Làm thế nào để trở thành người con hiếu thảo năm 2024

Con người từ lúc biết đi đến lúc không thể đi được nữa luôn phải học nhiều thứ. Nhưng chính việc học quan trọng nhất lại chẳng mấy ai chịu học như: cách sống hạnh phúc, cách làm chồng/vợ tốt, cách nuôi dạy con trở thành chính nó,...

Sinh con ra, cho nó ăn, cho nó đi học, cho nó tiền và xem như tròn nghĩa vụ. Sau đó mong nó sau này lớn lên sẽ hiếu thảo. Ông bà cố đã làm vậy, ông bà nội ngoại cũng làm vậy, cha mẹ bạn đã làm vậy, và cả bạn cũng tiếp bước công trình "thói quen gia truyền này". Mặc dù không ai thích truyền thống này, nhưng suy đi ngẫm lại, thấy bản thân cũng lớn lên khoẻ mạnh, cũng trở thành người tốt, cũng có thành tựu và nghĩ rằng tất cả những gì ông bà từng dạy đều đúng, rồi áp tất cả những điều đó cho đứa con mà quên đi hàm số "tổn thương tuổi thơ" và "không hạnh phúc trọn vẹn" khi trưởng thành.

Với cách nuôi dạy con cái theo bản năng cha truyền con nối như vậy mà giới trẻ ngày nay dính nhiều vấn đề về trầm cảm, tự kỷ, tự tử, tự ti, bốc đồng, đau khổ,...

Thông qua bài viết này, Minh Tịnh muốn đóng góp thêm một góc nhìn mới để góp phần vào sự hạnh phúc cho tương lai của bạn.

Suy đi cũng phải tính lại, những bậc cha mẹ hiện nay hành xử như vậy cũng vì những tổn thương khi xưa đã gánh chịu, vì bản năng vẫn hoạt động âm thầm, vì tiềm thức được hình thành trong sự thiếu đúng đắn. Tuy nhiên nếu bạn đọc được bài này thì hãy trao cho mình cơ hội để thay đổi bản thân, thay đổi gia đình và thay đổi thế hệ con cháu sau này để chúng nó được luôn hạnh phúc.

Mối quan hệ giữa cha mẹ con cái bắt nguồn từ nhân duyên tiền kiếp. Có duyên nghiệp nhiều kiếp mới sinh ra trong cùng một nhà. Bạn sinh được con trong khi nhiều người vẫn hằng ao ước được làm cha, làm mẹ là một phúc đức rất lớn.

Vậy nên khi bạn sinh con ra, điều đầu tiên bạn cần làm là cảm ơn nó mỗi ngày. Cảm ơn vì con đã chọn cha mẹ làm cha làm mẹ của con. Cảm ơn vì con đã đến để làm cho gia đình trở nên trọn vẹn.

Một đứa trẻ được hưởng năng lượng đó hằng ngày sẽ trở nên tự tin, đầy lòng biết ơn, và phát triển được tiềm năng tối đa của bản thân.

Tuyệt đối không nên nghĩ rằng mình nuôi dạy con cái, bỏ biết bao nhiêu công sức để nuôi nó, dạy nó, đầu tư cho nó thì sau này nó phải báo hiếu cho mình. Điều này vô hình chung làm "hỏng" đi ý nghĩa của gia đình. Và đồng thời cũng tạo ra áp lực lên đứa con rằng bắt buộc phải báo hiếu. Bản năng của con người luôn muốn kháng cự lại những điều mang tính bắt buộc. Với lại, bạn cho đi điều gì thì bạn sẽ nhận lại được điều ấy. Vậy nên bạn cứ cho đi sự biết ơn với đứa con. Đứa con nó cảm thấy hạnh phúc vì bản thân nó đang góp phần tạo nên giá trị cho gia đình hạnh phúc thì nó cũng sẽ tự động automatic biết ơn bạn.

