Khấu trừ đối với hóa đơn sai thuế suất năm 2024

Khi xuất hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT, việc thanh toán của người mua và khâu nộp thuế, khấu trừ thuế của các bên sẽ bị ảnh hưởng. Vậy phải xử lý thế nào đối với hóa đơn viết sai thuế suất VAT?

1. Cách xử lý hóa đơn đầu ra sai thuế suất VAT

Căn cứ Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có sai sót về thuế suất VAT sẽ được xử lý như sau:

* Nếu hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua:

Người bán thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ rồi gửi cho người mua.

* Nếu hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua:

Có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý sau đây:

1 - Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Bước 1: Lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót nếu các bên có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Bước 2: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

2 - Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.

Hóa đơn điện tử mới thay thế phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót sau đó gửi cho người mua (với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn mới rồi gửi cho người mua (với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Lưu ý: Trường hợp có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn có sai sót thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót trước khi người bán lập hóa đơn điện tử thay thế.

Khấu trừ đối với hóa đơn sai thuế suất năm 2024

2. Xuất sai thuế suất có bị phạt không?

Điểm a khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định, khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế suất và tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán trên hóa đơn, không ghi giá chưa thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra sẽ tính căn cứ trên giá thanh toán được ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Do đó, khi lập hóa đơn, kế toán phải ghi đúng thuế suất trên hóa đơn. Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu bán mặt hàng có thuế suất mà không ghi rõ giá chưa thuế, thuế suất và tiền thuế thì số tiền phải nộp sẽ được tính trên tổng giá thanh toán.

Các trường hợp doanh nghiệp viết sai thuế suất cần xác định trường hợp cụ thể để xử lý.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn sai mức thuế suất. Tuy nhiên, việc xuất hóa đơn sai mức thuế suất có thể dẫn đến việc kê khai thuế sai và doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai sai này.

Pháp luật về thuế quy định, đối với trường hợp xuất hóa đơn sai mức thuế suất thì doanh nghiệp phải xử lý hóa đơn bằng cách điều chỉnh hoặc thay thế.

Việc xử phạt đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Việc xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Thậm chí, doanh nghiệp còn có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế nếu lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020).

1.Theo quy định sản phẩm chuối sấy mới qua sơ chế thông thường thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT thì về nguyên tắc người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.

Công ty Điện lực Tây Ninh thực hiện bán điện liên tục cho Công ty TNHH Baek San Techprene Việt Nam từ tháng 8/2018. Đến năm 2020, Công ty TNHH Baek San Techprene Việt Nam phát hiện công ty mình là doanh nghiệp chế xuất, thuộc đối tượng hưởng thuế suất 0% đối với dịch vụ điện và các dịch vụ khác khi cung cấp cho công ty phục vụ sản xuất kinh doanh nên đề nghị Công ty Điện lực Tây Ninh điều chỉnh giá trị thuế GTGT 10% đã được xuất hóa đơn từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2019. Số tiền thuế 10% trên đã được Công ty TNHH Baek San Techprene Việt Nam ghi vào chi phí cho các năm 2018 và 2019 (Số liệu chi tiết được đính kèm). Do số tiền thuế GTGT 10% đã được Công ty Điện lực Tây Ninh kê khai và nộp thuế trong năm 2018 và 2019. Trường hợp trên có được điều chỉnh giảm số thuế GTGT trên hay không

2. Bộ Tài chính đã trả lời về vấn đề này như sau:

Trường hợp DN đã lập hoá đơn giao cho khách hàng, phát hiện sai sót về thuế suất thuế GTGT, thực hiện như sau:

  1. Đối với các hóa đơn ghi sai thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra thì xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, không được điều chỉnh hóa đơn.
  2. Đối với các hoá đơn ghi sai thuế suất thuế GTGT mà cơ quan thuế chưa thanh tra, kiểm tra, thì Điện lực Tây Ninh thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC (đối vơi hoá đơn đặt in, tự in) hoặc điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC (đối với hoá đơn điện tử).

Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) theo quy định của pháp luật về Quản lý thuế.

Như vậy,

  • Đối với các hóa đơn ghi sai thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra thì xử lý như sau:

-Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp cơ sở kinh doanh khi nhập khẩu hàng hóa đã khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi bán cho người tiêu dùng đã lập hóa đơn ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn GTGT bán ra đúng bằng với mức thuế suất thuế GTGT đã khai, nộp thuế ở khâu nhập khẩu nhưng mức thuế suất thuế GTGT đã khai (ở khâu nhập khẩu và khâu bán ra nội địa) thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT và cơ sở kinh doanh không thể thu thêm được tiền của khách hàng thì số tiền đã thu của khách hàng theo hóa đơn GTGT được xác định là giá đã có thuế GTGT theo thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT để làm cơ sở xác định đúng số thuế GTGT phải nộp và xác định doanh thu tính thuế TNDN.