Đánh giá chức năng thận khi cắt thận năm 2024

Mổ cắt thận là một phẫu thuật lớn trong chuyên ngành tiết niệu, được chỉ định trong các trường hợp: ung thư thế bào thận (RCC), ung thư tế bào chuyển tiếp đường tiết niệu trên (TCC), thận mất chức năng, chấn thương thận, lấy thận ghép… có thể được thực hiện theo 2 cách: mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi, cắt thận tận gốc hoặc cắt bán phần thận, tùy vào đặc điểm của bệnh và tình trạng của bệnh nhân. Để đảm bảo sức khỏe, và yên tâm khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên tìm hiểu về sự chuẩn bị, cách thức thực hiện, chăm sóc, theo dõi trước và sau mổ…

Mổ cắt thận là gì?

Mổ cắt thận là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ quả thận do những nguyên nhân như: ung thư thế bào thận (RCC), ung thư tế bào chuyển tiếp đường tiết niệu trên (TCC), thận mất chức năng, chấn thương thận, lấy thận ghép… (1)

Đây là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho các trường hợp thận bị tổn thương không thể phục hồi và để lại hậu ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Phẫu thuật cắt thận có thể được thực hiện theo một trong hai cách là mổ mở hoặc mổ nội soi. Phần lớn các ca phẫu thuật hiện nay là mổ nội soi, chỉ 2-3% cần phải thực hiện mổ mở.

Thời gian nằm viện của người bệnh dài hay ngắn tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng, tốc độ phục hồi, các biến chứng sau mổ… Trung bình một người mổ cắt bỏ thận sẽ mất từ 3-7 ngày nằm viện để được bác sĩ theo dõi.

Phân loại

Các chuyên gia của Trung tâm Tiết niệu thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết có hai hình thức mổ cắt thận, tùy vào đặc tính của bệnh bao gồm:

Cắt bỏ một phần thận

Phẫu thuật cắt bỏ một phần thận (nephron-sparing) được chỉ định nhằm loại bỏ khối u thận (RCC) và giữ lại các mô thận khỏe mạnh, phương pháp này thường được chỉ định với khối u nhỏ, giai đoạn sớm (giai đoạn T1a: kích thước khối u nhỏ hơn 4cm). Đây được xem là một lựa chọn tối ưu để bảo tồn chức năng thận cho người bệnh.

Cắt bỏ hoàn toàn thận

Cắt bỏ thận hoàn toàn hay là phẫu thuật cắt bỏ thận tận gốc, có thể kèm theo một số cấu trúc lân cận bao gồm niệu quản, tuyến thượng thận, mỡ quanh thận hoặc các hạch bạch huyết. Trường hợp này thường áp dụng cho người mắc các bệnh lý nguy hiểm ở thận như ung thư tế bào thận, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp đường tiết niệu trên, thận mất chức năng…

Ca phẫu thuật được thực hiện như thế nào?

Một ca phẫu thuật thận thường kéo dài từ 2-3 giờ, nhưng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ phức tạp của tổn thương… (2)

Mổ mở

Thường được chỉ định cho bướu thận lớn hoặc trên nền vết mổ cũ… Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, đặt thông tiểu lưu, người bệnh được đặt theo tư thế nằm nghiêng 90 độ, hoặc nằm ngửa, tùy thuộc vào đặc điểm của tổn thương. Bác sĩ tiến hành rạch một đường có chiều dài từ 15-20cm để tiếp cận với thận, bóc tách tìm cuống thận (động mạch, tĩnh mạch và niệu quản), khống chế và kẹp cắt cuống thận, động mạch được cắt trước tĩnh mạch để tránh cho thận khỏi bị ứ máu. Quả thận chứa bướu, các hạch, các mô được lấy ra đem đi làm giải phẫu bệnh. Đặt dẫn lưu hố thận, đóng lại thành bụng.

Mổ nội soi

Mổ nội soi cắt bỏ thận là một trong những bước tiến đáng kể của nền y học hiện đại. Khi được phẫu thuật bằng kỹ thuật này, người bệnh chỉ phải chịu 3- 4 vết mổ rất nhỏ từ 0,5 – 1cm và một đường mổ nhỏ để lấy bệnh phẩm ra, nên ít mất máu, phục hồi nhanh, ít đau và dễ chăm sóc. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật vào cơ thể người bệnh thông qua các trocar theo đường xuyên phúc mạc (nội soi ổ bụng) hoặc sau phúc mạc (nội soi hông lưng) để tiếp cận cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận. Phần mô sau khi cắt bỏ sẽ được cho vào trong một túi và lấy ra ngoài qua vết mổ nhỏ. Đặt dẫn lưu hố thận và khâu đóng các lỗ trocar.

