Đánh giá tiền lương tối thiểu đối với cbcc

Có hiệu lực từ ngày 01/7/2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng thêm bình quân 6% so với quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Khi lương tối thiểu vùng mới được chính thức áp dụng, người lao động sẽ đón nhận rất nhiều lợi ích đi kèm như: tăng lương tháng với người đang nhận lương tối thiểu, tăng tiền lương ngừng việc, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa,…

.jpg)

Mức lương tối thiểu vùng mới chính thức được áp dụng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động

Từ ngày 01/7, mức lương tối thiểu vùng chính thức tăng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định số 38/2022/NĐ-CP, gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Chia sẻ về vấn đề mức lương hiện nay của đội ngũ cán bộ, công chức, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội cho biết, hiện nay, mức lương cơ sở để tính tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng, được áp dụng kể từ ngày 01/7/2019 theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đại biểu, với mức lương cơ sở như vậy, tiền lương của 1 công chức tốt nghiệp đại học được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên bậc 1 có hệ số lương là 2,34 chỉ bằng 3.486.600 đồng/tháng, chưa tính đến các khoản phải đóng góp. Nếu giữ hệ thống thang bậc lương như hiện nay, lương của Chuyên viên cao cấp bậc 1 cũng chỉ 9.238.000 đồng một tháng. Đại biểu cho rằng mức lương hiện nay của đội ngũ cán bộ, công chức là rất thấp, chính sách tiền lương chưa tạo được động lực làm việc, cống hiến của công chức, viên chức, những người đang có nguồn thu nhập chính là tiền lương, khiến họ bị giảm động lực làm việc.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng cho biết, theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thì phấn đấu đến năm 2020, lương tối thiểu sẽ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và đến năm 2030 công chức sẽ sống được bằng lương. Tuy nhiên, đến nay, chúng ta vẫn chưa bảo đảm tiến độ thực hiện như đã đề ra.

.jpg)

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội

Bàn về vấn đề trả lương cho cán bộ, công chức đảm bảo phù hợp với bối cảnh hiện nay, tránh tình trạng cào bằng, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, kiến nghị trả lương theo vị trí thông qua việc xây dựng hệ thống chức danh công việc hợp lý và so sánh với mức tiền công trên thị trường. Bên cạnh đó, có thể áp dụng hình thức trả lương theo cá nhân, theo đó cần xác định các yêu cầu về trình độ và khả năng của người lao động đối với từng vị trí công việc để trả lương tương ứng; xác định và áp dụng các mức lương cao đối với các kỹ năng và tay nghề có nhu cầu cao trên thị trường. Ngoài ra, có thể áp dụng hình thức trả lương cho kết quả hoàn thành công việc để cải thiện tiền lương, đảm bảo mức sống cho cán bộ, công chức cũng như nâng tạo động lực trong công việc, nâng cao hiệu quả, cần nghiên cứu hệ thống bảng lương trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, khi đã bảo đảm được cuộc sống cho công chức, họ sẽ toàn tâm, toàn ý cho công việc, không có nhu cầu phải tham nhũng, tiêu cực. Ngược lại, với cơ chế tiền lương phù hợp, sẽ thu hút được người có năng lực vào bộ máy Nhà nước, từ đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, với mức thu nhập thấp, khu vực công đã kém hấp dẫn hơn khu vực tư, trên thực tế đã có nhiều công chức bỏ việc Nhà nước ra làm cho khu vực tư, với mong muốn cải thiện thu nhập, đây là vấn đề rất đáng lưu tâm và cần sớm có phương hướng giải quyết.

Các mục tiêu, lộ trình về cải cách tiền lương đã được xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ban hành năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là dịch Covid-19 nên Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII đã chỉ đạo lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp. Dù vậy, trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, cử tri đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội và sự gia tăng giá cả. Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cho biết, đối với người lao động, sau 2 năm không tăng lương tối thiểu, Chính phủ đã điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% từ 01/7/2022. Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo tiền lương cơ sở thì từ 01/7/2019 trở về trước, năm nào lương cơ sở cũng tăng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020 đến nay, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức cũng không tăng từ thời điểm 01/7/2019. Quốc hội cũng đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2022 theo nội dung tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Như vậy, kể từ ngày 1-7-2019 đến nay, lương cơ sở của công chức không tăng. Với mức trượt giá từ năm 2019 đến nay, thực tế thu nhập của những đối tượng này lại giảm đi. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm nâng lương cơ sở từ 01/1/2023. Chúng ta đã sử dụng nhiều vốn ODA để đầu tư phát triển hạ tầng thì cũng cần tính đến phương án dùng nguồn vốn này để đầu tư cho nguồn nhân lực bằng việc tăng lương cho công chức.

Cùng chia sẻ quan điểm vầ vấn đề này, TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội nhấn mạnh, việc tăng lương tối thiểu vào thời điểm này thay vì 01/01/2023 thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ. Cốt lõi của việc tăng lương là tạo thu nhập cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất một cách bền vững, vì vậy mà việc tăng lương cũng làm tăng niềm tin, tạo cơ hội cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, mà cụ thể là Hội đồng Tiền lương quốc gia trong việc thuyết phục các bên đại diện doanh nghiệp và đại diện người lao động đồng tình, thống nhất mức tăng 6%. Đại biểu cho rằng việc Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất được mức và thời gian thực hiện việc điều chỉnh lương ngay trong phiên đàm phán lần thứ hai là điều rất đáng vui mừng, qua đó thể hiện các bên đều rất quan tâm đến người lao động và thể hiện tinh thần quyết tâm khôi phục cũng như phát triển thị trường lao động của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng mức tăng lương tối thiểu vùng 6% tương đối phù hợp với khả năng đầu tư của từng loại hình doanh nghiệp, vừa để bù trượt giá, vừa để bảo đảm mức sống cơ bản cho người lao động. Quan trọng hơn là thu hút người lao động trở lại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất để tiếp tục làm việc sau thời gian phải trở về quê tránh dịch.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng nêu rõ, các doanh nghiệp muốn giữ chân người lao động, vấn đề quan trọng nhất là thu nhập và tiền lương. Vì vậy, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng lên hợp lý là có “lợi ích kép”, có lợi cho người lao động và cũng có lợi cho doanh nghiệp trong việc tạo động lực cho người lao động tăng năng suất, gắn bó với doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu năm 2023 là bao nhiêu?

Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng từ 1/7/2022 đến hết ngày 30/12/2023 theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu tiền?

Bảng lương A1.

Lương cơ bản năm 2024 là bao nhiêu?

Như vậy, năm 2024 thì mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật là 1.8 triệu đồng/tháng.

Hệ số lương 10 là bao nhiêu tiền?

Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023. - Mức 7: hệ số 1.0 thì mức phụ cấp khu vực sẽ là 720.000 đồng..