Hướng dẫn cấu hình nas synology Informational

Theo thương hiệu: Centerm, NComputing, Synology, Seagate, vCloudPoint, WD Theo nhóm: Zero client, Thin client, NAS, Ổ cứng NAS, Ổ cứng NVR, Seagate IronWolf, Seagate SkyHawk, WD Red, WD Ultrastar Bán chạy: Synology DS220+, Synology DS418, Synology DS420+, Synology DS720+, Synology DS920+, Synology DS1520+, Synology DS1621xs+, Seagate IronWolf 8TB, Seagate SkyHawk 8TB, vCloudPoint V1, vCloudPoint S100, NComputing L300, NComputing L350, NComputing RX300 Đặt hàng: Phone/Zalo 0814 247 247 - Gửi Yêu Cầu Đặt Hàng

Trong mấy bài chia sẻ về NAS trước đây của mình, thấy có một số anh em phản hồi là cài đặt NAS khó và phức tạp với mang việc vào thân. Mình không rõ có phải là anh em đề cập đến NAS của nhiều năm trước không, chứ thực tế ở thời điểm hiện tại, mình thấy tự setup NAS để sử dụng rất dễ dàng và đơn giản, gần như plug-and-play trong đại đa số trường hợp

Trong bài viết này, mình chia sẻ với anh em quá trình mình setup một chiếc ổ cứng mạng mới, vì mình cũng vừa mới có dịp lên đời nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng nên cũng phải ngồi setup.

Bài viết này nằm trong chuỗi Tất tần tật về ổ cứng mạng của mình. Vì anh em Tinh Tế rành công nghệ rồi nên mình sẽ chỉ tóm tắt những ý chính, còn bài viết đầy đủ với từng bước nhỏ step-by-step cho những bạn không quá rành công nghệ, mời các bạn xem ở website của mình ha

Ngoài ra, kể từ bài viết này, Ngon Bổ Xẻ sẽ có thêm định dạng mới cho nội dung đó là Video, dành cho những anh em thích xem thích nghe hơn là thích đọc. Mình cũng sẽ cập nhật dần dần video cho các bài viết trước đây nữa, anh em Subcribe kênh ủng hộ mình nha. Mình cũng sẽ cố gắng làm video chỉn chu nhất có thể như các bài viết của mình ha

Mình cũng mới tập tành dựng video vài tuần nay nên có gì cần cải thiện anh em góp ý cho mình với nhá

Setup phần cứng

Đầu tiên anh em sẽ cần setup phần cứng với 4 bước cơ bản

  • Kéo khay đựng ổ cứng ra để gắn ổ cứng và sau đó nhét lại vào NAS
  • Cắm một đầu dây cáp mạng vào NAS, đầu còn lại cắm vào Modem hoặc Router
  • Cắm dây nguồn đi kèm theo thiết bị
  • Bấm nút nguồn để khởi động thiết bị lên

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Cài đặt hệ điều hành DSM

Anh em sẽ cần cài hệ điều hành và tài khoản quản trị viên để có thể sử dụng NAS. Hệ điều hành trên NAS Synology gọi là DiskStation Manager (DSM). Quản trị viên chính là tài khoản admin, có toàn quyền cài đặt và quyết định mọi vấn đề trên NAS

Để bắt đầu cài đặt chiếc Synology NAS, anh em có thể truy cập finds.synology.com. Sau khi chờ một vài giây, thông tin về chiếc NAS của anh em sẽ được hiển thị lên màn hình như Model Number, Mac Address, IP Address và Status. Anh em ấn Connect -> Install và rồi cứ theo hướng dẫn trên màn hình. Mọi thứ diễn ra trên nền web, nhanh, gọn, đơn giản. Quá trình cài đặt chỉ tốn tầm 5-10 phút tuỳ tốc độ mạng của anh em

Lưu ý: Đảm bảo kết nối máy tính đến router/modem mà NAS đang được kết nối. Anh em dùng dây mạng LAN hay WIFI đều được