Hồi nhỏ khi xem chương trình Thế giới động vật, ba mẹ Minh Tịnh hay bảo: Đó, con nhìn xem, ngay cả con khỉ, con trâu nó còn liều chết để bảo vệ con mình thì con hiểu ba mẹ thương con thế nào rồi đó. Sau này ba mẹ già nhớ báo hiếu nha chưa.

Bạn cứ thử nhìn xem, con gà, con trâu hay cả con khỉ. Mặc dù mẹ nó liều chết vì nó để nuôi nó trưởng thành. Nhưng khi nó trưởng thành, mẹ nó liền không quan tâm tới nó nữa mà tiếp tục chăm những đứa nhỏ hơn. Cho nó sự tự do, không hề có bất cứ sự cưỡng ép nào. Đó là tình yêu vô điều kiện. Minh Tịnh thấy cảm phục làm sao.

Có những người lại đầu tư cho con cái học trường này trường kia, bắt ép con phải học thứ này thứ nọ cho thành tài. Không quan tâm xem đó có phải là sở trường của nó hay không. Chỉ quan tâm danh dự của bản thân mình. Nhưng những điều đó lại được ngụy trang dưới lớp vỏ được gọi là "tình yêu". Thật tội nghiệp cho con cá mà bị bắt leo cây. Nó sẽ sống cả đời với niềm tin mình là đứa bất tài. Trong khi đó ai ai cũng biết tiềm năng con người là vô tận. Khổ hay không?

Vậy nên nếu bạn đã có con cái. Hãy tập dần sự biết ơn và tôn trọng sự tự do của nó. Khi nó cảm thấy không ai làm cho nó có cảm giác bình an và hạnh phúc ngoài cha mẹ, lúc về già bạn không mời nó cũng tự tới thăm thường xuyên.

Nếu bạn chưa có con cái. Hãy tập hoàn thiện bản thân mình thật hạnh phúc. Rồi học về cách nuôi dạy con đúng cách. Sau đó hẵng sinh con. Sinh thì dễ, dạy mới khó. Dạy đúng thì bạn đang tạo ra một báu vật cho xã hội. Dạy sai thì thành thảm hoạ của gia đình.

Vài điều chia sẻ để góp chút năng lượng tích cực. Nếu bạn thấy bài viết ý nghĩa thì hãy share nó để lan toả giá trị đến nhiêù người nhé!

Như mọi phẩm chất tốt đẹp khác, lòng hiếu thảo cũng phải được bồi đắp, rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ không chú tâm điều này, thật khó để mong có đứa con hiếu thảo.

Khuyến khích trẻ thu vén cho riêng mình

Một số cha mẹ thích thú với điểm này của trẻ và cho rằng như thế mới sống được khi "vứt vào dòng đời". Nhưng bạn không biết rằng cách lợi bất cập hại đó sẽ sản sinh ra những đứa trẻ luôn thu vén vào mình, ngay cả với người thân.

Bởi thế, giáo dục trẻ biết quan tâm đến tất cả mọi người, không chỉ các thành viên trong gia đình mà còn biết quan tâm đến bạn bè, đồng nghiệp, biết giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn bằng những gì có thể. Dạy trẻ biết nhường nhịn không chỉ anh em trong nhà mà cả với mọi người.

Muốn trẻ có lòng hiếu thảo các bậc cha mẹ phải dạy trẻ lòng biết ơn, biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô... biết ơn với những quan tâm, giúp đỡ của mọi người dù nhỏ nhất. Dạy trẻ biết kính trọng người già, nhường nhịn em nhỏ, yêu thương mọi người, biết nâng đỡ, sẻ chia những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, trong công việc.

Làm thế nào để trở thành người con hiếu thảo năm 2024
Ảnh minh họa.

Ứng xử không thứ bậc trong gia đình

Nhiều cha mẹ vì bận rộn mà mặc kệ các con tự giải quyết vấn đề của mình. Bằng bản năng, trẻ chưa biết đâu là điều phải làm theo đúng phép tắc, lề lối, từ đó dần ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ.

