Nhà lãnh đạo có đạo đức

Vietnamese (Tiếng Việt) translation by Thùy Trang (you can also view the original English article)

Trong trường hợp bạn chưa bị thuyết phục về tầm quan trọng của tinh thần lãnh đạo có đạo đức, đây là một thí nghiệm nhỏ. Cái tên “Enron” có ý nghĩa nào với bạn không?

Khi vụ bê bối Enron xảy ra vào năm 2001, và dù công ty vẫn là cái tên quen thuộc cho mọi lý do sai. Sự thiếu đạo đức trong tinh thần lãnh đạo thể hiện trong sự tích tụ dẫn tới cuộc sụp đổ của công ty đã được mổ xẻ trong vô số tác phẩm, phim, tài liệu, bài báo và thậm chí cả kịch.

Trong kinh doanh, uy tín của bạn là tất cả, và khi bạn làm điều sai, mọi người sẽ nhớ nó trong một thời gian rất dài. Thậm chí khi sự sa sút về đạo đức không dẫn tới một sự sụp đổ rõ ràng, chúng vẫn ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Các câu chuyện trên báo từ BBC News cho thấy hình ảnh của Facebook đã bị hoen ố trầm trọng bởi vụ bê bối Cambridge Analytica vào đầu năm nay, và Volkswagen vẫn đang cố sống sót qua bê bối khí thải từ năm 2015.

Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Các quyết định bạn đưa ra mỗi ngày đều có hàm ý đạo đức trong đó. (Nguồn hình ảnh: Envato Elements)

Nhưng tinh thần lãnh đạo có đạo đức không chỉ dừng ở việc tránh bê bối. Như bạn sẽ thấy trong bài này, cũng có vài lý do tích cực để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức. Nếu bạn là hình mẫu cho lối cư xử đúng mực, bạn có thể truyền cảm hứng cho nhân viên đạt được nhiều thành tích hơn đồng thời vẫn cư xử có trách nhiệm.

Vậy hãy đọc tiếp để xem tinh thần lãnh đạo có đạo đức là gì, các ích lợi mà nó mang lại, và làm thế nào để tạo và duy trì một văn hóa đạo đức trong doanh nghiệp của bạn. Bạn cũng sẽ thấy vài ví dụ về tinh thần lãnh đạo có đạo đức trong thực tế. Cho dù bạn muốn điều hành doanh nghiệp của chính mình hay trở thành một quản lý thành đạt cho ai đó khác, bạn cũng cần biết tại sao một lối tiếp cận có đạo đức lại quan trọng và làm thế nào để đưa nó vào thực hành.

1. Tinh thần lãnh đạo có đạo đức là gì?

Hãy bắt đầu bằng việc làm rõ các định nghĩa. Từ điển Orxford định nghĩa “đạo đức” là:

 “Các nguyên tắc đạo đức quản lý cách cư xử của một con người trong việc thực hiện một hành động.”

Vậy tinh thần lãnh đạo có đạo đức nghĩa là cư xử theo các nguyên tắc đạo đức của bạn trong cuộc sống kinh doanh và việc đưa ra các quyết định hàng ngày. Nói một cách đơn giản, nó nghĩa là làm điều đúng đắn.

Sự phức tạp, dĩ nhiên, đến từ việc rất nhiều nguyên tắc tạo đức không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi. Chúng ta đều có thể đồng thuận, tôi nghĩ vậy, rằng ăn trộm hay giết người và các thứ như thế là thiếu đạo đức, nhưng trong những vấn đề khác, ví dụ như tính đạo đức của việc thử nghiệm trên động vật, các quan điểm khác nhau dựa trên tôn giáo, văn hóa, và niềm tin cá nhân.

Trên hết tất cả, đôi khi một nguyên tắc đạo đức sẽ trở nên mâu thuẫn với một cái khác. Bạn có thể vinh doanh quyền tự do ngôn luận, nhưng nếu một trong số các nhân viên của bạn dùng quyền tự do đó để lạm dụng người khác thì sao?

Vậy tinh thần lãnh đạo có đạo đức là sống chân thật với các nguyên tắc đạo đức của riêng bạn, trong khi vẫn ý thức về sự phức tạp của một số vấn đề đạo đức, và giữ sự nhạy cảm với các góc nhìn khác nhau của nhân viên mình, và quản lý các mâu thuẫn có thể xảy ra.