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational
Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Sau khi cài đặt DSM xong, NAS sẽ khởi động lại và vào màn hình chào mừng để anh em tiếp tục cài đặt quản trị:

  • Tên của thiết bị: Dùng để hiển trị trên mạng nội bộ
  • Tên tài khoản quản trị viên: Dùng để đăng nhập vào tài khoản quản trị
  • Mật khẩu: Nên dùng mật khẩu an toàn để tránh bị đánh cắp (sau nên cài thêm cả OTP nữa)

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Phần này cũng chỉ đơn giản là làm theo hướng dẫn trên màn hình. Trong quá trình cài đặt, anh em có thể đăng nhập luôn Synology Account để sử dụng một số dịch vụ miễn phí đi kèm như QuickConnect hoặc sử dụng DDNS miễn phí do Synology cung cấp để kết nối từ ngoài mạng internet vào NAS với tốc độ cao

Khi đi ra ngoài, mình hay DDNS để kết nối, tốc độ hầu như sẽ đạt luôn max băng thông nhà mạng ở nhà hoặc ở nơi đó tuỳ bên nào băng thông lớn hơn

Giải thích Storage Pools và Volume

Trước khi tiếp tục setup, mình muốn giải thích qua một chút. Storage Pools có thể hiểu đơn giản là bể chứa dữ liệu, có thể được tạo ra từ 1 hoặc nhiều ổ cứng (Driver). Volume sẽ nằm ở trong Storage Pool, sẽ là nơi mà chúng ta cất trữ và làm việc dữ liệu. Bạn có thể tạo nhiều Volume trong một Storage Pool. Hình dung dễ nhất đó là nếu Storage Pool là hộc tủ thì Volume giống như từng ngăn kéo.

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational
Với người dùng cơ bản, nếu nhu cầu chỉ là backup dữ liệu, anh em chỉ cần tạo 1 Storage Pool. Tất nhiên, sau khi tạo Storage Pool, anh em sẽ cần tạo thêm ít nhất 1 Volume để có thể chứa dữ liệu.

Với người dùng nâng cao. Nếu anh em có nhiều ổ cứng với nhiều mục đích sử dụng và tần suất sử dụng khác nhau, tạo nhiều Storage Pools để phân chia công việc và tần suất hoạt động trên cơ sở phần cứng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn Ví dụ, mình có tất cả 4 ổ cứng đánh số từ 1-2-3-4, và có các nhu cầu như: lưu trữ dữ liệu, lưu trữ video an ninh từ camera giám sát, và chạy docker hoặc máy ảo

  • Storage Pool 1: chạy Raid ổ cứng 1 + 2 để lưu dữ liệu
  • Storage Pool 2: Dùng ổ cứng 3 để lưu trữ video từ camera an ninh 24/7
  • Storage Pool 3: Dùng ổ cứng 4 có tốc độ cao như SSD để chạy docker và máy ảo

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Lợi ích của việc chia Storage Pool (SP) riêng biệt:

  • SP1: Ổ cứng 1 và 2 để lưu trữ dữ liệu sẽ chỉ cần hoạt động khi bạn truy xuất dữ liệu, như vậy có thể kéo dài tuổi thọ ổ cứng
  • SP2: Ổ cứng 3 sẽ hoạt động toàn thời gian để liên tục lưu trữ camera, anh em có thể dùng loại ổ cứng chuyên cho giám sát an ninh. Việc hoạt động của ổ cứng 3 được cách li hoàn toàn trên cơ sở phần cứng với dữ liệu của ở ổ cứng 1 và 2. Trong trường hợp ổ cứng 3 gặp trục trặc sớm hơn vì luôn phải làm việc 24/7, dữ liệu của ở ổ cứng 1 và 2 vẫn an toàn
  • SP3: Ổ cứng 4 cần có hiệu năng và tốc độ truy xuất cao khi chạy máy ảo, anh em có thể dùng riêng ổ SDD với tốc độ cao hơn cho nhu cầu đó mà không phải bận tâm đến tốc độ truy xuất của các ổ 1, 2, 3

Cài đặt Storage Pool và Volume

Đầu tiên khi tạo Storage Pool, anh em sẽ cần chọn chế độ RAID (RAID Type). Có một nơi rất trực quan có thể giúp anh em tính toán về chế độ RAID này đó là RAID Calculator. Đây là một trang web mô phỏng giúp chúng ta có thể trực tiếp chọn số lượng và dung lượng ổ cứng cũng như so sánh các chế độ RAID để tìm cho mình một lựa chọn RAID phù hợp.

