Người bị dương tính có tiêm vaccine được không

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Người bị dương tính có tiêm vaccine được không

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Thành phần quan trọng trong vắc xin Novavax là một loại protein được gọi là gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2. Vắc xin cũng chứa chất tăng cường có nguồn gốc thực vật để tăng cường hệ miễn dịch, muối, đường và axit.

Thuốc vắc xin không chứa: sản phẩm thịt lợn, trứng, mủ, các sản phẩm từ máu, tế bào vi rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch chip điện tử. Thuốc vắc xin không chứa tế bào từ bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • Gai protein tái tổ hợp SARS-CoV-2

Lipid (Chất Béo)

  • Cholesterol
  • Phosphatidylcholine

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • Phần A (Fraction-A) và Phần C (Fraction-C) của chiết xuất Quillaja saponaria Molina (nguồn gốc thực vật)
  • Disodium hydrogen phosphate heptahydrate
  • Disodium hydrogen phosphate dihydrate
  • Polysorbate-80
  • Potassium chloride (muối ăn thông thường)
  • Potassium dihydrogen phosphate (muối ăn thông thường)
  • Sodium chloride (muối ăn cơ bản)
  • Sodium dihydrogen phosphate monohydrate
  • Sodium hydroxide hoặc hydrochloric acid
  • Nước

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • (4-hydroxybutyl) azanediyl) bis (hexan-6,1-diyl) bis (2- hexyldecanoat)
  • 2 - [(polyetylen glycol) -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside (modRNA) mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol (PEG) 2000 dimyristoyl glycerol (DMG)
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung (muối, đường, chất đệm)

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HBCD)
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn khi sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có câu hỏi, kể cả khi các triệu chứng của quý vị trở nên tệ hơn. Quý vị có thể tùy chỉnh thay đổi tên nhà cung cấp và số điện thoại trong tài liệu bản in này.

Sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm [1 Page, 322 KB]

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm

Nếu quý vị đang có các triệu chứng của COVID-19 và có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, xin đừng trì hoãn. Xét nghiệm càng sớm càng tốt và nếu kết quả dương tính, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều trị phải bắt đầu sớm để có hiệu quả.

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm [1 Page, 279 KB]

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19)

Bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ bị bệnh đường hô hấp từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ho và hụt hơi. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19) [1 Page, 844 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút.

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút [1 Page, 94 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19.

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 [1 Page, 103 KB]

Tờ thông tin v-safe

Sử dụng tờ thông tin này để tìm hiểu thêm về v-safe, bao gồm hướng dẫn về cách đăng ký và hoàn thành việc kiểm tra sức khỏe.

Tờ thông tin v-safe [1 Page, 249 KB]

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà

Tờ thông tin về những việc quý vị có thể làm tại nhà để kiểm soát các triệu chứng COVID-19.

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà [1 Page, 499 KB]

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận

Tài liệu dành cho bệnh nhân đang lọc thận để tìm hiểu thêm về cách tự bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và tầm quan trọng của việc không trì hoãn những lần đi điều trị.

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận [1 page, 32KB]