Fdi đóng góp cho ngân sách địa phương bao nhiêu năm 2024

Hai phần ba, thậm chí ba phần tư nguồn thu của nhiều địa phương đến từ doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Theo tờ trình gửi Chính phủ về đề án chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài 2021-2030 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp không nhỏ với kinh tế Việt Nam 30 năm qua. Tỷ trọng nguồn vốn này tăng từ 15% năm 2005 lên 23,4% giai đoạn 2016-2019.

Với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng khu vực FDI tăng gần 10 lần trong 30 năm, từ 2,1% năm 1989 lên 20% vào 2019. Dòng vốn FDI cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông, điện tử, công nghệ thông tin, chế biến dầu khí...

Riêng về cơ cấu thu nộp ngân sách, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 26% tổng thu ngân sách. Riêng giai đoạn 2011-2019 khu vực FDI chiếm bình quân 28% tổng thu ngân sách Nhà nước. Song tại nhiều địa phương, doanh nghiệp vốn FDI chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách. Chẳng hạn, với Vĩnh Phúc là 93,5%; Bắc Ninh là 72%, Đồng Nai 63%, Bắc Giang 60% và Bình Dương 52%... Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tạo khoảng 10 triệu lao động năm 2019.

Fdi đóng góp cho ngân sách địa phương bao nhiêu năm 2024

Công nhân làm việc trong một nhà máy của Daikin ở Hưng Yên tháng 12/2019.Ảnh: Viễn Thông.

Nhưng Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định, khu vực vốn nước ngoài chưa tạo hiệu ứng lan toả, mức độ liên kết với khu vực trong nước hạn chế. Chuỗi cung ứng trong nước chưa phát triển. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài tập trung vào công đoạn gia công, lắp ráp.

Tỷ lệ nội địa hoá một số ngành công nghiệp dưới trung bình. Chẳng hạn, kết quả khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ nội địa hoá các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam năm 2017 là 33,2%, năm 2018 và 2019 là 36,3%.

Tỷ trọng dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao ít, nhiều doanh nghiệp có công nghệ thấp, trung bình. Chỉ 5% doanh nghiệp có công nghệ cao, số có công nghệ trung bình là 80% và 14% sử dụng công nghệ thấp.

Cơ quan ngành kế hoạch cũng đề cập việc một số địa phương nảy sinh hiện tượng đầu tư chui, núp bóng đầu tư nước ngoài với 5 hình thức.

Một là thông qua cá nhân Việt Nam lập doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản, phía nước ngoài góp 49% điều lệ. Hai là thông qua cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc dùng các pháp nhân nước khác để đầu tư các lô đất, vị trí liên quan tới quốc phòng an ninh có thời hạn sử dụng lâu dài, sau đó mua lại cổ phần vốn góp của phía Việt Nam.

Hình thức thứ ba là cho cá nhân Việt Nam vay tiền để thành lập doanh nghiệp, mọi quyết định đều phải thông qua bên cho vay. Hoặc cách khác là kết hôn với người Việt Nam, lập doanh nghiệp do vợ hoặc chồng người Việt Nam, nhưng thực chất hoạt động do người nước ngoài đảm trách. Cách cuối cùng là người nước ngoài tới Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch, đứng sau lưng người Việt để thuê mặt bằng nhà xưởng, thu mua nông sản.

Trước xu hướng mới, sự chuyển dịch đầu tư, chuỗi sản xuất toàn cầu do tác động của Covid-19, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhấn mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài tới đây sẽ theo "chiến lược động", tức là phát huy, cải thiện lợi thế cạnh tranh chứ không chỉ dựa vào những lợi thế tĩnh về tài nguyên, nhân công giá rẻ... như giai đoạn trước.

29 trên 51 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Bình Định kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận âm trong năm 2022, song đây là khu vực đang có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.

.jpg)

Tính đến tháng 3/2023, Khu kinh tế Nhơn Hội có 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 639 triệu USD.

Theo báo cáo tài chính (bản cứng đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập) từ Sở Tài chính và dữ liệu báo cáo tài chính kết xuất từ Cục Thuế cung cấp, trong năm 2022, tỉnh Bình Định có 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Về quốc gia, Nhật Bản đứng đầu với 13 doanh nghiệp, tiếp sau là Trung Quốc (10 doanh nghiệp); về lĩnh vực, chiếm số lượng nhiều nhất là sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất trang phục (đều có 8 doanh nghiệp).

Qua phân tích tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2022, UBND tỉnh Bình Định đánh giá “nhìn chung các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh có tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao so với năm 2021 vì chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới”.

Về lợi nhuận, tổng giá trị lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp FDI là 286,706 tỷ đồng, tăng hơn 52 tỷ đồng so với năm 2021 (tăng 22,63%); tổng số doanh nghiệp có lãi trước thuế năm 2022 là 21 doanh nghiệp với giá trị lãi là hơn 661 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 29 doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, không mang lại hiệu quả (lợi nhuận âm), giảm 2 doanh nghiệp so với năm 2021 với tổng với giá trị lỗ trước thuế là hơn 375 tỷ đồng.

Hầu hết các lĩnh vực đều có doanh nghiệp bị lỗ nhưng tập trung nhiều ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất trang phục (đều có 3 doanh nghiệp)

Tiếp đến là chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; dịch vụ lưu trú; hoạt động kinh doanh bất động sản (đều có 2 doanh nghiệp).

Về doanh thu, doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng doanh thu cao nhất là Công ty TNHH Sinh Hóa Minh Dương Việt Nam (sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột) khi tăng gấp 2,6 lần so với năm 2021, đạt giá trị 1.521,475 tỷ đồng.

Dù vậy, 14 doanh nghiệp FDI có doanh thu giảm so với năm 2021, giảm mạnh nhất là các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản (giảm hơn 144 tỷ đồng), bán buôn (giảm hơn 38 tỷ đồng). Công ty cổ phần Việt – Úc Bình Định (nuôi trồng thuỷ sản biển) là doanh nghiệp có mức độ giảm mạnh nhất hơn 144 tỷ đồng, giảm 39,55%.

Tuy tình hình hoạt động khó khăn, UBND tỉnh Bình Định cho biết, nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, giúp bổ sung nguồn vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách cùng nhiều lợi ích khác.

Điều này thể hiện khi trong năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (không bao gồm dầu thô) của khu vực doanh nghiệp FDI ở tỉnh Bình Định là 376.596 nghìn USD; trong đó xuất khẩu là 190.464 nghìn USD, nhập khẩu là 186.132 nghìn USD.

Ngoài ra, trong năm 2022, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngân sách địa phương là hơn 124 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Định có 18 doanh nghiệp có số đã nộp ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp nộp ngân sách trên 10 tỷ đồng như Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam 23,868 tỷ đồng; Công ty TNHH ANT (MV) 19,746 tỷ đồng; Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam 17,803 tỷ đồng và Công ty cổ phần Năng lượng và Công nghệ cao TTP Bình Định 11,404 tỷ đồng…

UBND tỉnh Bình Định cũng đề cập, các doanh nghiệp FDI không những đóng góp về kinh tế mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống người lao động trên địa bàn tỉnh với tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp này trong năm 2022 là 11.549 người.