Đánh giá chức năng thận khi cắt thận năm 2024

Hiện nay, tại Trung tâm Tiết niệu thận học còn có hệ thống phẫu thuật nội soi công nghệ 3D và 4K với khả năng dựng lại không gian 3 chiều, giúp bác sĩ tiếp cận với vùng thận bị tổn thương một cách hiệu quả, cắt bỏ chính xác thận hoặc một phần thận, giảm tổn thương các mô xung quanh, tránh biến chứng và rút ngắn thời gian phẫu thuật.

Nhờ triển khai thành công kỹ thuật này, Trung tâm Tiết niệu thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, trở thành một trong số ít các bệnh viện trong nước có thể thực hiện các phẫu thuật đặc biệt phức tạp như mổ nội soi cắt u thận.

Mổ nội soi bằng robot

Ngoài ra, tại một số bệnh viện còn có kỹ thuật mổ cắt thận có sự hỗ trợ của robot. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng hệ thống máy tính để điều khiển các cánh tay robot thực hiện các thao tác cắt, đốt qua hệ thống camera có khả năng truyền hình ảnh 3 chiều rõ nét, chính xác.

Chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt thận khi nào?

Phẫu thuật mổ cắt thận là một trong những phẫu thuật lớn, phức tạp và cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các chuyên gia tiết niệu thận học. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật khi:

Điều trị ung thư thận

Khi có một khối u ác tính xuất hiện trong thận hay còn gọi là ung thư thận, phương pháp điều trị thông thường cho trường hợp này là cắt bỏ toàn bộ thận (với khối u lớn) hoặc chỉ cắt u bảo tồn mô thận lành còn gọi là cắt thận bán phần (với khối u nhỏ hơn 4cm, còn khu trú trong vỏ bao thận). Đôi khi, người bệnh cần phải được cắt bỏ cả tuyến thượng thận cùng một lúc để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển.

Trước khi quyết định cắt bỏ thận, bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố: Khối u có di căn hay chưa, số lượng khối u, kích thước u, mức độ ảnh hưởng đến thận, chức năng của quả thận còn lại, các bệnh khác có ảnh hưởng đến thận…

Thận mất chức năng

Khi quả thận bị mất chức năng, không còn thực hiện được vai trò của mình, thậm chí là gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương án cắt bỏ thận trong trường hợp: Thận không hoạt động và kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn, nếu không cắt bỏ có thể là nguồn lây nhiễm hoặc gây đau đớn.

Đánh giá chức năng thận khi cắt thận năm 2024

Điều trị các tình trạng khác

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận để loại bỏ các mô thận bị tổn thương nghiêm trọng do chấn thương, hoặc để điều trị sỏi thận phức tạp.

Phẫu thuật cắt thận cũng áp dụng với trường hợp cho thận ghép, được thực hiện trên người cho có trái thận lành lặn.

Rủi ro, biến chứng có thể gặp phải

Bất kỳ phẫu thuật nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều tiềm ẩn những rủi ro nguy cơ có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Những rủi ro này nhìn chung là hiếm gặp. Nếu không thực hiện phẫu thuật nguy cơ cho sức khỏe có thể còn lớn hơn. ()

Theo các chuyên gia tiết niệu, khi mổ thận người bệnh có thể đối diện với một số nguy cơ như sau:

Nguy cơ không thường gặp

Nhiễm khuẩn có thể xảy ra sau phẫu thuật. Lúc này, người bệnh cần được điều trị thêm. Do đó, sau khi mổ nếu vết thương của bạn bị sưng tấy, đỏ và đau nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Nguy cơ hiếm gặp

  • Tình trạng chảy máu nhiều có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Người bệnh cần được truyền máu hoặc chuyển mổ mở nếu không thể xử lý bằng kỹ thuật nội soi.
  • Người bệnh cũng có thể bị thủng màng phổi trong quá trình phẫu thuật, nhưng việc này có thể sửa chữa được mà không cần phải thực hiện thêm bất kỳ vết mổ nào khác..