Thật không may, đạo đức và tinh thần lãnh đạo không phải lúc nào cũng đi chung với nhau. Theo một nghiên cứu của Học Viện Lãnh Đạo và Quản Lý:

  • 63% các quản lý đã từng bị yêu cầu làm điều gì đó trái ngược với quy tắc đạo đức của riêng họ.
  • 43% đã từng bị yêu cầu cư xử theo hướng vi phạm các tuyên ngôn giá trị của tổ chức.
  • 9% từng bị yêu cầu phạm luật

Vì vậy đó là một chặng đường dài. Trong phần còn lại của hướng dẫn này, bạn sẽ tìm hiểu cách để đối phó với thử thách về đạo đức và tinh thần lãnh đạo trong doanh nghiệp của mình.

2. Ích lợi của tinh thần lãnh đạo có đạo đức

Nhưng chúng ta đã thấy trong phần giới thiệu, sự sa sút về đạo đức có thể dẫn đến những hậu quả thâm thúy, từ việc mất uy tín cho tới sự sụp đổ của toàn công ty. Thậm chí nếu bạn không hoạt động với quy mô của Enron, doanh nghiệp của bạn vẫn sẽ chịu rủi ro.

Khi cuộc truy xét được thực hiện trên nhiều vụ bê bối doanh nghiệp khác nhau trong năm, thường mọi việc trở nên rõ ràng rằng các sai lầm đó lẽ ra có thể tránh được nếu có tinh thần lãnh đạo có đạo đức, và các quản lý dám đặt câu hỏi hay tránh hành vi sai lầm trước khi nó leo thang.

Nhưng nó không hoàn toàn tiêu cực. Các nghiên cứu cũng tìm thấy những ích lợi thực tế, tích cực nữa. Ví dụ, một thí nghiệm tại đại học Cornell cho thấy rằng “tinh thần lãnh đạo có đạo đức liên quan mật thiết và tích cực đến năng suất lao động của nhân viên.”

Một nghiên cứu khác đăng trên ScienceDirect cho thấy rằng tinh thần lãnh đạo có đạo đức khiến nhân viên ít nghỉ việc hơn. Mang đến chi phí doanh thu nhân viên tốt hơn, đây là một ích lợi đáng kể.

Như chúng ta sẽ thấy trong phần tới, tinh thần lãnh đạo có đạo đức là việc tạo ra một văn hóa trong đó con người làm điều đúng đắn. Vì vậy có rất nhiều ích lợi từ đó, từ những việc nhỏ nhặt như nhân viên ít bỏ túi văn phòng phẩm, đến những chuyện lớn hơn như cư xử đúng mực với khách hàng, và ra quyết định dựa trên ích lợi lâu dài cho toàn thể công ty, thay vì chọn ích lợi ngắn hạn cá nhân.

Tinh thần lãnh đạo có đạo đức cũng có những tập hợp con, như đạo đức môi trường. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chúng và vì sao chúng lại quan trọng trong hướng dẫn sau:

3. Làm thế nào để tạo ra một văn hóa đạo đức

Vậy làm thế nào để cư xử theo cách có đạo đức như một lãnh đạo, và tạo ra văn hóa trong đó các cân nhắc đạo đức được coi trọng? Đây là vài bước cần làm:

Xác định giá trị cá nhân và giá trị tổ chức

Như chúng ta đã thảo luận trong phần 1, cư xử đạo đức không giống nhau cho tất cả mọi người. Vì vậy điều đầu tiên cần làm là xác định xem nó có nghĩa là gì đối với bạn. Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Nếu bạn không chắc lắm, bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình xác định chúng trong hướng dẫn này:

Sau đó, nếu bạn tự điều hành doanh nghiệp của mình, hãy tiến đến việc xác định các giá trị doanh nghiệp, bạn có thể tìm hiểu về điều này trong hướng dẫn của Julia Melymbrose:

Nếu bạn đang làm việc cho ai đó khác, công ty có thể đã có tuyên ngôn giá trị rồi (nếu chưa có, hãy thúc đẩy mọi người làm một cái!). Vì vậy, bạn chỉ cần làm rõ xem các giá trị và niềm tin của chính bạn giao hòa thế nào với giá trị và niềm tin của công ty là được.

Thực hiện kiểm toán đạo đức

Bây giờ, bạn cần xem lại tình trạng hiện tại của tổ chức. Kiểm tra xem bạn đang chấp hành các giá trị đã tuyên bố tới mức nào. Tự hỏi mình xem có lĩnh vực nào còn cải thiện được không. Hãy đọc hướng dẫn hữu ích này từ Hội Đồng Quốc Gia Phi Lợi Nhuận để biết thêm chi tiết về cách thực hiện kiểm toán đạo đức. (Tài liệu này nhắm vào các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng hầu hết các bước cũng phù hợp với các doanh nghiệp).