Trước hết, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách biết kính trên nhường dưới, biết quan tâm đến mọi người đặc biệt là ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, bè bạn... Hướng dẫn trẻ cách thức thể hiện tình cảm hiếu thảo ra sao như biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, quan tâm hỏi han chăm sóc các thành viên trong gia đình hàng ngày, khi người thân đau ốm bệnh hoạn cần cư xử như thế nào từ những việc đơn giản nhất. Dạy trẻ biết hỏi thăm, an ủi động viên, thăm nom... khi có người thân cần sự giúp đỡ.

Cha mẹ không làm gương

Nếu bạn nhìn thấy một cụ già bị ngã, hãy nhanh chóng chạy đến giúp đỡ họ. Thấy một đứa nhỏ lang thang trong đêm muộn, đừng ngần ngại hỏi nó xem tại sao còn ở ngoài đường giờ này. Làm việc tốt không mong cầu được đền đáp, nhưng chắc chắn bạn vẫn luôn được nhận lại lời khen, câu cảm ơn ngay lập tức.

Và một điều vô cùng quý giá khác, nó nuôi dưỡng cho bạn tâm hồn biết yêu thương, đồng cảm với người xung quanh. Đứa trẻ nhìn vào tấm gương của cha mẹ cũng trở thành một người như thế.

Dạy trẻ có tấm lòng hiếu thảo chính là chúng ta đang giáo dục trẻ có một tâm hồn nhân hậu, vị tha, biết yêu thương, biết đồng cảm và quan trọng nhất đó là giúp trẻ không trở thành những con người vô cảm, ích kỷ chỉ biết sống vì bản thân, để con cháu không trở thành những kẻ vô ơn, bạc tình bạc nghĩa. Dạy trẻ có tấm lòng hiếu thảo là giúp trẻ có nhân cách tốt, sống có tình có nghĩa, có thủy có chung, có hiểu biết về cách đối nhân xử thế một cách tinh tế, biết ơn với tất cả những gì có được trong cuộc đời này.

Theo Gia đình và Xã hội

Những đứa trẻ có thành tích tốt luôn được sinh trưởng và dạy dỗ bởi những cha mẹ có mục tiêu cao, có sự kỳ vọng vào trẻ.

Em thường làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?

Lòng hiếu thảo thường được thể hiện qua việc con cháu biết nghe lời và tôn trọng lời dạy của cha mẹ, ông bà, tôn vinh và ghi nhớ công ơn của tổ tiên, giúp đỡ và chăm sóc cho người già, và duy trì tình cảm và quan hệ tốt đẹp với gia đình.nullLòng hiếu thảo là gì? Biểu hiện của lòng hiếu thảo trong cuộc sốngluatminhkhue.vn › long-hieu-thao-la-ginull

Lòng hiếu thảo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Lòng hiếu thảo giúp kết nối các thế hệ trong gia đình và tạo ra môi trường tràn đầy yêu thương, tôn trọng và biết ơn. Lòng hiếu thảo loại bỏ sự nghi ngờ, âm mưu và sự vô tính. Người có lòng hiếu thảo luôn biết tôn trọng cha mẹ và làm cho họ hạnh phúc, tâm trạng an tâm.nullNghị luận xã hội về lòng hiếu thảo chọn lọc hay nhất - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › nghi-luan-xa-hoi-ve-long-hieu-thao-chon-loc-hay-nhatnull

Hiếu thảo như thế nào là đúng?

Một cách tổng quát, theo Khổng giáo, lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình; có hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên; thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ ...nullHiếu thảo – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hiếu_thảonull

Người con có hiếu là người như thế nào?

Người con có Hiếu là người con biết quan tâm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ chu đáo. Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cha mẹ trong điều kiện của mình. Người con khi trưởng thành luôn cố gắng hết sức giúp cha mẹ an vui, cha mẹ không phải lo lắng về con về cháu đã là điều rất nhiều người già ao ước.nullThế nào là người con có hiếu? - Báo Phụ Nữwww.phunuonline.com.vn › the-nao-la-nguoi-con-co-hieu-a103246null