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational
Trong trường hợp của mình, mình chọn chế độ RAID là SHR. SHR là Synology Hybrid RAID, đây là một giải pháp quản lý RAID tự động để tối ưu hoá về dung lượng và hiệu suất bằng cách tận dụng các ổ cứng linh hoạt hơn các chế độ RAID thông thường, chúng ta có thể dùng các ổ cứng có dung lượng khác để chạy RAID mà không gây lãng phí dung dựng. anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn về SHR tại đây

Trong khi cài đặt Storage Pool, anh em sẽ được yêu cầu cài đặt ít nhất là Volume, có thể chọn từ 10GB cho đến mức tối đa mà Storage Pool đáp ứng. Vì mình chưa có nhu cầu chia nhỏ các Volume khác nhau nên mình chọn mức tối đa

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Và cuối cùng là chọn file system, trên NAS Synology có hai lựa chọn

  • Btrfs: được recommend vì hỗ trợ nhiều tính năng đáng giá như snapshot and replication, chia quota cho từng folder và nâng cao bảo vệ sự vẹn toàn của dữ liệu
  • Ext4: định dạng phổ biến của Linux

Sau khi chọn xong file system, cửa sổ sẽ hiển thị lại toàn bộ lựa chọn để bạn kiểm tra một lần nữa. Nếu không có gì sai sót thì bạn ấn Apply

Như vậy, đến đây là anh em đã hoàn thành việc cài đặt ban đầu cho một chiếc ổ cứng mạng NAS Synology và đã hoàn toàn có thể sử dụng chiếc ổ cứng mạng này để lưu trữ dữ liệu cá nhân rồi

Cài đặt User (tuỳ chọn)

Sau khi cài đặt xong các bước trên, về cơ bản chúng ta đã có thể sử dụng NAS một mình. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng với gia đình hay bạn bè, sẽ cần cài đặt thêm User ở trong Control Panel > User & Group

Ở trong User & Group anh em sẽ đi qua các bước sau để cài đặt User, tốn khoản 2-3 phút của anh em thôi

  • Name và Password: dùng để đăng nhập vào NAS
  • Cấp quyền truy cập share folder: anh em có thể để như mặc định
  • Điều chỉnh mức dung lượng giới hạn cho từng user theo nhu cầu
  • Cấp quyền ứng dụng và dịch vụ mà user có thể truy cập và sử dụng. Bước này thì mình thấy nên tắt hết những thứ user không sử dụng đến
  • Đặt giới hạn tốc độ truy cập cho người dùng. Ở đây có vài lựa chọn: Không giới hạn/ Giới hạn ở mức cố định/ Nâng cao: giới hạn tốc độ theo theo giờ và theo ngày

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational
Tiếp đến, để User có thể sử dụng các ứng dụng như Synology Drive để lưu trữ dữ liệu hay Synology Photos để backup ảnh, chúng ta sẽ phải bật User home service

Anh em vào Control Panel > User & Group > Advanced

Sau đó tick vào ô Enable user home service và chọn vị trí của folder homes ở Volume mà bạn muốn (folder homes là folder mẹ sẽ chứa các folder home của mọi người dùng). Sau đó nhấn Apply.

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational
Sau khi đã cài đặt User và Home Service như vậy thì bạn đã bắt đầu có thể chia sẻ việc sử dụng ổ cứng mạng cùng gia đình và bạn bè rồi.

