Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch

Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch

SKĐS - Bạn em lúc mang thai không bị ốm hay bị cảm cúm nhưng sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch. Em mới kết hôn và đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con nên rất lo lắng.

Bạn em lúc mang thai không bị ốm hay bị cảm cúm nhưng sinh con bị sứt môi, hở hàm ếch. Em mới kết hôn và đang có kế hoạch chuẩn bị sinh con nên rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách dự phòng.

Nguyễn Thị Hà (Kon Tum)

Sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Các chuyên gia giải thích rằng, do quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn gây nên sứt môi hoặc hở hàm ếch. Còn nguyên nhân gây rối loạn quá trình này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch

Khám cho trẻ bị sứt môi hở hàm ếch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TL

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến dị tật bẩm sinh này ở trẻ như dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiễm chất độc hóa học, do nhiễm tia X hoặc nhiễm siêu vi, bị cảm cúm, do cha mẹ mắc bệnh giang mai, lậu không được điều trị triệt để... Ngoài ra, người mẹ mang thai bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn hoặc người mẹ suy dinh dưỡng lúc mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến dị tật sứt môi - hở hàm ếch ở trẻ. Những yếu tố về di truyền hay cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi, sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.

Để phòng bệnh, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kì. Tránh tiếp xúc với các tác nhân tác động lên thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.

Bác sĩ Lê Thị Viết


Hở hàm ếch được biết đến là một dị tật bẩm sinh khá phổ biến. Bệnh có thể xảy ra do di truyền hay do dị tật bẩm sinh gây biến dạng ở phần môi. Phần môi sẽ bị hở ra thay vì được liền kín như người bình thường.

Để tránh được tình trạng này bạn cần phải nắm bắt được nguyên nhân gây nên bệnh là gì? Triệu chứng và cách chẩn đoán như thế nào? Nếu như bạn muốn biết hãy cùng tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé.

Bệnh hở hàm ếch gần như không rõ nguyên nhân cụ thể là gì? Nhưng do nghiên cứu thì nó có liên quan đến 2 yếu tố chính đó là môi trường và di truyền. Vào tháng thứ 2 và tháng thứ 3 của thai kỳ thì các mô tạo nên môi cùng vòm miệng sẽ được nối với nhau. Tuy nhiên với những trẻ mắc bệnh thì quá trình này chỉ diễn ra 1 phần nên để lại khe hở gây. Nó khiến cho trẻ xuất hiện những dị tật trên môi.

Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch
Bệnh có thể do nguyên nhân là di truyền hoặc do yếu tố môi trường

Với những trẻ có bố mẹ cùng từng bị hở hàm ếch thì trẻ cũng rất dễ mắc phải bệnh. Ngoài ra thì do yếu tố môi trường cũng góp phần gây nên bệnh lý này.

Vì thế mà cha mẹ cần hết sức để ý đến vấn đề này, nó sẽ giúp trẻ sinh ra được lành lặn và xinh đẹp hơn. Đồng thời cũng có thể phòng chống được bệnh một cách tốt nhất.

Triệu chứng của hở hàm ếch

Biểu hiện của bệnh lý này có thể sẽ là:

          Phần dưới môi và vòm miệng xuất hiện vết nứt và từ đó nó ảnh hưởng đến một hoặc cả 2 bên trên khuôn mặt gây nên những ảnh hưởng nặng nề.

          Hoặc có thể một phần tách ra ở môi như một rãnh nhỏ. Nó sẽ xuất hiện ở môi và kéo dài ra vòm miệng ở phần dưới mũi.

          Sự xuất hiện của khuôn mặt cũng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều khi có sự chia tách ở vòm miệng.

Có một loại hở hàm ếch ít được phát hiện khi sinh, nó nằm ở phía sau của miệng và chỉ xuất hiện có 1 khe ở vòm miệng mềm mà thôi. Nó ít khi được phát hiện cho đến khi trẻ xuất hiện thêm một số triệu chứng khác nữa, đó chính là:

          Cảm thấy khó khăn trong việc ăn nhất là khi bú.

          Cảm thấy khó nuốt nhiều khi thức ăn có thể bị chảy ra từ mũi.

          Nói giọng mũi

          Hay bị nhiễm trùng tai mãn tính.

Nguyên nhân bệnh hở hàm ếch
Biểu hiện của bệnh có thể bị hở ở 1 bên hoặc cả 2 bên

Đây là những biểu hiện có thể sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và từ đó sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Vì thế mà chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ và để ý đến những biểu hiện của bệnh để có thể kịp thời điều trị. Điều này giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn, tránh những tổn thương về mặt thẩm mỹ và sức khỏe.

Chẩn đoán hở hàm ếch như thế nào?

Ngay sau khi sinh ra thì bệnh gần như sẽ được phát hiện ngay lập tức mà không cần phải chân đoán hay xét nghiệm gì cả. Tuy nhiên nếu như để sinh ra thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhưng hiện nay khi công nghệ cao thì có thể nhìn thấy bệnh ở siêu âm ngay cả khi trẻ chưa chào đời.

Việc siêu âm trước khi sinh sẽ giúp chẩn đoán bệnh tốt hơn, cụ thể:

          Đây là một xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh và từ đó sẽ tạo ra hình ảnh cho thai nhi, nắm bắt được thai nhi đang phát triển như thế nào? Chính khi phân tích hình ảnh này thì các bác sĩ sẽ phát hiện ra được khuôn mặt, được cấu trúc khuôn mặt xem có được bình thường hay không?

          Ngoài ra thì bệnh sứt môi sẽ được phát hiện khá sớm ngay từ khi thai nhi mới được 13 tuần và khi thai nhi càng lớn thì việc chẩn đoán sẽ càng dễ dàng hơn. Nên việc chẩn đoán sớm cũng thuận lợi hơn.

Có thể nói hở hàm ếch chính là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho trẻ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ. Vì thế cần phải để ý để điều trị sớm nhất. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp cho bạn có thêm phần nào kiến thức để chấn đoán và phòng chống bệnh nhé.

>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ và cách khắc phục

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!