Phát triển quy tắc thực hành

Tuyên bố giá trị là điểm khởi đầu tốt, nhưng bạn cũng cần cụ thể. Loại hành vi nào là được chấp nhận hay không được chấp nhận? Bạn mong chờ điều gì ở nhân viên và chính bản thân? Không thể bao quát hết mọi tình huống, nhưng bạn có thể cung cấp hướng dẫn về cách xử lý các tình trạng khó xử thông thường như xung đột lợi ích. Bạn có thể đọc quy tắc thực hành của Google để có một ý tưởng về những gì cần bao hàm.

Làm mẫu về các hành vi đúng

Thứ này khá dễ tự giải thích, nhưng tôi đã đề cập đến trước đó vì bạn không thể lan truyền đạo đức và tinh thần lãnh đạo, và buộc mọi người phải tuân thủ trừ bản thân. Hãy nghĩ về 43% các nhà quản lý được yêu cầu cư xử theo hướng vi phạm các tuyên ngôn giá trị của chính tổ chức. Đừng bao giờ yêu cầu ai phải làm điều đó. Hãy làm gương.

Đào tạo nhân viên

Khá buồn khi phải nói, nhưng tinh thần lãnh đạo có đạo đức có thể khá mới với các nhân viên của bạn. Ở nhiều công ty, tất cả mọi thứ họ biết là “lằn ranh đỏ” huyền thoại, và mọi người được khuyến khích đi tắt, bẻ cong luật lệ để theo đuổi lợi nhuận lớn hơn. Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên của bạn về cách ra quyết định có đạo đức, để họ rõ ràng về những gì bạn mong đợi ở họ, họ sẽ có thời gian để suy nghĩ kỹ hơn và thảo luận các vấn đề có liên quan.

Luôn nhắc tới điều này

Nhưng mặc dù đào tạo là quan trọng, bạn cần đi xa hơn nữa. Bạn cần trao đổi về tầm quan trọng của hành vi có đạo đức trong mọi bài phát biểu của bạn hoặc mọi báo cáo bạn gửi đi. Đừng để nó trở thành phong trào “một lần rồi thôi”, người ta đến dự đào tạo rồi chả bao giờ nghe về nó lần nữa. Để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức và tạo ra một văn hóa doanh nghiệp có đạo đức, bạn cần liên tục củng cố thông điệp của mình.

Phân biệt giữa đạo đức và luật lệ

Đối với vài người, cư xử có đạo đức nghĩa là tuân thủ luật pháp hoặc luật lệ được đưa ra bởi các nhà quản lý ngành (thường là câu trả lời của một trong những vụ bê bối chúng ta đang nói tới!). Bạn cần phải hiểu – và làm rõ với các nhân viên của mình – rằng cư xử có đạo đức là một thứ rất khác.  Sẽ có lúc bạn có thể kiếm khối tiền mà vẫn tuân thủ mọi luật lệ và quy định, nhưng nó sẽ là thiếu đạo đức vì nó mâu thuẫn với giá trị cá nhân hoặc giá trị công ty. Khuyến khích nhân viên nhìn đạo đức dưới khía cạnh giá trị, chứ không phải tuân thủ.

Đưa đạo đức và tinh thần lãnh đạo vào mục tiêu và đánh giá năng lực của bạn

Nếu bạn muốn cư xử theo một cách nhất định và khuyến khích những người khác làm theo, bạn cần đặt ra các mục tiêu và đo đếm tiến trình. Thêm các cân nhắc đạo đức vào mục tiêu cá nhân của bạn và của những người trong công ty và cả công ty bạn, và biến nó thành một phần trong bảng đánh giá năng lực cuối năm. Hãy làm rõ rằng, mặc dù lợi nhuận rất quan trọng, nó không quan trọng bằng tính toàn vẹn về đạo đức.

Thuê đúng người

Dĩ nhiên, bạn đằng nào cũng muốn thuê đúng người – nhưng khi bạn đã có lối tiếp cận lãnh đạo có đạo đức, định nghĩa của bạn về “đúng người” có thể thay đổi. Bên cạnh việc thuê người với kỹ năng và kinh nghiệm đúng, bạn cũng sẽ muốn tìm những người thể hiện đúng lối tiếp cận đạo đức trong công việc của họ. Vì vậy, hãy đề cập đến hành vi đạo đức trong mô tả công việc của bạn, hỏi về nó trong buổi phỏng vấn, và đưa nó ra khi bạn kiểm tra người tham khảo.

