Hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu suckhoedoisong.vn năm 2024

Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là khi có một hoặc nhiều rối loạn sau: tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol hoặc giảm HDL-cholesterol máu. Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, lòng đỏ trứng), thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá... Vì vậy, người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh tích cực, hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu

Trong điều trị các rối loạn chuyển hóa lipid máu, để giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân theo chỉ số khối cơ thể BMI nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. Một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm cân. Người bệnh cần giảm năng lượng từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300kcal so với khẩu phần trước đó cho tới khi đạt được năng lượng tương ứng với chỉ số BMI.

Giảm lượng chất béo (lipid) theo BMI, chất béo chỉ nên chiếm 15 - 20% tổng năng lượng. Hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó, nên ăn các chất béo không bão hòa.

Đảm bảo lượng protein chiếm khoảng 12 - 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. Tăng lượng đạm (protein) bằng cách ăn thịt ít béo và các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể.

Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ, chiếm khoảng 55 - 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen...

Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim...

Chia thành nhiều bữa nhỏ, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt.

Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu suckhoedoisong.vn năm 2024

Các thực phẩm người bị rối loạn lipid máu nên bổ sung trong chế độ ăn uống.

Nên lựa chọn và hạn chế những thực phẩm nào?

Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi giúp bệnh nhân bị rối loạn lipid máu nhẹ không cần sử dụng thêm thuốc để điều trị bệnh như: ngũ cốc chế biến thô; sữa không béo, không đường; thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da; các loại hạt có dầu; cá; dầu thực vật không bão hòa... Tỏi, hành tây, các loại rau củ quả (đậu tương, dưa chuột, súp-lơ, mướp đắng, cà rốt, các loại nấm, táo, kiwi) cũng rất tốt cho người bị bệnh này.

Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu, nên hạn chế cho bệnh nhân ăn các loại thực phẩm sau: mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, gạch cua, gạch tôm; sữa béo nguyên kem; sữa đặc có đường, sữa có đường; lòng đỏ trứng, bơ, pho mát...; thịt gia cầm chưa bỏ da; Các loại bánh làm từ lòng đỏ trứng và mỡ bão hòa; hạn chế đường, mật; nội tạng động vật như: gan, tim, thận, óc, lá lách, dạ dày...; đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo như phô mai, xúc xích, thịt nguội...; dầu thực vật nhiều chất béo bão hòa; bơ thực vật; các loại đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh bao gồm cả mì ăn liền...; hạn chế ăn tinh bột.

Ngoài ra, người bệnh rối loạn lipid máu còn cần bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh và có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn... Tập luyện tích cực sẽ giúp giảm cân, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Trong trường hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không làm giảm lượng cholesterol máu, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ cholesterol máu theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mỗi người cần chú ý tới việc thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra mỡ máu nếu có nguy cơ cao mắc rối loạn lipid máu để phòng ngừa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Hậu quả trực tiếp của rối loạn chuyển hóa lipid máu là biến chứng mạch máu gây xơ vữa động mạch dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, rối loạn mỡ máu còn liên quan đến nhiều các rối loạn chuyển hóa khác.

Bệnh tim mạch

Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

Cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu. Ngoài ra, thành mạch cũng trở nên xơ cứng, nội mô thô nhám, dễ hình thành cục máu đông. Các nghiên cứu nhận thấy, người có lượng cholesterol trong máu cao có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim) cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường. LDL trong máu cao tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch và dễ gây biến chứng. Ngược lại, HDL trong máu cao thì tỉ lệ xơ vữa động mạch thấp. Nếu làm giảm 1mg/dL LDL thì giảm được 2% tỉ lệ tử vong. Nếu mức HDL tăng 1%, thì sự nguy hiểm của bệnh tim mạch giảm 2 - 3%.

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu suckhoedoisong.vn năm 2024
Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa

Các dấu hiệu cảnh báo biến cố tim mạch:

- Đau thắt ngực hoặc cảm giác khó chịu vùng ngực: cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức hoặc đau... kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức và giảm khi nghỉ.

- Cảm giác khó chịu ở những vị trí khác: có thể đau hoặc tức lan ra 1 hay 2 bên cánh tay, hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm, thậm chí ở vùng dạ dày.

- Khó thở: có thể kèm hoặc không kèm với tức ngực.

- Các dấu hiệu khác: vã mồ hôi, buồn nôn hay đau đầu...

- Một số trường hợp đau không điển hình hoặc không đau: có thể gặp như mệt lả, khó thở, buồn nôn, nôn, đau lan ra sau lưng hay lên hàm...

Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa.

Cao huyết áp

Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như: tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến cao huyết áp.

Bên cạnh đó, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cao huyết áp. Bản thân cao huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL dư thừa trong máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa. Cao huyết áp dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt gây mù lòa, tai biến mạch máu não...

Đột quỵ

Rối loạn chuyển hóa lipid máu, đặc biệt ở người tăng cholesterol, khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Rối loạn mỡ máu cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu não. Thống kê cho thấy, khoảng 93% bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là khi có sự tích lũy của chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, mặc dù nó trực tiếp gây suy giảm chức năng gan và làm xơ gan. Người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu ở vùng thượng vị và hạ sườn phải. Tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có biểu hiện vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to.

Tỉ lệ bệnh nhân gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng trên thế giới và cả Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy:

- 10 - 24% dân số bị gan nhiễm mỡ (nam nhiều hơn nữ).

- 40 là độ tuổi phổ biến mắc gan nhiễm mỡ.

- 50% bệnh nhân rối loạn mỡ máu phát hiện có gan nhiễm mỡ.

- 25% bệnh nhân gan nhiễm mỡ kèm viêm gan có thể dẫn đến xơ gan và tử vong.

Sỏi mật

Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da...

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu suckhoedoisong.vn năm 2024

Đái tháo đường

Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường; đồng thời bệnh đái tháo đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.

Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa

Thống kê cho thấy, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn mỡ máu. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của việc rối loạn mỡ máu. Chính vì vậy, rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân đái tháo đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho biến chứng của bệnh đái tháo đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là biến chứng về tim mạch.

Béo phì

Bệnh béo phì làm tăng nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu.

Khoảng 90% số bệnh nhân béo phì, béo bụng gặp rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng hình thành và phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Do đó, việc phát hiện sớm rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân béo phì có thể giúp điều trị và dự phòng sớm những hậu quả do béo phì gây ra.

ĐIềU TRị BệNH MÁU NHIễM Mỡ RA SAO? Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: tăng cường vận động, ăn giảm béo, hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, khuyến khích ăn cá nước ngọt…

Dùng thuốc: có thể dùng một trong những statin (nên bắt đầu từ liều thấp). Lưu ý rằng liều này vẫn có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 - 6 tuần điều trị

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận hay mắc bệnh gan mật mạn tính cần được phối hợp điều trị bệnh nguyên nhân và điều trị rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần được điều trị bằng hóc môn giáp trạng. Giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu khi yếu tố bệnh sinh được giải quyết.