Giới thiệu thêm về những ứng dụng hay ho có trên NAS Synology

NAS Synology có Package Center như Appstore vậy, trên đó có khá nhiều ứng dụng và sẽ có những ứng dụng sau mà mình nghĩ với người dùng phổ thông, cá nhân và gia đình sẽ thường xuyên sử dụng đó là Drive và Photos

Synology Drive: dùng để lưu trữ dữ liệu và truy cập mọi lúc mọi nơi có internet, như một Cloud cá nhân vậy:

  • Có thể sử dụng trên nền web, ứng dụng PC và ứng dụng điện thoại
  • Trên PC cũng có sync on-demand để tiết kiệm dung lượng
  • Trên điện thoại (như iPhone) cũng tích hợp được Drive vào ứng dụng Files của hệ thống như các Cloud khác
  • Có thể chia sẻ file hay folder cho mọi user trên NAS với nhiều mức độ cấp quyền (xem/sửa/xoá…)
  • Có thể chia sẻ file và folder với Public Link cho bất kì ai ở ngoài mạng internet; có thêm cả cài đặt thời gian hết hạn của link chia sẻ (nếu bạn muốn chỉ chia sẻ trong một khoảng thời gian nhất định) hay mật khẩu để truy cập link

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Synology Photos: dùng để backup ảnh, chức năng cơ bản cũng giống GooglePhotos

  • Backup file gốc vào ổ cứng mạng. Có thể tuỳ chọn folder để backup
  • Quản lý được ảnh và video theo dạng timeline, maps, album lẫn folder
  • Có tính năng Free Up Space để giải phóng bộ nhớ thiết bị sau khi đã backup
  • Nếu dùng trong mạng nội bộ thì tốc độ backup nhanh hơn Google Photos rất nhiều. Ngoài mạng internet thì tuỳ trường hợp cụ thể có thể nhanh hơn, chậm hơn hoặc tương đương
  • Hiện tại chưa có khả năng nhận diện nội dung bên trong hình ảnh, mới chỉ nhận diện khuôn mặt, chúng ta chưa thể tìm kiếm bức ảnh bằng các từ khoá như ‘cái cây’, ‘ngọn núi’ hay ‘con mèo’… Hi vọng sẽ được cải thiện trong tương lai vì mình nghĩ đây chỉ là vấn đề về phần mềm

Và còn rất nhiều ứng dụng khác hay ho nữa ở trên Synology NAS cung cấp cho chúng ta nhiều giải pháp phục vụ nhu cầu sử dụng cá nhân và gia đình có thể kể đến như

  • Backup, bảo toàn, đồng bộ dữ liệu (Hyper Backup, Cloud Sync, Snapshot Replication…)
  • Giải trí đa phương tiện (Audio Station, Video Station, Media Server…)
  • Quản lý và lưu trữ camera an ninh (Surveillance Station)
  • Nâng cao an toàn và đôi khi là tốc độ truy cập mạng (VPN Server)
  • Và cũng có nhiều bên thứ 3 khác tham gia vào kho ứng dụng này để mang thêm các giải pháp cho chúng ta như như Docker, Plex, Wordpress…

Trong loại bài kế tiếp của mình, mình sẽ làm chi tiết hơn về các giải pháp mà những ứng dụng này đem đến cho chúng ta

Hướng dẫn cấu hình nas synology	Informational

Ngoài ra, Synology cũng có một trang web demo DSM online, anh em có thể trải nghiệm ngay trên trình duyệt kể cả khi bạn chưa có NAS, anh em có thể thử tại đây.

Lưu ý: bản demo này nằm ở máy chủ ở nước ngoài nên tốc độ tương tác sẽ hơi chậm khi Việt Nam đang bị đứt cáp internet quốc tế. Khi truy cập DSM trên NAS nằm ở nhà, tốc độ sẽ nhanh hơn và trải nghiệm DSM sẽ mượt hơn

Bài viết xin được kết thúc tại đây. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu thấy bài viết hay, các bạn đừng quên Follow mình trên Tinh Tế cũng như trên trang Facebook của mình để không bỏ sót các bài viết mới, và nếu tiện thì ghé website của mình để xem những bài viết chất lượng cao khác từ Ngon Bổ Xẻ nhé