Khuyến khích sự tham gia

Lãnh đạo tốt không chỉ đẻ ra luật lệ - họ ảnh hưởng người khác trong quy trình ra quyết định và chào đón các phản hồi. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đạo đức, khi người ta có thể có nhiều hệ thống niềm tin khác nhau, và giá trị mà bạn đưa ra có thể không hiệu quả với tất cả mọi người hay phù hợp các cách thức diễn giải khác nhau. Thảo luận cởi mở là điều quan trọng, vì vậy hãy khuyến khích nhân viên chia sẻ trải nghiệm và suy nghĩ của họ với bạn, và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết.

Giữ cho mình và những người khác có trách nhiệm

Tinh thần lãnh đạo có đạo đức cần nhiều thứ hơn ngôn từ bóng bẩy. Sẽ có những tình huống khi nhân viên của bạn phạm sai lầm, và bạn cần buộc họ có trách nhiệm về điều đó. Cũng tương tự, bạn không thể tự bào chữa cho bản thân hay các quản lý cấp cao khác trước quy trình này. Thực ra, bạn nên giữ mình ở mức tiêu chuẩn còn cao hơn nữa. Và ở phía ngược lại, dĩ nhiên, bạn cần tán dương những tiến triển tích cực và tưởng thưởng công khai cho những người làm điều đúng đắn.

4. Các ví dụ về tinh thần lãnh đạo có đạo đức

Vậy tinh thần lãnh đạo có đạo đức trông thế nào trong thực tế? Đây là một vài ví dụ:

Rose Marcario, Patagonia

Công ty quần áo ngoài trời Patagonia có một nền tảng đạo đức mạnh mẽ nhờ nhà sáng lập Yvon Chouinard. Trong nhiều năm, họ đã đóng góp ít nhất 1% doanh số hoặc 10% lợi nhuận – tùy vào số nào lớn hơn – cho các nhóm hoạt động môi trường.

Khi Rose Marcario gia nhập công ty ở vị trí CFO năm 2008 và trở thành CEO năm 2014, cô đã nâng điều đó lên một tầm cao mới – trong khi vẫn đạt được sự thành công về tài chính. Cô đã chiến đấu bảo vệ đất công và tạo ra Patagonia Action Works để giúp khách hàng của công ty tham dự chủ nghĩa hoạt động vì xã hội và môi trường. Cô đã khuyến khích khách hàng trao đổi và sửa lại quần áo của họ thay vì mua mới.

Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Một thoáng nhìn về các sáng kiến trách nhiệm xã hội của Patagonia từ trang web của họ.

Theo một bài báo của Fast Company, Marcario khinh bỉ chứng nghiện “tự sát” về thu nhập quý của cộng đồng kinh doanh, và khuyến khích nhân viên của cô làm việc theo một “khuôn khổ 30 năm.” Năm 2016, nhân viên đề nghị biếu tặng toàn bộ doanh số Black Friday của công ty cho các tổ chức môi trường dân gian, và “Marcario bật đèn xanh cho kế hoạch trong vòng 30 phút qua tin nhắn.”

Collis Ta'eed, Envato

 Envato, công ty điều hành trang web này, có một tập hợp giá trị cốt lõi khá rõ ràng được thiết lập bởi Collis Ta’eed và các nhà đồng sáng lập trong những ngày đầu tiên khởi nghiệp.

  1. Khi cộng đồng thành công, chúng tôi thành công
  2. Tập trung vào kết quả
  3. Nói đúng sự thật
  4. Làm việc công bằng
  5. Không chỉ tuân thủ lằn ranh cuối cùng
  6. Đa dạng và bao quát
  7. Đúng người, đúng môi trường
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Nhà lãnh đạo có đạo đức
Envato đăng tải giá trị cốt lõi của họ lên trang Career trên website.

Nhưng, dĩ nhiên, một tuyên ngôn giá trị bản thân nó là không đủ - bạn phải đưa nó vào thực hành. Một vài ví dụ như, với giá trị “khi cộng đồng thành công, chúng tôi thành công” và “không chỉ tuân thủ lằn ranh cuối cùng,” công ty đã tập trung từ khi khởi đầu vào việc đạt được thành công dài hạn, bằng cách xây dựng một cộng đồng và đặt ích lợi của cộng đồng đó lên trên hết.

Là một chợ bán sản phẩm số, Envato trả mức chia lợi nhuận cao hơn cho tác giả so với các đối thủ cạnh tranh. Từ khi khai trương 12 năm về trước, công ty đã chi trả 600 triệu đô cho cộng đồng sáng tạo và giúp 1,500 tác giả sống toàn thời gian bằng cách bán sản phẩm trên Envato Market.

