Ngồi bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Một số cấu trúc xung quanh dây thần kinh như cơ, gân, mô và xương... chèn ép dây thần kinh và gây ra các cảm giác khác nhau.

Các dây thần kinh bị chèn ép có thể gây tê ở chân và bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây ra chúng, bao gồm cả chấn thương.

Các dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể gây đau thần kinh tọa (cơn đau lan tỏa theo chiều dài của dây thần kinh tọa chạy từ lưng dưới xuống mỗi chân). Một số người bị đau dây thần kinh tọa cũng có thể bị tê chân.

May mắn thay, các dây thần kinh bị chèn ép thường có thể điều trị được mà không gặp nhiều rắc rối.

Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xem xét tư thế, nâng vác đúng cách và tăng cường sức mạnh cho phần cốt lõi.

Một số người cũng cần dùng thuốc giảm đau. Phẫu thuật có thể cần thiết trong một số ít trường hợp khi dây thần kinh bị chèn ép gây ra yếu và đau.

Ngồi bị tê chân là bệnh gì năm 2024

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây tình trạng này có thể lao động quá sức, sai tư thế, do tuổi tác (lão hóa khiến đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương)...

Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bảo tồn thông qua vật lý trị liệu và thuốc giảm đau. Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật.

3. Bệnh đái tháo đường

Tổn thương thần kinh có thể xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu cao trong thời gian dài. Các dây thần kinh bị ảnh hưởng, có thể bao gồm những dây thần kinh truyền tín hiệu giữa não và cột sống và các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như chân.

Có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách chăm sóc bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc thích hợp.

Nếu để xảy ra tổn thương dây thần kinh, thường sẽ không có cách chữa trị, mặc dù có nhiều cách để chế ngự các triệu chứng.

Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và cẳng chân của mình hàng ngày để đảm bảo không có vấn đề nào khác phát triển. Tê chân có thể khiến người bệnh không cảm nhận thấy các tổn thương có thể xảy ra ở chân, dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Ngồi bị tê chân là bệnh gì năm 2024

Bệnh đái tháo đường là một trong số nguyên nhân gây tê chân...

4. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bao phủ các tế bào thần kinh, được gọi là myelin. Tình trạng này có thể gây tê ở các bộ phận cơ thể khác nhau, bao gồm cả chân.

Nguyên nhân chính xác của MS vẫn chưa được biết. Theo Hiệp hội Đa xơ cứng Hoa kỲ, có giả thuyết cho rằng di truyền và nhiễm trùng do virus hoạt động chậm hoặc không hoạt động như virus Epstein-Barr có thể là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Không có cách chữa khỏi bệnh MS, nhưng thuốc men và các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

5. Lupus

Lupuss là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh. Theo Tổ chức Lupus Mỹ, bệnh lupus có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi, thường dẫn đến tê tay và tê chân.

Tình trạng tê này đôi khi có thể thuyên giảm bằng cách điều trị tình trạng cơ bản và tuân theo lời khuyên về lối sống lành mạnh như ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

6. Đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng có xu hướng giống nhau: Nói lắp, tê và yếu hoặc liệt một bên cơ thể. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiền sử hút thuốc và đái tháo đường.

Thuốc có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn do một số loại đột quỵ, nhưng phải được dùng nhanh chóng. Do đó, cần cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ.

7. Bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD) xảy ra khi các động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay và đặc biệt là chân. Ngoài cảm giác tê và ngứa ran, PAD có thể khiến việc đi lại trở nên khó khăn và đau đớn.

PAD thường là dấu hiệu cảnh báo bạn bị xơ vữa động mạch (sự tích tụ chất béo trong động mạch). Điều này có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề khác, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ.

Bỏ hút thuốc, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể ngăn chặn PAD và các biến chứng của nó. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nếu các biện pháp trên không hiệu quả.

8. Khối u

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong một số ít trường hợp, khối u có thể phát triển theo cách chèn ép vào dây thần kinh, gây tê và ngứa ran ở chân. Nếu ung thư, việc điều điều trị bằng hóa chất cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại vi ở một số người, gây tê chân.

Mặc dù không chắc chứng tê của bạn là do ung thư gây ra, nhưng hãy đi kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân, để khắc phục.

Làm sao để hết tê chân khi ngồi lâu?

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tê chân khi ngồi lâu dưới đây để giảm bớt sự khó chịu..

Nghỉ ngơi: Nếu bị tê chân do ngồi lâu điều đầu tiên mà bạn có thể làm là nghỉ ngơi. ... .

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng chân bị tê bì. ... .

Chườm nóng: Sử dụng một chiếc khăn ấm, túi chườm để chườm lên vùng chân bị tê..

Tại sao ngồi xếp bằng lái tê chân?

Khi người ta ngồi chồm hổm, ngồi bắt tréo chân hoặc ngồi xếp bằng trong một thời gian lâu khiến các mạch máu và thần kinh bị chèn ép, máu từ các động mạch đến nuôi các mô bị giảm đi, mặt khác máu từ tĩnh mạch từ các mô của chân trở về tim bị cản trở gây ứ đọng tuần hoàn ở chi dưới dẫn đến tê chân.

Tại sao ngồi thiền bị tê chân?

Nguyên nhân thường xuất phát từ tư thế ngồi không đúng, khiến mạch máu bị chèn ép và gây tắc nghẽn, dẫn đến tê chân. Nếu cảm giác tê kéo dài và không có lý giải rõ ràng, người bệnh cần đề phòng các bệnh lý liên quan đến xương khớp, hệ thần kinh và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của tình trạng này.

Tại sao ngủ ngồi bị tê chân?

Do sinh lý: Đây là hiện tượng phổ biến có thể gặp phải khi cơ thể ở một tư thế trong thời gian dài như ngồi, đứng hoặc nằm. Khi đó, các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, gây nên tình trạng tê tay chân, nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn cử động và mạch máu được lưu thông trở lại.