền lớn tiếng nói rằng: “Sống trên đời phải có danh gì với núi sống” – Nghĩa là, cần phải trở thành một người nào đó, cần phải có danh tiếng nào đó giữa xã hội… Tất cả những thành tựu đó là do sự nỗ lực của cá nhân họ chứ không do Thiên Chúa. Nhưng nếu như chúng ta nhìn lại cả thời gian mà vũ trụ này đã trải qua, từ thời cổ xưa cho đến thời hiện đại với những kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã bao lần con người thất thủ trước các biến cố bất ngờ của Thiên nhiên? Động đất, sóng thần, dịch bệnh… với khả năng tri thức của con người, chúng ta đã làm chủ được chúng chưa? Dù cố gắng bao nhiêu, qua bao nhiêu thời gian, con người vẫn không thể chiến thắng được giới hạn của mình.

Vì vậy, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng: “Chúng ta không thể sống tốt nếu chúng ta từ chối nhìn nhận giới hạn của mình”. Câu này cũng có thể hiểu rằng: Chúng ta không thể là người Kitô hữu, khi chúng ta từ chối nhìn nhận mình yếu đuối và giới hạn. Chỉ khi nhìn nhận những yếu đuối và giới hạn của mình, thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhìn thấy sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa trong vũ trụ này. Từ đó, chúng ta mới biết khiêm tốn và cậy trong vào Thiên Chúa nhiều hơn.

Lạy Chúa, chúng con biết mình yếu đuối và đầy bất toàn, yếu đuối trong thể xác, yếu đuối nơi tinh thần, bất toàn trong suy nghĩ, trong mọi sự, nhưng với tình thương và quyền năng của Chúa, xin Chúa thánh hoá và đồng hành với chúng con trên bước đường trần gian hôm nay. Amen.