Nguy cơ rất hiếm

  • Tổn thương các cơ quan hoặc mạch máu xung quanh có thể khiến bác sĩ phẫu thuật phải chuyển sang mổ mở.
  • Các biến cố gây mê hoặc các biến chứng về tim mạch có thể xảy ra cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Các biến chứng như vậy có thể bao gồm viêm phổi, đột quỵ, tắc mạch do cục máu đông hoặc nhồi máu cơ tim.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, tránh nguy cơ gặp biến chứng, người bệnh cần được chuẩn bị cẩn thận cho ca mổ. Theo đó, trước khi người bệnh ký vào giấy cam kết đồng ý phẫu thuật, bác sĩ tiết niệu sẽ trao đổi về những rủi ro có thể gặp phải.

Ngoài việc cung cấp thông tin chi tiết về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng, người bệnh cần tìm hiểu một số vấn đề như:

  • Tôi sẽ cần cắt bỏ một phần hay toàn bộ thận?
  • Khả năng tôi cần cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận là bao nhiêu?
  • Tôi có được can thiệp bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật nội soi, robot hoặc phương pháp khác)?
  • Nếu phẫu thuật để điều trị ung thư, tôi cần áp dụng thêm những phương pháp điều trị liên quan nào khác (xạ trị, hóa trị)?

Thời gian hồi phục là bao lâu?

Trên thực tế, không có con số cụ thể cho thời gian hồi phục sau mổ cắt thận. Tùy theo giai đoạn của bệnh, phương pháp phẫu thuật, thể trạng người bệnh, các bệnh kèm theo, các biến chứng, biện pháp chăm sóc mà thời gian có thể khác nhau. Người bệnh có thể trở lại với các hoạt động thường nhật khi cảm thấy phù hợp, tùy thuộc vào tính chất công việc. Hầu hết người bệnh có thể hồi phục từ đủ 3-4 tuần sau khi phẫu thuật nội soi và sau 8-10 tuần với mổ mở.

Sau khi mổ cắt bỏ thận, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về lịch tái khám, những điều cần chú ý… Nếu cảm thấy chưa hiểu rõ, người bệnh nên mạnh dạn trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên điều dưỡng đang chăm sóc trực tiếp.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh mang vác nặng hoặc lái xe trong 2-4 tuần sau khi phẫu thuật, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ một quãng đường ngắn, bổ sung trái cây tươi và rau quả để giữ cho đường ruột hoạt động tốt.

Theo dõi chức năng của thận sau phẫu thuật

Nói đến phương pháp mổ cắt thận, nhiều người cảm thấy rất lo lắng. Nhưng các chuyên gia tiết niệu thận học cho rằng, hầu hết chúng ta vẫn có thể sống khỏe mạnh chỉ với một quả thận hoặc kèm với một phần của quả thận thứ hai.

Đánh giá chức năng thận khi cắt thận năm 2024

Tuy nhiên, lời khuyên là người bệnh nên kiểm tra sức khỏe để theo dõi các yếu tố sau đây để đảm bảo chức năng thận:

  • Huyết áp: Việc theo dõi huyết áp cẩn thận rất quan trọng, vì chức năng thận giảm có thể làm tăng huyết áp. Huyết áp cao cũng có thể làm hỏng thận.
  • Protein niệu: Nồng độ protein trong nước tiểu cao cho thấy thận bị tổn thương và chức năng thận kém.
  • Tốc độ lọc cầu thận (GFR): Đây là thước đo mức độ hiệu quả của thận khi lọc chất thải. Xét nghiệm này thường được thực hiện kèm với xét nghiệm máu để đo mức độ thanh thải (Creatinin). Tốc độ lọc giảm cho thấy chức năng thận giảm.

Chăm sóc quả thận còn lại của bạn

Sau khi cắt toàn bộ thận hoặc một phần thận, chức năng thận tổng thể vẫn có thể bình thường do quả thận còn lại tăng hoạt động để bù trừ.

Xem thêm: Còn một quả thận có sống được không? Sống được bao lâu?

Để duy trì chức năng của quả thận bình thường còn lại, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhạt, chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc…
  • Bổ sung sữa ít béo, ít đường, hạn chế cà phê, trà sữa…
  • Vận động điều độ tùy theo tình trạng sức khỏe
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của thận
  • Thận trọng khi dùng các loại thuốc, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Giám đốc Trung tâm – Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Phó giám đốc – Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Tiết niệu – TS.BS Nguyễn Hoàng Đức… là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu…

Để đặt lịch khám và mổ cắt thận với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
  • Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
  • Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Mổ cắt thận là một trong những phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi cao ở tay nghề của đội ngũ y bác sĩ và hệ thống trang thiết bị máy móc. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín với các chuyên gia hàng đầu về tiết niệu để được tư vấn và thực hiện phẫu thuật một cách an toàn, hiệu quả, tránh biến chứng và nguy cơ tái phát.