Công ty cũng tuân thủ nguyên tắc “làm việc công bằng” và tạo ra môi trường làm việc “đa dạng và bao quát”, bên cạnh những thứ khác, cung cấp các chương trình chăm sóc sức khỏe và hướng dẫn, cho phép làm việc thời gian linh hoạt và  chế độ nghỉ thai sản có lương lên tới 18 tuần.  Công ty đã được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất nước Úc trong 5 năm liền.

Tim Cook, Apple

Chúng ta đều biết Apple không hoàn hảo. Công ty này đã trở thành tiêu đề hàng đầu trên báo qua nhiều năm về việc sử dụng lao động Trung Quốc giá rẻ, và giữ hầu hết vốn ở nước ngoài, bên ngoài tầm với của cơ quan thuế Mỹ.

Nhưng trong các lĩnh vực khác, CEO của Apple, Tim Cook, đã cho thấy tinh thần lãnh đạo có đạo đức. Như New York Times đã báo cáo, ông là một trong số ít những CEO tập đoàn thường nói về trách nhiệm đạo đức.

“Tôi nghĩ chúng ta có trách nhiệm đạo đức để giúp phá triển nền kinh tế, giúp tăng việc làm, đóng góp cho đất nước này và những đất nước khác mà chúng ta kinh doanh. Tôi nghĩ rằng vẫn có khá nhiều nhóm nghĩ trách nhiệm chủ yếu của tôi nằm ở phố Wall.”

Không chỉ nói, dưới sự lãnh đạo của Cook, Apple đã chuyển sang dùng 100% năng lượng tái tạo cho các cơ sở của họ tại Mỹ, và tại 23 quốc gia khác. Ông đã làm việc để gia tăng sự đa dạng trong ngành kỹ thuật và cung cấp các tài liệu giáo dục cho các trường cộng đồng để giúp nhiều người trở thành lập trình viên hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về chính sách đạo đức của Apple trên trang trách nhiệm nhà cung cấp của họ. Hoặc xem Tim Cook nói về tinh thần lãnh đạo có đạo đức trong bài phỏng vấn này của đại học Duke:

Nhà lãnh đạo có đạo đức

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, lãnh đạo có đạo đức rất phức tạp. Bạn sẽ luôn bị chỉ trích, và nếu bạn cố gắng sống đạo đức, bạn sẽ gặp những lời cáo buộc của những kẻ đạo đức giả, nhưng điều quan trọng là làm điều bạn có thể, nhận biết rằng sự hoàn hảo là thứ không thể đạt tới.

 Các bước tiếp theo

Trong bài hướng dẫn này, bạn đã biết tinh thần lãnh đạo có đạo đức là gì, và các ích lợi của tinh thần lãnh đạo có đạo đức là gì. Bạn cũng học cách đưa nó vào thực hành và tạo ra văn hóa đạo đức trong tổ chức của mình. 

Nhưng thậm chí nếu bạn đã tạo ra văn hóa đạo đức, tinh thần lãnh đạo có đạo đức vẫn là một công việc trường kỳ. Bạn cần tiếp tục đối đầu với tình trạng khó xử đạo đức xảy ra, và thi hành quy tắc thực hành của bạn. Một điều quan trọng không kém là liên tục đánh giá hành vi của mình và đảm bảo mình sống đúng tiêu chuẩn đã đề ra.

Sẽ có lúc các tình huống khó xử đạo đức rất ma mãnh, và không phải lúc nào bạn cũng minh bạch điều đúng đắn cần làm. Trong những trường hợp đó, hãy nhớ rằng tinh thần lãnh đạo có đạo đức không phải một theo đuổi cá nhân. Nói chuyện với nhiều nhân viên và khiến họ tham gia vào quy trình ra quyết định không chỉ dẫn đến một kết quả tốt hơn, mà còn khiến họ cảm thấy được bao hàm và có giá trị.

Mọi người có thể không hoàn toàn đồng ý với mọi quyết định bạn đưa ra, nhưng càng minh bạch và trung thực, càng bám chặt lấy các giá trị đã đề ra, họ sẽ càng dễ thấu hiểu và tôn trọng các quyết định đó. Đó là điều mấu chốt của tinh thần lãnh đạo có đạo đức.

Để tìm hiểu thêm về tinh thần lãnh đạo có đạo đức và đạo đức kinh doanh, hãy đọc vài hướng dẫn khác của chúng tôi về giá trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có sẵn một kế hoạch về tinh thần lãnh đạo có đạo đức, tại sao không dùng các bước đã được liệt kê trong hướng dẫn này để bắt đầu khuyến kích một văn hóa đạo đức ngay hôm nay?